Đăng ký Tư vấn miễn phí
Mọc răng
Mọc răng là quy luật tự nhiên ở mỗi người, cũng là bước đánh dấu quan trọng trong hành trình phát triển đầu tiên của con. Mọc răng ở trẻ em có nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có sự quan tâm và đồng hành sát sao của cha mẹ để cùng bé vượt qua giai đoạn này. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra dấu hiệu mọc răng ở trẻ em để cha mẹ có thể sớm nhận biết và xử lý một cách khéo léo nhất.
Quy trình mọc răng ở trẻ sơ sinh
Trước tìm hiểu về những dấu hiệu mọc răng ở trẻ em, cha mẹ cần nắm được trình tự mọc răng thông thường ở mỗi bé là như thế nào. Tuy nhiên, đây chỉ là những con số mang tính chất tham khảo được tính dựa trên con số trung bình, không cố định với tất cả các bé.
Chiếc răng đầu tiên được dự đoán sẽ nhú khi bé ở tháng thứ 6, là chiếc răng cửa hàm dưới. Từ 6 – 12 tháng, bộ 4 răng cửa cả 2 hàm sẽ mọc đầy đủ để thực hiện chức năng cắn, gặm thức ăn. Tùy thuộc vào cơ thể và sự phát triển ở từng trẻ, từ 24 – 36 tháng hàm sẽ có đầy đủ 20 chiếc răng sữa, 10 cái ở hàm trên và 10 cái hàm dưới. Sau đó đến 7 – 8 tuổi lại bắt đầu với quy trình thay răng sữa để mọc răng vĩnh viễn.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trẻ mọc răng từ rất sớm, 3 – 4 tháng đã có dấu hiệu nhú chiếc răng đầu tiên. Bên cạnh đó cũng không ít trẻ gặp tình trạng chậm mọc răng, hơn 1 tuổi vẫn chưa mọc chiếc răng nào. Đây là tình trạng sinh lý bình thường của cơ thể hoặc cũng có thể đến từ cách chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng của cha mẹ. Không cần quá lo lắng nhưng tốt nhất cha mẹ nên cho con đi khám nha sĩ để tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời nhất.
Dấu hiệu mọc răng ở trẻ em
Mọc răng ở trẻ sơ sinh khiến cho nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng vì theo “lời đồn”, chăm bé mọc răng vô cùng vất vả. Để giảm bớt nỗi hoang mang này, mẹ hãy đọc ngay những dấu hiệu mọc răng ở trẻ em để chuẩn bị sẵn sàng cho mình kiến thức và tâm lý nhé.
-
Bé chảy nhiều nước dãi
Nếu một ngày, mẹ nhận thấy nước dãi của con chảy ra nhiều hơn mức bình thường thì khả năng cao rằng dây chính là dấu hiệu trẻ mọc răng. Thời điểm bé mọc răng sẽ kích thích dây thần kinh số 5 khiến nước dãi tiết nhiều. Do con chưa biết tự chủ động nuốt nước bọt vào trong cùng thành miệng nông nên nước dãi sẽ ứa ra bên ngoài miệng.
Đây là dấu hiệu khá dễ để nhận biết, tuy nhiên thông thường là dấu hiệu trẻ mọc răng lần đầu khi còn bé. Sau khi lớn dần thì biểu hiện này cũng sẽ giảm.
-
Cho mọi đồ vật vào miệng để nhai
Khi răng nhú lên khiến cho nướu cảm thấy bị khó chịu, ngứa ngáy. Lúc này, theo phản xạ tự nhiên thì bé sẽ tìm cách để làm giảm đi sự khó chịu này bằng việc cho đồ vật vào vị trí chiếc răng chuẩn bị mọc để nhai cắn.
-
Trẻ bị sốt nhẹ
Sốt nhẹ khi mọc răng là biểu hiện hoàn toàn bình thường do hệ miễn dịch của trẻ còn kém và khi có sự thay đổi của cơ thể vẫn chưa thể thích nghi. Bé sốt sẽ kèm theo các biểu hiện như đổ mồ hôi, quấy khóc, bỏ ăn. Con bị sốt dưới 38 độ C thì cha mẹ cũng không cần quá lo lắng mà có thể tự xử lý tại nhà.
-
Bỏ bú sữa mẹ hoặc bú ít đi
Răng mọc khiến cho nướu bị tổn thương, vì vậy trẻ có thể sẽ bú kém hoặc có trẻ là bỏ bú hoàn toàn, quấy khóc khi mẹ cho bú. Mẹ cần để ý để phân biệt chính xác biểu hiện bỏ bú sữa do mọc răng hay do tình trạng sức khỏe khác của cơ thể.
Ngoài ra, trẻ mọc răng cũng có thể xuất hiện các tình trạng như ngủ không sâu giấc, hay giật mình, tiêu chảy, ho, nổi mẩn đỏ xung quanh miệng do nước dãi chảy nhiều,…
Bí kíp chăm sóc trẻ mọc răng “êm như ru” mẹ không cần quá lo lắng
Trẻ mọc răng có những thay đổi về cơ thể và tâm lý nên cha mẹ cần phải đặc biệt quan tâm và đồng hành cùng con vượt qua khó khăn. Dưới đây là tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm thực tế để các mẹ cùng nhau học hỏi, tạo một tâm lý thoải mái và bình tĩnh để chăm sóc cho bé trong quá trình mọc răng.
– Không ép trẻ ăn, thay vào đó hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Chế biến thực phẩm thành các dạng nhừ, lỏng để bé dễ nhai, nuốt mà không gây đau đớn cho nướu.
– Bổ sung thêm các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng như vitamin có trong các loại trái cây, rau củ.
– Dùng khăn vải mềm lau nhẹ nhàng mặt và vùng quanh miệng cho bé để làm sạch nước dãi, ngăn ngừa vùng da bị kích ứng, mẩn đỏ và phát ban.
– Vệ sinh tay thật sạch sẽ và tiến hành massage nướu nhẹ nhàng khiến cho con cảm thấy dễ chịu hơn.
– Khi trẻ sốt, mặc quần áo rộng rãi và cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát. Nếu con sốt cao trên 38 độ cần đưa ngay tới bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh những nguy hiểm xảy ra không đáng có.
Nhận biết những dấu hiệu mọc răng ở trẻ em để chuẩn bị sẵn sàng tâm lý và chăm sóc được cho con một cách tốt nhất. Nếu có bất kể vấn đề nào bất thường về sức khỏe, cha mẹ cần đưa con đến phòng khám gần nhất để được xử lý kịp thời. Để biết thêm nhiều thông tin hơn về vấn đề mọc răng của trẻ, mẹ hãy tham khảo thêm các bài viết ở phía trên. Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc tế Nevada tại HOTLINE: 1800.2045.