Bé bị viêm loét miệng lưỡi | Điều trị nhanh chóng hiệu quả
Banner giảm béo

Bé bị viêm loét miệng lưỡi | Điều trị nhanh chóng hiệu quả

Cập nhật ngày: 14/02/2020

Bé bị viêm loét miệng lưỡi gây ra cảm giác khó chịu, đau buốt cho trẻ. Bé biếng ăn, quấy khóc, sốt cao, chảy dãi … đều do viêm loét miệng lưỡi mà thành. Phải làm sao khi bé bị viêm loét miệng lưỡi? Ba mẹ cần làm gì để phòng tránh các chứng viêm loét miệng lưỡi của trẻ? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cho mình lời giải đáp chính xác nhất nhé.

Nguyên nhân khiến bé bị viêm loét miệng lưỡi

Viêm loét miệng lưỡi, hay gọi chung là nhiệt miệng, đều là những tổn thương ở phần khoang miệng hoặc lưỡi do vi khuẩn gây ra. Thông thường, các nốt viêm loét sẽ tròn nhỏ khoảng 1-2mm, có màu trắng đục, khá xót khi động phải.

Những vết viêm loét miệng lưỡi không quá lớn nhưng sẽ gây khó chịu nhất định cho trẻ

Nguyên nhân khiến bé bị viêm loét miệng lưỡi có thể do 1 trong số các nguyên nhân sau:

  • Bé bị mệt mỏi, sốt cao, căng thẳng
  • Bé đang mọc răng, mô nướu dễ tổn thương
  • Bé bị tổn thương mô mềm do cắn phải, hoặc có vật cứng làm xước
  • Bé bị dính các loại virus như Herpes, nấm miệng
  • Bé bị thiếu dinh dưỡng, khoáng chất như vitamin C, vitamin B12, sắt, kẽm, folic …
  • Bé bị các bệnh chân, tay, miệng
  • Bé không được giữ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng

Khi vết loét quá đau có thể khiến trẻ bị sốt cao

Dấu hiệu bé bị viêm loét miệng lưỡi

Khi bé bị viêm loét miệng lưỡi, những vết viêm loét sẽ xuất hiện ngẫu nhiên trong lưỡi, khoang miệng, mô nướu của trẻ. Khi gặp các món ăn có vị cay, mặn, chua … vết loét sẽ càng thương tổn nặng hơn, gây đau đớn cho trẻ.

Các vết loét có thể vỡ khi gặp đồ ăn có vị mặn, chua, cay

Trẻ bị viêm loét miệng lưỡi có thể sẽ xuất hiện vài dấu hiệu, triệu chứng thường gặp như sau:

  • Trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi, sốt cao
  • Trẻ luôn trong trạng thái uể oải, chán ăn, thiếu sức sống
  • Thậm chí, có thể bé bị viêm loét miệng họng đi kèm
  • Nướu răng của trẻ có thể bị sưng, chảy máu

Vết loét đau có thể khiến trẻ quấy khóc

Tất cả những triệu chứng trên đều khiến bé khó chịu, quấy khóc, sốt cao, bỏ bú. Một khi phát hiện ra trẻ có những triệu chứng trên, cũng như miệng trẻ xuất hiện những vết loét trắng đục, ba mẹ cần phải có những biện pháp rõ ràng để bảo vệ sức khỏe răng miệng trẻ.

Làm gì khi bé bị viêm loét miệng lưỡi?

Hầu hết bé bị viêm loét miệng lưỡi sẽ khỏi trong vòng 1 tuần. Đây là một chứng bệnh phổ biến, không để lại hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, để tránh bé bị khó chịu, ba mẹ vẫn cần tìm hiểu và áp dụng những biện pháp chữa trị nhanh chóng, dứt điểm như sau:

  • Sử dụng gel đặc trị giúp bé nhanh liền vết viêm loét. Chú ý: Thuốc phải do chính bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ, đều đặn mỗi ngày. Nếu được, hãy dùng nước muối sinh lý cho trẻ súc miệng để tăng hiệu quả cao.
  • Với trẻ sơ sinh bị loét miệng: Ba mẹ có thể vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng bàn chải chuyên dụng.
  • Với trẻ từ 1 tuổi trở lên: Ba mẹ dùng bàn chải mềm giúp bé làm sạch răng miệng mỗi ngày.
  • Cho bé ăn thức ăn dạng mềm lỏng trong suốt quá trình điều trị. Điều này sẽ giúp bé nhanh liền vết thương hơn, không gây lan rộng.
  • Cho bé uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất cần thiết cho bé.

Bổ sung vitamin cho trẻ là cách tốt nhất để tránh viêm loét miệng lưỡi

Ba mẹ có thể sử dụng các loại rau, củ quả sau để nấu cháo, làm nước ép hoặc súp cho bé ăn trong suốt thời gian điều trị. Những món ăn này vừa giúp bổ sung dưỡng chất, vừa làm mát cơ thể trẻ. Giúp ngăn chặn vết viêm bị vỡ loét, lan rộng, điều trị nhanh chóng, dứt điểm ngay từ đầu.

Những món đồ nước sẽ giúp trẻ mau lành vết thương hơn

Những loại rau đó là: củ cải, rau diếp cá, rau mã đề, rau má, rau ngót, rau mồng tơi, nước ép hoa quả, thịt vịt, mật ong (không dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi), dừa, sữa bơ, sữa đông, lá húng quế, cam thảo …

Đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng trẻ 1 cách tốt nhất

Khi bé bị viêm loét miệng lưỡi kéo dài, ba mẹ cần đưa trẻ tới thăm khám nha khoa để có những biện pháp điều trị dứt điểm, nhanh chóng nhất. Bởi vì đó có thể là dấu hiệu của việc trẻ bị bệnh lý nha chu nguy hiểm khác, do đó việc khám chữa nha khoa lúc này là vô cùng cần thiết để tránh bệnh biến chứng nặng hơn. Nếu có vấn đề gì cần thắc mắc, xin vui lòng để lại THÔNG TIN LIÊN HỆ dưới đây để được các chuyên gia của nha khoa quốc tế Nevada tư vấn và hỗ trợ nhé.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hiện tượng lão hoá răng miệng | Nguyên nhân và hướng xử lý như thế nào?
Tìm hiểu về tình trạng lão hoá răng miệng [1] qua bài viết sau đây. Khi ...
Điều trị nội nha là gì? Tìm hiểu phương pháp điều trị viêm tuỷ hiệu quả nhất trong nha khoa
Điều trị nội nha là gì? Đây có lẽ là một khái niệm khá lạ ...
Hiệu quả tức thì với 3 cách chữa viêm lợi bằng lá trầu không ngay tại nhà
Viêm lợi là một bệnh lý nha chu phổ biến và thường gặp ở nhiều ...
Chuyên gia nha khoa giải đáp thắc mắc bệnh viêm nha chu có lây không?
Bệnh viêm nha chu có lây không [1]? Bạn đã thực sự hiểu rõ về ...
Bị tụt nướu răng lung lay phải làm sao để khắc phục triệt để nhất?
Rất nhiều người lo lắng không biết bị tụt nướu răng lung lay phải làm ...
Bị bệnh sâu răng kiêng ăn gì và cách chăm sóc để mau hồi phục
Đừng để bị sâu răng hành hạ bởi những cơn đau khó chịu. Bị bệnh ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia