Chữa sâu răng cho trẻ 6 tuổi - Mẹ đừng bỏ qua! Nha khoa Quốc tế Nevada
Banner giảm béo

Chữa sâu răng cho trẻ 6 tuổi – Mẹ đừng bỏ qua!

Cập nhật ngày: 19/02/2020

Sâu răng là triệu chứng bệnh lý thường gặp ở trẻ 6 tuổi. Trẻ có thể bị viêm lợi do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc hiểu rõ tình trạng sâu răng sẽ giúp bố mẹ lựa chọn cách chữa sâu răng cho trẻ 6 tuổi đúng cách.

Sâu răng ở trẻ 6 tuổi

Sâu răng ở trẻ 6 tuổi là bệnh lý răng miệng thường gặp do men răng ở độ tuổi này còn khá yếu, rất dễ bị tác động bởi các yếu tố khác nhau. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề sâu răng ở trẻ 6 tuổi.

  • Sâu răng là gì?

Sâu răng là tình trạng bệnh lý mà cấu trúc răng bị phá hoại. Răng của trẻ 6 tuổi chủ yếu là răng sữa nên men răng tương đối yếu, rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ rất dễ bị tổn thương, gây ra sâu răng.

Sâu răng nhẹ là khi răng xuất hiện một số mảng đen, còn khi tình trạng sâu răng trở nên nặng hơn, răng sẽ xuất hiện lỗ hổng kéo theo cảm giác đau nhức, sưng lợi khó chịu.

Chữa sâu răng cho trẻ 6 tuổi

Sâu răng ở trẻ 6 tuổi

  • Nguyên nhân sâu răng ở trẻ 2 tuổi

Nguyên nhân gây sâu răng chủ yếu là do một số loại vi khuẩn tạo ra acid gây ra. Các vi khuẩn này sinh sôi và phát triển trong môi trường có khả năng lên men tinh bột như sucrose, fructose, glucose.

Lý do chính dẫn đến hiện tượng trên có thể kể đến như

+ Răng miệng không được vệ sinh kĩ lưỡng khiến các vụn thức ăn còn sót lại, lâu ngày vi khuẩn sẽ sinh sôi; ăn mòn men răng khiến răng bị sâu.

+ Ăn nhiều đồ ăn chứa đường như bánh kẹo, nước có ga,… tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xuất hiện và phát triển, dễ khiến lợi và chân răng bị tổn thương; lâu ngày sẽ dẫn đến viêm lợi, sâu răng.

+ Uống ít nước: ngoài khả năng lấy đi những vụn thức ăn còn sót lại trên bề mặt răng; uống nước thường uyên còn giúp ngăn ngừa hiện tượng khô miệng; giúp hạn chế môi trường phát triển của vi khuẩn gây sâu răng, hôi miệng.

+ Không ăn hoặc ít ăn rau xanh, củ quả tươi khiến cho cơ thể thiếu hụt vitamin và khoáng chất, sức đề kháng bị ảnh hưởng; từ đó dễ bị vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh về răng miệng. Bên cạnh đó, rau xanh chứ nhiều chất xơ, hoạt động như một công cụ làm sạch răng cực kì hiệu quả.

Chữa sâu răng cho trẻ 6 tuổi

Vệ sinh răng miệng chưa kĩ là nguyên nhân chính gây sâu răng ở trẻ

  • Triệu chứng sâu răng ở trẻ 6 tuổi

Sâu răng ở mức độ nhẹ sẽ có sự xuất hiện các mảng đen khiến cho răng bị xỉn, kém đẹp mắt; hơi thở có mùi hôi  khó chịu.

Khi tình trạng sâu răng trở nên nặng hơn mà không được chữa trị kịp thời, sẽ kéo theo các hiện tượng như vùng răng sâu bị đau nhức, lợi bị viêm sưng nghiêm trọng; tình trạng đau nhức có thể lan sang các răng xung quanh.

Ngoài ra gương mặt bé khi bị sâu răng nghiêm trọng sẽ có dấu hiệu bị lệch, sưng; và bé có thể bị sốt, mệt mỏi gây chán ăn, sút cân tương đối nghiêm trọng.

Cách chữa sâu răng ở trẻ 6 tuổi

Chữa sâu răng cho trẻ 6 tuổi, bố mẹ cần phải xử lý thế nào? Và các cách phòng tránh sâu răng ở trẻ 6 tuổi là gi? hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

  •  Chữa sâu răng cho trẻ tại phòng khám nha khoa

Khi trẻ bị sâu răng, bố mẹ nên đưa bé đến nha sĩ để được thăm khám và điều trị để giải quyết sớm các dấu hiệu sâu răng, tránh bệnh lý trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Không nên tự chữa cho bé tại nhà vì tình trạng răng miệng của trẻ dưới 2 tuổi rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương, nếu không điều trị đúng cách sẽ gây hậu quả khó lường.

+ Nếu bé bị sâu răng nhẹ, nha sĩ có thể tiến hành làm sạch và bôi gel fluoride hay quét lên răng của bé một lớp thuốc để bịt kín chỗ bị sâu.

+ Nếu bé bị sâu răng nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ khử trùng rồi trám chỗ sâu lại. Trong một số trường hợp, răng bị sâu nặng có thể được chỉ định nhổ bỏ để bảo vệ sực khỏe của bé

Chữa sâu răng cho trẻ 6 tuổi

Nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để chữa sâu răng

  • Cách phòng tránh đau răng ở trẻ 6 tuổi

+ Uống nước và làm sạch răng sau ăn với chỉ nha khoa

+ Chải răng 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng cho trẻ em

+ Súc miệng với nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn miệng chuyên dụng

+ Hạn chế đồ ăn vặt, đồ ăn chứa nhiều đường và chất tạo màu

+ Tăng cường ăn rau củ quả để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất

+ Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm bổ sung canxi cho răng chắc khỏe như hải sản, trứng, sữa,…..

+ Định kì đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để được kiểm tra thường xuyên, phòng tránh nguy cơ sâu răng và các bệnh về răng miệng khác.

Chữa sâu răng cho trẻ 6 tuổi

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp ngăn ngừa sâu răng ở trẻ 6 tuổi

Răng miệng của trẻ 6 tuổi rất nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương và có thể để lại hậu quả nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách. Hi vọng, bài viết trên đây đã giúp chúng ta biết được cách chữa sâu răng cho trẻ 6 tuổi cũng như cách bảo vệ hàm răng trẻ luôn chắc khỏe!



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Giải đáp thắc mắc: Răng sâu có niềng răng được không?
Câu hỏi: Chào bác sĩ, em năm nay 17 tuổi và đang tính nghỉ hè ...
Chị Thanh Thủy – Chấm dứt ám ảnh từ những cơn đau do răng sâu nhờ bọc răng sứ
Những cơn đau nhức từ chiếc răng sâu khiến cuộc sống của chị Thanh Thủy ...
Răng sữa bị sâu có nên trám không? Đừng mang lại tuổi thơ dữ dội cho trẻ với ám ảnh răng sâu
Răng sữa bị sâu có nên trám không? Bánh, kẹo, nước ngọt... là những "kẻ ...
Tại sao đánh răng thường xuyên vẫn bị sâu răng?
Câu hỏi: Chào bác sĩ, tôi vừa được đi lấy cao răng ở một phòng ...
Tinh dầu dạ thảo liên lừa đảo? Sự thật hay chỉ là chiêu trò “dìm hàng” đối thủ
Tinh dầu dạ thảo liên lừa đảo [1]? Tin đồn này là đúng hay sai? ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia