Áp xe răng | Bệnh lý nha khoa nguy hiểm bận không nên chủ quan
Banner giảm béo

Áp xe răng

Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng do biến chứng của một số bệnh lý về răng như sâu răng, viêm lợi trùm, viêm nướu răng, viêm chân răng… Tình trạng áp xe răng là do mủ tích tụ lại thành các túi mủ gây sưng, viêm, đau nhức, thậm chí gây hôi miệng. Tình trạng này có thể gây các biến chứng nguy hiểm hơn như mất răng, nhiễm trùng xương hàm. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây ung thư xương hàm. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ hơn áp xe răng và cách điều trị đúng cách để tránh những hậu họa khó lường.

Áp xe răng và cách điều trị

Áp xe răng là gì?

Áp xe răng là tình trạng xung quanh răng xuất hiện những khối mủ do các vi khuẩn từ các vết viêm nhiễm, tuỷ răng hoại tử tạo nên.

  • Áp xe ổ răng là gì?

Áp xe xương ổ răng là tình trạng mô cứng xương ổ răng bị xâm nhập, phá huỷ bởi các vi khuẩn có hại, gây viêm nhiễm, mưng mủ ở ổ xương răng sau chấn thương.

  • Áp xe quanh chân răng là gì?

Áp xe quanh chân răng là 1 dạng bệnh của áp xe răng. Đây là hệ quả của việc viêm tuỷ chân răng không được điều trị dứt điểm, kịp thời. Dấu hiệu thường thấy của áp xe quanh chân răng là răng bị đau, kèm theo vết sưng mủ ngay phía dưới chân răng.

Áp xe chân răng do tuỷ răng bị viêm không được chữa trị dứt điểm gây ra

Nguyên nhân khiến bạn bị áp xe răng

Nguyên nhân chính khiến bạn bị áp xe răng thường là do sự biến chứng của tình trạng viêm quanh chóp răng. Khi mô tuỷ răng bị hoại tử, khiến vết mủ có chứa các vi khuẩn gây hại được dịp xâm lấn, phá huỷ mô mềm xung quanh răng. Mô tuỷ răng thường bị hoại tử bởi các lý do sau:

– Miếng trám răng bị hở, chất lượng răng bọc sứ kém

– Không điều trị dứt điểm sâu răng từ trước

– Quy trình lấy tuỷ chết không được thực hiện đầy đủ, chính xác, hiệu quả

– Chấn thương khớp cắn sau khi sử dụng phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ kém chất lượng

Nguyên nhân chính gây ra áp xe răng thường là do chết tuỷ răng mà không được điều trị dứt điểm

Bị áp xe răng có nguy hiểm không?

Áp xe răng nếu không được điều trị đúng cách, chính xác, kịp thời và triệt để xe gây ra những hậu quả nghiêm trọng, gây nguy hiểm tới tính mạng như:

 – Nhiễm trùng xương hàm, gây tiêu xương, biến dạng mặt.

– Nhiễm trùng mô mềm cục bộ từ vùng mặt, xoang miệng và cổ. Lâu dần dẫn đết viêm mô tế bào, gây phù nề, tắc nghẽn đường hô hấp, đe doạ trực tiếp tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

– Khi áp xe răng tấn công, phá huỷ mô mềm sẽ rất dễ dàng xâm nhập vào các mạch máu gây nhiễm trùng máu. Người bệnh lúc này rất dễ bị các bệnh như tiểu đường, tim mạch…

Áp xe răng có thể biến chứng gây ra nhiễm trùng máu, nhiễm trùng đường hô hấp vô cùng nguy hiểm

Áp xe răng và cách điều trị

Tuỳ theo tình trạng áp xe răng của bạn mà các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị cụ thể như sau:

  • Điều trị tuỷ răng

Trong trường hợp áp xe răng mới chớm xâm lấn, sưng mủ, các bác sĩ sẽ thực hiện điều trị tuỷ răng, loại bỏ hoàn toàn phần tuỷ bị chết. Sau đó, rạch nạo mủ ở vết viêm quanh chóp răng. Cuối cùng thực hiện làm sạch, bịt kín ống tuỷ và trám kín thân răng để tiêu diệt tận gốc áp xe răng.

Ở giai đoạn mới chớm, áp xe răng sẽ được điều trị bằng việc nạo bỏ hoàn toàn tuỷ răng chết

  • Nhổ răng

Nếu răng bạn đã rơi vào tình trạng chết tuỷ hoàn toàn, các bác sĩ sẽ buộc phải tiến hành tiểu phẫu nhổ bỏ răng để tránh tình trạng lây lan sang các răng khác.

  • Sử dụng thuốc nội khoa

Đối với các trường hợp áp xe cấp, tuỳ theo tình trạng sức khoẻ bệnh nhân, các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn giảm đau, kháng viêm, kháng sinh phù hợp.

Trường hợp áp xe cấp sẽ được điều trị nội khoa bằng thuốc

  • Chỉnh hình khớp cắn

Nếu nguyên nhân gây áp xe răng đến từ việc chấn thương khớp cắn sau chỉnh nha, các bác sĩ sẽ hỗ trợ điều trị và chỉnh hình khớp cắn về đúng vị trí cân xứng để khắc phục tình trạng bệnh này.

  • Phẫu thuật

Khi biến chứng áp xe đã quá nặng, gây tình trạng sốt cao, khó thở… bạn nhất định phải thực hiện cấp cứu để được phẫu thuật, điều trị kịp thời nhất có thể.

Khi biến chứng gây tình trạng khó thở, suy tim sẽ cần cấp cứu phẫu thuật ngay lập tức

Trên đây là những thông tin chi tiết về áp xe răng và cách điều trị. Nếu có bất cứ câu hỏi, thắc mắc nào cần giải đáp thêm về áp xe răng, các bạn có thể gọi ngay tới HOTLINE: 1800.2045 để được các chuyên gia của Nha khoa Quốc tế Nevada tư vấn cụ thể, chi tiết nhất.



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia