Bật mí: 5 cách chữa trị hôi miệng bằng muối đơn giản và hiệu quả
Banner giảm béo

Bật mí: 5 cách chữa trị hôi miệng bằng muối đơn giản và hiệu quả

Cập nhật ngày: 20/05/2022

Hết sạch mùi hôi miệng khiến bạn tư ti trong giao tiếp với 5 cách chữa trị hôi miệng bằng muối ngay sau đây.

Bạn cảm thấy tự ti vì hơi thở có mùi. Bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội chỉ vì mùi hôi miệng ngăn cản. Hiểu được điều này, Nha khoa Quốc tế Nevada sẽ bật mí ngay 5 cách chữa trị hôi miệng bằng muối đơn giản và hiệu quả, thực hiện ngay tại nhà qua bài viết sau.

Cách chữa trị hôi miệng bằng muối

Hôi miệng khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp

Chữa trị hôi miệng bằng muối có nên không?

Hôi miệng là một bệnh lý răng miệng, tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng rất bất tiện trong giao tiếp khiến bạn tư ti. Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng có thể do các bệnh lý vấn đề của khoang miệng, khô miệng, sử dụng kháng sinh, hay do một số bệnh lý về dạ dày, xoang, viêm họng,… dẫn đến hơi thở của bạn có mùi.

Muối từ xưa đến nay đã được nhắc đến là một nguyên liệu trị hôi miệng và một số vấn đề răng miệng rất hiệu quả. Muối có khả năng sát khuẩn khử trùng, loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng. Ngoài ra, muối còn có công dụng sát khuẩn, phục hồi niêm mạc miệng bị lở loét một cách nhanh chóng. Chữa trị hôi miệng bằng nước muối không chỉ đem lại cho bạn có một hơi thở thơm tho, mà còn giúp bạn có hàm răng chắc khỏe, trắng sáng và hạn chế tình trạng viêm lợi, chảy máu chân răng hay những bệnh về nướu.

Vì vậy, cách chữa trị hôi miệng bằng muối là một cách rất hay, tốt, nguyên liệu đơn giản và không tác dụng phụ rất nên áp dụng.

cách chữa trị hôi miệng bằng muối

Chữa hôi miệng bằng muối

Phải đọc: Cách pha nước muối súc miệng tại nhà

Bật mí 5 cách chữa trị hôi miệng bằng muối

Để làm giảm mùi hôi miệng khó chịu bảo vệ sức khỏe răng miệng, mách bạn 5 cách trị hôi miệng với muối đơn giản ngay tại đây:

  • Chữa hôi miệng bằng muối ăn được không? Cách chữa hôi miệng bằng muối ăn

Muối là một loại khoáng chất bao gồm Natri và Clo. Muối rất cần thiết cho não bộ, hệ thần kinh, dùng để sát khuẩn và rất nhiều công dụng trong đời sống.

Muối ăn thường được sản xuất từ nước biển hoặc khai thác từ những mỏ muối dưới lòng đất thường có kích thước nhỏ và màu trắng.  Muối ăn thường có các dạng như: Muối tinh chế, muối Iot ( là muối tinh chế được bổ sung thành phần Iot), muối thô, muối Kosher, muối Himalaya hồng,… Muối ăn có công dụng cân bằng điện giải, giữ nước, duy trì chức năng tuyến giáp, ngừa huyết áp thấp, sát trùng, làm gia vị,…Với những công dụng trên, muối ăn hoàn toàn có thể dùng làm nguyên liệu chữa hôi miệng, sát khuẩn miệng ngăn ngừa sâu răng và các bệnh viêm nhiễm.

cách chữa trị hôi miệng bằng muối (3)

Một số loại muối ăn dùng để làm sạch răng miệng

Có rất nhiều cách chữa trị hôi miệng với muối ăn. Cách đơn giản nhất có thể áp dụng là dùng 1 thìa cà phê muối ăn pha với 100ml nước ấm. Sau đó có thể súc miệng hoặc ngậm trong 10-20 giây rồi nhổ bỏ. Súc miệng vào buổi tối trước khi đi ngủ, buổi sáng trước khi ngủ dậy và sau mỗi bữa ăn. Vì thời điểm này là lúc vi khuẩn dễ tác động gây hại cho răng miệng. Duy trì thực hiện để có hàm răng chắc, khỏe, thơm tho như ý muốn.

Đọc ngay: 8 Cách làm trắng răng bằng muối tại nhà

  • Trị hôi miệng bằng nước muối và cồn

Cồn có công dụng sát khuẩn cực mạnh và sát khuẩn vết thương vô cùng hiệu quả. Vì vậy, muối kết hợp với cồn sẽ chữa hôi miệng rất hiệu quả. Cách thực hiện rất đơn giản như sau:

+ Dùng tăm bông hoặc một miếng gạc thấm cồn và lau sạch những cặn bẩn trên răng, nướu (làm sạch cả phần hai bên má và chân răng).

+ Tiếp theo, đánh răng với bàn chải mềm và kem đánh răng thông thường.

+ Sau đó, súc miệng với nước muối ấm pha loãng.

Lưu ý với cách này bạn không nên thực hiện quá nhiều, chỉ 2-3 lần/ tuần. Ngoài ra bạn nên sử dụng cồn ở nồng độ 50 đến 70 độ để tránh làm tổn thương đến răng và lợi.

cách chữa trị hôi miệng bằng muối (1)

Chữa hôi miệng với cồn và nước muối

  • Trị hôi miệng bằng chanh và muối- Nước ngậm trị hôi miệng

Cũng giống như muối, chanh cũng là một nguyên liệu khá quen thuộc trong căn bếp của mọi gia đình. Trong chanh có chứa axit với tính sát khuẩn rất cao. Pha hỗn hợp chanh và muối thành hỗn hợp nước ngậm theo cách sau:

+ Vắt lấy nước cốt của 1/2 trái chanh.

+ Pha nước cốt chanh với 200ml nước ấm và 1 thìa cà phê muối ăn. Khuấy đều cho hỗn hợp hòa tan.

+ Sử dụng hỗn hợp này để súc miệng hoặc ngậm vào buổi sáng sau khi thức dậy, buổi tối trước khi đi ngủ và sau mỗi bữa ăn.

Lưu ý: Hỗn hợp nước ngậm trị hôi miệng này chỉ nên pha loãng 1/2 trái chanh và 200 ml nước, không nên pha đặc hơn. Vì trong chanh có chứa axit có thể khiến men răng bị ăn mòn dẫn đến ê buốt răng. Khi ngậm, nên ngậm khoảng 3 phút để đem lại hiệu quả tốt nhất.

cách chữa trị hôi miệng bằng muối (2)

Trị hôi miệng với dung dịch nước muối và chanh

  • Chữa hôi miệng bằng nước muối và baking soda

Sự phối hợp hoàn hảo giữa nước muối có tính diệt khuẩn cao, loại bỏ các vi khuẩn gây hôi miệng thì trong baking soda có khả năng đánh bay mảng bám, làm sạch răng. Với cách dùng đơn giản:

+ Dùng 1 thìa cà phê muối và 1 thìa cà phê baking soda pha với 300ml nước ấm.

+ Súc miệng 2- 3 lần mỗi ngày.

Cách làm này rất hiệu quả, tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng có thể dẫn đến men răng bị ăn mòn. Khi súc miệng với dung dịch trên, nên súc lại với nước sạch để tránh gây tổn thương men răng.

Đánh răng với muối là cách làm được các chuyên gia khuyên nên áp dụng để đánh răng hàng ngày. Chỉ cần dùng một chút muối bằng 1/2 hạt đậu kết hợp với kem đánh răng va thực hiện chải răng hàng ngày. Cách làm này vô cùng đơn giản, đánh răng 2 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm và vệ sinh nướu, lưỡi thật sạch. Chỉ sau 5 đến 7 ngày bạn sẽ thấy tình trạng răng miệng thay đỏi một cách rõ rệt.

Những lưu ý khi trị hôi miệng bằng muối

Muối có tác dụng sát khuẩn rất tốt. Tuy nhiên, làm trắng răng bằng muối cần lưu ý một số điều sau để tránh làm dụng hay làm đẹp sai cách khiến men răng bị ăn mòn:

cách chữa trị hôi miệng bằng muối (4)

Muối dùng để pha nước muối súc miệng phải là muối sạch

+ Không nên lạm dụng, sử dụng quá nhiều muối để đánh răng hoặc súc miệng với nước muối quá đặc.

+ Muối dùng để pha nước muối súc miệng phải là muối sạch.

+ Sau khi súc miệng hay đánh răng với nước muối, nên súc miệng lại với nước lọc để trung hòa nồng độ kiềm có trong muối.

Trên đây là tổng hợp những cách chữa trị hôi miệng bằng muối. Hy vọng, đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn làm sạch răng miệng và tìm được chữa trị hôi miệng hiệu quả. Nếu đang gặp phải vấn đề về răng miệng hãy liên hệ Nha khoa Quốc tế Nevada tại HOTLINE: 1800.2045 để được tư vấn và hỗ trợ.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trẻ bao nhiêu tuổi thì niềng răng được? Độ tuổi niềng răng cho trẻ tốt nhất là bao nhiêu?
Trẻ bao nhiêu tuổi thì niềng răng được [1]? Độ tuổi niềng răng tốt nhất ...
Bạn đã biết về cách chữa nhiệt miệng bằng Diện chẩn?
60s để đọc bài viết này, bạn sẽ phát hiện những thông tin cực thú ...
Tại sao bị lở miệng? Bị lở miệng làm sao hết?
Lở miệng là một dạng bệnh lý khoang miệng thường gặp.Tuy không gây nguy hiểm ...
Nhai kẹo cao su có tốt cho răng không? Lợi và hại của nhai kẹo cao su đối với răng miệng
Bạn có thói quen nhai kẹo cao su và muốn biết rằng nhai kẹo cao ...
Mọc răng kiêng ăn gì? Chế độ chăm sóc răng miệng khi mọc răng
Mọc răng kiêng ăn gì [1]? Ăn gì khi mọc răng gây hại cho sức ...
Vì sao người già bị rụng răng? Làm thế nào để phòng tránh rụng răng ở người già?
Giải đáp thắc mắc vì sao người già bị rụng răng [1] trong bài viết ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia