Đăng ký Tư vấn miễn phí
Niềng răng cho trẻ 7 tuổi có được không?
Trẻ 7 tuổi là độ tuổi các bé đang trong giai đoạn còn thay răng, do đó việc ba mẹ băn khoăn vấn đề niềng răng cho trẻ 7 tuổi có tốt không cũng là điều dễ hiểu. Trên thực tế, việc có thể niềng răng cho bé 7 tuổi hay không còn phụ thuộc vào thể trạng cũng như số răng cần niềng của trẻ tại thời điểm đó.
Niềng răng cho trẻ 7 tuổi – Bảo vệ con thơ từ những điều nhỏ bé nhất
Niềng răng cho trẻ 7 tuổi có được không?
Theo các chuyên gia hàng đầu lĩnh vực cho biết, việc niềng răng cho trẻ 7 tuổi có được không còn phải xét đến rất nhiều điều kiện.
Đầu tiên, cần phải xác định chính xác xem trường hợp răng của bé cần phải niềng cả hàm hay chỉ niềng 1 số lượng răng cụ thể trong hàm của trẻ. Với trường hợp bé cần phải niềng cả hàm thì còn phải xét đến liệu bé đã thay hết số răng sữa có trong hàm hay chưa. Nếu chưa, ba mẹ vẫn cần phải tiếp tục đợi cho đến khi trẻ có đầy đủ số lượng răng vĩnh viễn tiêu chuẩn mới có thể tiếp tục tiến hành niềng. Bởi nếu niềng khi bé chưa thay răng sẽ khiến quá trình thay răng bị ảnh hưởng nặng nề. Ngoài việc khiến răng khó rụng hơn, dễ viêm nhiễm trong quá trình gãy rụng, bé còn dễ bị biến đổi cấu trúc hàm do niềng răng vô tình co siết các răng có sẵn xâm lấn vùng răng gãy rụng nhằm chuẩn bị cho việc thay mới.
Với trường hợp niềng cả hàm, trẻ cần mọc đủ số răng vĩnh viễn theo tiêu chuẩn mới có thể tiến hành niềng
Còn với trường hợp trẻ chỉ cần niềng 1 số lượng răng nhất định trong hàm, ba mẹ không cần phải đợi những chiếc răng sữa còn lại thay xong mới có thể niềng. Ở trường hợp này của trẻ, các bác sĩ sẽ tiến hành thiết kế nên những khung niềng dạng đơn lẻ, có chiều dài khớp với số răng liền kề nhau cần niềng của trẻ. Như vậy, quá trình niềng sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn hàm cũng như những vị trí răng cần thay khác.
Với trường hợp niềng 1 số lượng răng cụ thể, trẻ có thể bắt đầu niềng từ sớm để có kết quả tốt hơn
Trường hợp nào nên niềng răng cho bé 7 tuổi?
Vậy trường hợp nào nên niềng răng cho trẻ 7 tuổi? Ba mẹ chỉ nên niềng răng cho bé 7 tuổi trong trường hợp các răng đã thay có dấu hiệu mắc 1 trong các khuyết điểm sau đây:
– Răng mọc lệch lạc, khấp khểnh
– Răng bị hô, vẩu hoặc móm
– Răng khểnh không theo ý muốn
– Khoảng cách giữa các răng của trẻ quá thưa
– Răng trẻ có dấu hiệu mọc ngược
– Tệ hơn là trẻ có dấu hiệu bị lệch khớp hàm
Trẻ mọc răng thưa, khấp khểnh cần niềng từ sớm để cải thiện chức năng hàm tốt hơn
Để xác định chính xác hơn trường hợp bé yêu nhà bạn có nên đeo niềng răng từ sớm, cụ thể là từ 7 tuổi hay không, ba mẹ vẫn nên đưa bé tới các trung tâm nha khoa uy tín, có danh tiếng đã được công nhận thuộc TOP đầu lĩnh vực để các chuyên gia đầu ngành có thể kiểm tra, thăm khám kỹ lưỡng trường hợp của trẻ. Từ đó đưa ra những hướng điều trị và phương pháp niềng phù hợp cho trẻ.
Những điều ba mẹ cần lưu ý khi niềng răng cho trẻ 7 tuổi
Nếu ba mẹ đã quyết định niềng răng cho bé yêu của mình, ba mẹ cũng cần chú ý đến những điều sau khi niềng răng cho trẻ 7 tuổi.
-
Động viên trẻ trong suốt quá trình đeo niềng
7 tuổi là độ tuổi trẻ còn rất nghịch ngợm, táy máy nên điều quan trọng nhất ba mẹ cần lưu ý đầu tiên chính là giữ cho trẻ không tác động mạnh vào khung niềng răng. Dù bé có tỏ vẻ khó chịu, hay kêu đau cũng hãy động viên bé nhiều hơn về việc giữ gìn niềng. Đừng xót con mà cố gắng giúp bé nới niềng hay chạm vào khung niềng vì điều này có thể làm sai lệch quy trình dịch chuyển của răng, cũng như dễ bung mắc cài với trường hợp lựa chọn đeo niềng răng mắc cài cho con. Khi mắc cài của khung niềng bị bung sẽ khiến trẻ bị đau đớn, chảy máu, viêm nhiễm vô cùng nguy hiểm.
Ba mẹ cần kiên nhẫn với con hơn trong suốt thời gian đầu mới đeo niềng vì bé sẽ cảm thấy vướng víu, khó chịu mà quấy nhiễu
-
Không tự xử lý khi gặp trường hợp bung mắc cài
Đối với trường hợp trẻ đeo niềng răng mắc cài, ba mẹ chú ý không tự ý tháo mắc cài cho trẻ khi trẻ gặp phải tình huống bung mắc cài. Mắc cài niềng răng khi bị gỡ sai cách sẽ dễ gây tổn thương trầm trọng tới mô mềm khoang miệng trẻ. Khi trẻ bị bung niềng, ba mẹ hay dùng sáp nha khoa chuyên dụng bịt phần đầu mắc cài lại để hạn chế ma sát tổn thương nướu của trẻ. Sau đó, cho trẻ ngậm chặt bông y tế sát khuẩn và nhanh chóng tới thẳng trung tâm nha khoa thực hiện ca niềng của trẻ để bác sĩ có thể kịp thời hỗ trợ tháo gỡ khung niềng và đeo niềng mới cho trẻ.
Hãy để bác sĩ hỗ trợ trẻ trong trường hợp bị bung mắc cài
-
Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách
Quan trọng nhất vẫn là việc đánh răng đúng cách cho trẻ sau khi niềng. Trước khi niềng răng, việc rèn luyện thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ đã vô cùng gian nan rồi. Nên sau khi niềng, ba mẹ cần phải kiên nhẫn nhiều hơn nữa trong việc kèm cặp bé đánh răng nhẹ nhàng đúng cách, cũng như sử dụng kết hợp cả nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch sẽ khoang miệng hơn. Ba mẹ cũng nên tạo thêm hứng thú cho trẻ bằng cách cùng trẻ đánh răng mỗi ngày, chọn cho trẻ những bàn chải đánh răng rực rỡ màu sắc với những hình thù hoạt hình ngộ nghĩnh. Hãy yêu trẻ từ cả những điều nhỏ bé nhất, bé sẽ không làm bạn thất vọng.
Cùng con tạo niềm vui đánh răng mỗi ngày
-
Chú ý về chế độ ăn của trẻ
Trẻ em là đối tượng cần được chăm sóc cực kỳ chu đáo về chế độ dinh dưỡng, không chỉ sau khi niềng răng mà kể cả là khi chưa niềng, ba mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ canxi, magie, kẽm, vitamin B12, vitamin C… nhằm đảm bảo sức khoẻ răng miệng tốt nhất cho trẻ. Không cho trẻ ăn đồ quá nóng, lạnh, quá cứng hay dẻo, cũng như các loại đồ ngọt, nước có ga, đồ ăn có quá nhiều chất tạo ngọt hay phẩm màu.
Tích cực bổ sung canxi cho răng bé chắc khoẻ
-
Không bỏ sót bất cứ lịch tái khám nào trong suốt quy trình
Lịch tái khám xuyên suốt quá trình niềng là những điểm mốc quan trọng mà qua đó các bác sĩ mới xác định chính xác kết quả niềng có đi theo đúng dự kiến hay không. Từ đó đưa ra những phương án điều chỉnh, cũng như khắc phục kịp thời sự cố khi niềng (nếu có). Lịch tái khám cũng đồng nghĩa với việc thay niềng mới, đưa răng về đúng chuẩn đường cười cũng như khớp cắn. Ba mẹ không nên bỏ qua bất cứ lịch tái khám quy định nào để tránh bỏ lỡ các giai đoạn thay niềng của con.
Đừng quên cho con tái khám đúng lịch để đảm bảo quyền lợi của bé 1 cách toàn diện nhất
Niềng răng là 1 quá trình lâu dài, mà tuỳ thuộc vào tình trạng răng của con sẽ mất từ 24 – 36 tháng. Do đó, ba mẹ cần phải luôn sát cánh bên con để động viên cũng như rèn cho trẻ những thói quen cần thiết nhằm giữ niềng răng phát huy đúng công dụng nhất có thể. Nếu ba mẹ có bất cứ câu hỏi, thắc mắc nào cần giải đáp xung quanh vấn đề niềng răng cho trẻ 7 tuổi, đừng ngại ngần gì mà không nhấc máy lên gọi trực tiếp tới HOTLINE: 1800.2045 hoặc vui lòng ĐỂ LẠI THÔNG TIN để được các chuyên gia Nha khoa Quốc tế Nevada tư vấn cụ thể, chi tiết nhất.
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]