Điều trị nha chu an toàn, hiệu quả với phương pháp tiên tiến tại Nevada
Banner giảm béo

Điều Trị Nha Chu

Điều trị nha chu là phương pháp giúp người bệnh thoát khỏi viêm nhiễm vùng nướu lợi chân răng. Các bệnh nha chu thường phát sinh do những thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng không cẩn thận khiến tình trạng nha chu gặp nhiều vấn đề như: sưng nướu, chảy máu, mưng mủ vùng nướu chân răng gây hôi miêng, đau nhức. Với tình trạng bệnh nặng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng nghiêm trọng. Tìm hiểu ngay về các căn bệnh nha chu và cách điều trị nha chu qua các bài viết sau đây.

Tìm hiểu về bệnh viêm nha chu và cách điều trị

Ngay sau đây, những thông tin về tình trạng viêm nha chu và cách điều trị viêm nha chu hiện nay như thế nào sẽ được đề cập chi tiết.

Bệnh viêm nha chu và cách điều trị

  • Viêm nha chu là gì?

Nha chu là tình trạng viêm nhiễm các tổ chức xung quanh răng, ảnh hưởng đến cấu trúc nâng đỡ răng, khiến răng mất liên kết với tổ chức nâng đỡ này. Viêm nha chu sẽ xuất hiện khi tình trạng viêm nướu không được điều trị dứt điểm, vi khuẩn độc hại tiếp tục sinh sôi, phát triển và tấn công, ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc nha chu.

Biểu hiện của bệnh viêm nha chu đối với người bệnh đó là lợi sưng đỏ, dễ chảy máu khi chải răng, xuất hiện những túi nha chu chảy mủ, chân răng yếu dần và dẫn đến hiện tượng răng lung lay, tụt nướu, lộ rõ chân răng, miệng có mùi hôi nặng. Đặc biệt, khi viêm nha chu đến giai đoạn nặng còn dẫn đến tình trạng tiêu xương ổ răng khiến cho người bệnh phải đối diện với nguy cơ mất răng cao.

Viêm nah chu là tình trạng bệnh lý răng miệng thường gặp do vấn đề vệ sinh kém

  • Bị viêm nha chu cách chữa như thế nào?

Tùy thuộc vào tình trạng viêm nha chu của bạn mà bác sĩ sẽ có chỉ định về phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường sẽ có những cách để xử bệnh viêm nha chu như sau.

Cách chữa viêm nha chu hiện nay

– Điều trị khẩn cấp: Khi ở vùng nướu, lợi có mủ sẽ được chỉ định điều trị khẩn cấp. Ổ mủ có thể tự tạm thời khỏi khi bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm nhưng bệnh sẽ vẫn tồn tại và phát triển, nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ trở nên trầm trọng.

– Điều trị không phẫu thuật: Nếu bệnh nha chu không có dấu hiệu phát triển thì việc điều trị bao gồm những thủ tục không cần xâm lấn quá nhiều như cạo vôi để loại bỏ cao răng, bào láng gốc răng để làm mịn bề mặt chân răng, ngăn chặn tích tụ cao răng hoặc sử dụng kháng sinh để kiểm soát nhiễm khuẩn.

– Điều trị phẫu thuật: Nếu bệnh viêm nha chu tiến triển bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phẫu thuật nha khoa như phẫu thuật giảm túi để thực hiện cạo vôi răng; ghép mô liên kết lấp đầy khi người bệnh bị mất mô nướu cần phải thay thế mô khác để cho răng được vững chắc; ghép xương khi viêm nha chu đã phá hủy xương xung quanh chân răng.

– Điều trị duy trì: sử dụng protein kích thích mô là một loại gel đặc biệt bôi vào chân răng bị bệnh, giúp phát triển men răng, kích thích xương và mô phát triển khỏe mạnh.

Tùy vào tình trạng viêm nha chu mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp

Chăm sóc răng miệng như thế nào sau khi điều trị viêm nha chu

Bên cạnh tìm hiểu những thông tin về bệnh viêm nha chu và cách điều trị, người bệnh cần biết chế độ chăm sóc răng miệng của mình sau khi được điều trị bệnh viêm nha chu để bảo đảm an toàn cho sức khỏe răng miệng cũng như phòng tránh bệnh tái phát trở lại.

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi điều trị viêm nha chu

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cẩn thận bằng bàn chải lông mềm tối thiểu 2 lần mỗi ngày sau bữa ăn và vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, cần súc miệng bằng dung dịch nước muối sát khuẩn, dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng để làm sạch mọi mảng bám, thức ăn thừa còn giắt ở kẽ răng là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn tích tụ và phát triển, gây bệnh viêm nha chu.

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho răng như canxi, protein, vitamin A, D,… có chứa nhiều trong sữa, rau củ quả tươi, thịt, tôm, cua, cá, các loại hải sản,… Tránh ăn các loại thức ăn gây hại cho răng như đồ ngọt, đồ uống có gas, các thực phẩm có tính axit,…

– Thăm khám nha sĩ định kỳ tối thiểu 6 tháng một lần, đặc biệt là khi bạn đã có tiền sử mắc bệnh viêm nha chu để được vệ sinh nha chu và kiểm soát tình trạng bệnh.

Thăm khám nha sĩ định kỳ để theo dõi và kiểm soát bệnh kịp thời

Những thông tin về bệnh viêm nha chu và cách điều trị hiện nay như thế nào đã được đề cập trong bài viết trên đây hy vọng đã có thể giúp ích được cho bạn. Mời bạn đọc tìm hiểu thêm những vấn đề xoay quanh bệnh lý viêm nha chu ở các bài viết trên của Nha khoa Quốc tế Nevada. Mọi thông tin cần được tư vấn và giải đáp xin vui lòng liên hệ HOTLINE: 1800.2045.



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia