Bị bệnh sâu răng kiêng ăn gì và cách chăm sóc để mau hồi phục
Banner giảm béo

Bị bệnh sâu răng kiêng ăn gì và cách chăm sóc để mau hồi phục

Cập nhật ngày: 11/05/2022

Đừng để bị sâu răng hành hạ bởi những cơn đau khó chịu. Bị bệnh sâu răng kiêng ăn gì và chăm sóc thế nào. Tất cả sẽ được bật mí qua bài viết sau.

Sâu răng khiến bạn bị hành hạ bởi những cơn đau nhức khó chịu. Hãy chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống sẽ giúp bạn giảm cơn đau rất hiệu quả. Vậy bị bệnh sâu răng kiêng ăn gì và nên chăm sóc thế nào để mau hồi phục. Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau.

Bị bệnh sâu răng kiêng ăn gì

Chế độ dinh dưỡng cho người sâu răng

Ảnh hưởng của dinh dưỡng tới sức khỏe răng miệng

Bị bệnh sâu răng kiêng ăn gì? Nha khoa Quốc tế Nevada sẽ phân tích cho bạn tầm quan trọng của chế độ ăn uống với sức khỏe răng miệng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến sâu răng do chế độ ăn uống không khoa học. Miệng là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa; đảm nhận vai trò nghiền thức ăn trước khi chúng hấp thu vào cơ thể. Việc ăn những thực phẩm có hại chính là tạo điều kiện để vi khuẩn dễ thâm nhập vào khoang miệng. Nếu chúng ta bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe cũng chính là bổ sung liều kháng sinh tự nhiên.

Tỉ lệ bị mắc sâu răng và diễn biến sâu răng có thể tăng lên tùy thuộc vào một số yếu tố sau:

Bị bệnh sâu răng kiêng ăn gì

Kết hợp sữa với đồ cay nóng, dầu mỡ giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng

+ Thành phần dinh dưỡng: Những thực phẩm kẹt lại trong răng đều bị vi khuẩn chuyển hóa. Những thực phẩm dễ lên men như: đồ ngọt, trái cây, nước ngọt,… đều là những món ăn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, chất đạm, chất béo ,… lại có tác dụng bảo vệ răng.

+ Định dạng của thực phẩm: thức ăn ở các dạng khác nhau tạo ra sự khác biệt khác nhau. Thức ăn dạng lỏng dễ dàng rời miệng hơn những món ăn dạng đặc, vì vậy độ axit cũng thấp hơn.

+ Tần suất ăn: Ăn uống nhiều lần trong ngày cũng làm thay đổi độ axit của nước miếng. Ăn vặt cũng là nguyên nhân dẫn đến sâu răng.

+ Sự kết hợp và thứ tự khi ăn: thực phẩm gây sâu răng xen kẽ cùng thực phẩm không gây sâu răng sẽ tốt hơn.

+ Các bệnh mắc phải như các bệnh về tiêu hóa, trào ngược,…có khả năng làm tăng nguy cơ sâu răng cao hơn.

Bị bệnh sâu răng kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng. Việc ăn uống khoa học không chỉ tốt cho sức khỏe răng miệng mà còn tăng cường cho sức khỏe cơ thể. Vậy người bị bệnh sâu răng kiêng gì và nên ăn gì để cải thiện. Dưới đây là một vài món ăn mà người bị bệnh sâu răng nên lưu ý

  • Bị bệnh sâu răng không nên ăn

Kiêng ăn gì khi bị sâu răng? Dưới đây là một số món cần lưu ý:

+ Đồ ăn chứa hàm lượng đường cao

Một số món ăn chứa hàm lượng đường cao như: bánh kẹo, hoa quả, đồ uống có ga,… Đây là những món ăn hàng đầu cần tránh đối với người sâu răng. Bởi hàm lượng đường cao sẽ là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phát triển.

Bị bệnh sâu răng kiêng ăn gì (2)

Hạn chế đồ ngọt với những người bị sâu răng

+ Đồ ăn có tính bám dính cao

Một số món ăn có độ bám dính cao như: kẹo dẻo, đồ nếp,…những đồ ăn này rất dễ dính vào răng và khó vệ sinh. Sau khi ăn những đồ ăn này, nếu không vệ sinh sạch sẽ ngay lập tức sẽ dẫn đến sâu răng.

+ Đồ uống có ga, có cồn

Nồng độ axit có trong những đồ uống này có nguy cơ phá hoại men răng rất lớn. Vì vậy, khi bị sâu răng hay trong quá trình điều trị sâu răng nên hạn chế rượu, bia, nước có ga.

+ Đồ ăn có chứa nhiều gia vị

Các món ăn có chứa nhiều gia vị tẩm ướp như: Đồ chiên xào, đồ nướng,… là món khóai khẩu của rất nhiều người. Nhưng đây lại là những món ăn khiến răng nhạy cảm hơn và tăng độ đau nhức. Vì vậy, nếu đang bị đau nhức răng hãy hạn chế nhóm thức ăn này.

+ Không nên ăn các loại thịt đỏ, thịt gà

Các chất dinh dưỡng có trong những thực phẩm này hoàn toàn không gây đau răng hay sâu răng. Tuy nhiên, thịt gà có kết cấu dạng sợi, dễ bám vào kẽ răng và khó vệ sinh. Còn các loại thịt đỏ như thịt trâu, bò,… khá dai khi ăn cần nhiều lực tác động gây đau. Đối với những món ăn này, khi ăn nên lưu ý chế biến cho mềm và vệ sinh răng sạch ngay sau khi ăn.

Phải đọc: Đau răng có nên ăn thịt gà không?

  • Bị bệnh sâu răng nên ăn

Bên cạnh những thực phẩm cần tránh, khi bị sâu răng người bệnh nên bổ sung những thực phẩm sau:

+ Thực phẩm giàu chất xơ

Các món ăn giàu chất xơ và khoáng chất như: rau, củ, quả,… Những thực phẩm không những không gây hại cho răng mà còn làm sạch mảng bám quanh răng.

+ Nhóm thực phẩm giàu vitamin C 

Vitamin C có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và tăng đề kháng rất hiệu quả. Khi bị sâu răng, nên tăng cường ăn các loại hoa quả tươi như: dâu tây, cam, bưởi,…

Bị bệnh sâu răng kiêng ăn gì (3)

Một số thực phẩm cần bổ sung

+ Sữa và những thực phẩm có thành phần từ sữa

Trong sữa có chứa nhiều canxi giúp phục hồi răng sâu bị tổn thương và tăng cường chắc khỏe. Ngoài ra, sữa còn giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng rất tốt cho răng.

+ Đồ ăn mềm

Những món ăn có tính mềm hay được chế biến mềm như: món hầm, soup, cháo,… Đây không chỉ là những món ăn rất dễ tiêu hóa mà chúng còn giúp giảm áp lực lên răng.

Xem thêm: Hiện tượng đau răng khi nằm

Cách chăm sóc răng miệng tại nhà khi bị sâu răng

Ngoài câu hỏi “Sâu răng kiêng ăn những gì?” thì “Chăm sóc răng sâu thế nào?” cũng được rất nhiều người quan tâm. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, thì cách chăm sóc răng sâu đúng cách cũng rấ quan trọng.  Dưới đây là một số cách chăm sóc răng miệng đơn giản tại nhà nên áp dụng:

  • Vệ sinh răng đúng cách

Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách là việc cần làm trước tiên. Vệ sinh răng miệng 2-3 lần mỗi ngày. Chú ý vệ sinh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ vì lúc này vi khuẩn trên răng sẽ hoạt động mạnh. Nên cầm bàn chải, chải răng nghiêng ở gốc 45 độ về phía lợi. Chuyển động của bàn chải theo chiều từ trên xuống dưới, chải kỹ phần lợi và cổ răng. Tuyệt đối không nên chải răng theo chiều ngang. Đối với phần nhai, nên cầm bàn chải vuông góc mặt răng và chải sạch.

  • Dùng chỉ nha khoa 

Chỉ đánh răng thông thường sẽ không làm sạch hoàn toàn bề mặt răng. Nhiều người thường có thói quen dùng tăm loại bỏ những thức ăn còn dính lại trong kẽ răng. Tuy nhiên, hành độn này làm hại đến kẽ răng và nướu. Theo khuyến cáo, chúng ta nên dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng . Bởi tơ chỉ mảnh giúp len lỏi vào từng kẽ răng loại bỏ những cặn bẩn mà không gây tổn thương đến lợi. Tuy nhiên, khi dùng chỉ nha khoa nên lưu ý, không nên dùng quá mạnh tránh tổn thương đến nướu.

Bị bệnh sâu răng kiêng ăn gì (4)

Dùng chỉ nha khoa đúng cách

  • Sử dụng nước súc miệng

Để làm sạch tối ưu nhất, sau khi chải răng nên kết hợp nước súc miệng. Nên chọn những nước súc miệng có chứa Fluoride và có tính sát khuẩn tốt để loại bỏ những vi khuẩn trong miệng. Tuy nhiên, nên súc miệng đúng cách sau để phát huy tác dụng một cách tốt nhất:

+ Không súc miệng ngay sau khi ăn hay sau khi chải răng. Nên súc miệng sau khoảng 30 phút

+ Nên chọn nước súc miệng đúng với từng độ tuổi

+ Nên ngậm nước súc miệng khoảng 30 giây.

  • Khám răng định kỳ

Nên đến nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để được chăm sóc sức khỏe răng miệng và phát hiện kịp thời những biến đổi của răng để có những giải pháp khắc phục phù hợp và kịp thời.

Đọc ngay: Chữa đau răng bằng lá chanh đơn giản

Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến răng sâu

  • Nhổ răng kiêng ăn gì?

Khi nhổ răng không cần kiêng khem quá cầu kỳ. Tuy nhiên, nên hạn chế: đồ cay nóng, đồ cứng, thức ăn dễ bám dính, đồ dai cứng, chất kích thích,…

  • 10 món ăn tốt cho người đau răng

Sau đây là 10 món ăn tốt cho người đau răng: cháo, soup, món hầm, sinh tố, sữa, phô mai, các loại quả, kẹo cao su không đường, trứng, các loại rau xanh,…

  • Đau răng nên ăn hoa quả gì?

Một số hoa quả nên ăn khi đau răng: bưởi, dâu tây, dưa hấu,… các loại trái cây giàu chất xơ và vitamin C. Một số hoa quả nhiều vitamin C như: táo, ổi, lê,… nhưng hơi cứng, có thể chế biến thành nước ép hoặc sinh tố để ăn khi đau răng.

Bị bệnh sâu răng kiêng ăn gì (5)

Một số hoa quả tốt cho người đau răng

  • Mọc răng khôn kiêng ăn gì?

Những món ăn cần kiêng khi mọc răng khôn: đồ chiên xào, rượu bia, chất kích thích, đồ ăn cứng, đồ ăn có độ bám dính cao, …

  • Đau răng có được ăn trứng không?

Đau răng gây cảm giác khó chịu. Trứng và các món ăn từ trứng mềm, rất dễ ăn. Ngoài ra, trứng có chứa nhiều canxi rất tốt cho răng.

  • Hàn răng sâu kiêng ăn gì?

Khi bị sâu răng và phải hàn răng, trong thời gian 2 tiếng đầu sau khi hàn tuyệt đối không nên ăn. Sau thời gian 2 tiếng, nên hạn chế ăn những món ăn quá nóng hoặc quá lạnh, hạn chế ăn đồ ngọt, nước uống có ga, đồ uống, đồ cay nóng,… Hạn chế những thực phẩm này để bảo vệ độ bền của miếng hàn trám.

  • Trám răng sâu kiêng ăn gì?

Cũng giống như hàn răng, trám răng sâu cũng nên như vậy. Ngoài ra, sau khi trám nên hạn chế những đồ ăn dễ bám màu như: trà, cà phê, những đồ ăn nhiều màu hóa học,… để răng không bị ố mất thẩm mỹ.

  • Sưng răng kiêng ăn gì?

Sưng răng hay còn gọi là sưng lợi hoặc viêm lợi. Các loại thức ăn cần tránh như: đồ ngọt, nước có ga, chất kích thích, đồ cứng, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, những thực phẩm làm khô miệng… để làm giảm tình trạng sưng viêm.

Bị bệnh sâu răng kiêng gì

Hạn chế đô ăn lạnh gây đau răng

  • Sâu răng hàm kiêng ăn gì?

Sâu răng hàm cũng giống như sâu các loại răng khác, nên hạn chế những đồ ăn chứa nhiều đường, đồ có ga, đồ lạnh, đồ ăn có độ bám dính cao, đồ ăn quá cứng hoặc quá dai,…

  • Đau răng sâu nên kiêng ăn gì?

Đau răng nói chung và đau răng sâu nói riêng, đều nên hạn chế những món ăn gây sâu răng và lưu ý vệ sinh răng thật sạch.

Bài viết trên có thể thấy rằng chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc răng rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Chính vì vậy, để có hàm răng chắc khỏe, bạn cần nắm rõ được bị bệnh sâu răng kiêng ăn gì, nên bổ sung những thực phẩm nào và cách chăm sóc chúng đúng nhất. Mọi vấn đề về tình trạng răng miệng cần được tư vấn xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc tế Nevada tại HOTLINE: 1800.2045

 



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Răng trẻ bị vàng phải làm sao? Đâu là giải pháp hữu hiệu nhất?
Không cần phải lo lắng răng trẻ bị vàng phải làm sao? [1] Đâu là ...
Răng mọc ngược có nguy hiểm không? Những điều cần đặc biệt lưu ý!
Răng mọc ngược là tình trạng răng bị lệch lạc vô cùng nghiêm trọng. Răng ...
Bệnh ăn mòn chân răng và cách điều trị bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em
Trẻ bị ăn mòn chân răng khiến bạn lo lắng. Vậy cách điều trị bệnh ...
Răng bị bể lớn có bọc sứ được không? Chi phí bọc răng bị vỡ bao nhiêu tiền?
Bọc răng sứ cần bảo tồn 1 phần răng gốc để làm trụ và bạn ...
Tác hại của thuốc lá đối với răng miệng và giải pháp xử lý
Thuốc lá là sản phẩm có hại đối với sức khỏe của con người và ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia