Đăng ký Tư vấn miễn phí
Mòn men răng – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Mòn men răng là tình trạng lớp men dần mất đi do thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng hay bệnh lý gây ra. Mòn men răng thường xảy ra ở những người trẻ tuổi và chỉ lộ rõ khi đã gần như để lộ ngà răng gây ê buốt khi ăn đồ chua, lạnh. Men răng một khi đã mất đi sẽ rất khó để phục hồi tự nhiên, do đó chúng luôn cần được chăm sóc và bảo vệ kỹ lưỡng. Làm sao để biết khi nào thì men răng bị mòn và cách điều trị ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cho mình những kinh nghiệm tốt nhất nhé!
Nguyên nhân dẫn đến mòn men răng
Thường thì những bệnh lý nha chu đều có chung vài nguyên nhân như vệ sinh răng miệng không đúng cách, chế độ ăn uống không đảm bảo … Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của chứng mòn men răng, là gì thì hãy cùng đọc kỹ những phần tiếp theo đây nhé.
Dựa vào từng nguyên nhân hỏng men răng, ta có thể chia thành 4 nhóm như sau:
-
Mòn men răng cơ học
Mòn men răng cơ học là hiện tượng tự nhiên, xảy ra trong quá trình nhai xé thức ăn hay răng bị va chạm, nghiến răng, đánh răng quá mạnh hoặc không đúng cách.
Mòn men răng cơ học do sự va chạm tự nhiên mà thành
-
Mòn men răng bệnh lý
Mòn men răng bệnh lý là hệ quả xảy ra khi cơ thể gặp các chứng bệnh như: trào ngược dạ dày thực quản, khô miệng, giảm tiết nước bọt …
Mòn men răng bệnh lý hầu hết do cơ thể bị dư thừa acid gây ra
-
Mòn men răng hóa học
Mòn răng hóa học xảy ra khi men răng phải tiếp xúc với các chất hóa học, đặc biệt là acid. Các loại nước hoa quả như cam, chanh, bưởi hay nước ngọt có ga khi bị lạm dụng đều có thể là nguyên nhân hỏng men răng và khiến răng bị mòn dần.
Các loại thực phẩm giàu tinh bột hay đồ ăn vặt nhiều đường, có chứa phẩm màu đều là nguồn acid có thể gây ra mòn men răng.
Mòn men răng hóa học do chế độ ăn uống gây ra chủ yếu
Dấu hiệu mòn men răng như thế nào?
Các dấu hiệu mòn men răng rất dễ để phát hiện nếu bạn chú ý tới chúng:
- Cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ và đồ ăn thức uống ngọt, đôi khi có cảm giác đau buốt, ê nhức.
- Răng đổi màu sang màu ngà hơi vàng. Đây là màu của ngà răng bị lộ ra khi lớp men răng bên trên đã bị mòn.
- Thay đổi hình dáng bề mặt răng: mẻ, sứt hoặc lỗ chỗ.
Các triệu chứng của bệnh mòn men răng thường gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ê buốt răng là dấu hiệu mòn răng thường gặp
Biện pháp khắc phục tình trạng mòn men răng
Để xác định chính xác tình trạng mòn men răng của mình, bạn nên tới thăm khám trực tiếp tại các trung tâm nha khoa uy tín. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát, chụp CT để đưa ra chẩn đoán và lời khuyên. Các xét nghiệm và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh tỏ ra không cần thiết trong bệnh lý mòn men răng.
Thăm khám bác sĩ nha khoa để khắc phục triệt để tình trạng răng bị mòn mặt nhai
Điều trị mòn men răng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân, tình trạng của răng. Cùng với việc điều trị, bạn cũng cần kết hợp các biện pháp chăm sóc răng miệng từ những thói quen hàng ngày như cân bằng chế độ ăn dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng đều đặn. Đồng thời, bạn cũng không nên sử dụng, lạm dụng các đồ ăn chứa acid cao, hay có tính chất gây hại cho răng như quá cứng, quá dẻo, quá nóng hoặc quá lạnh.
Kết hợp vệ sinh răng miệng để tránh mòn men răng
Tùy vào tình trạng mòn men răng cũng như thể trạng răng mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ có những biện pháp khắc phục cụ thể như sau:
-
Trám răng
Đây là biện pháp áp dụng phổ biến nhất vì giá thành không quá cao. Vật liệu trám răng có thể được làm từ amlagam hoặc composite, có màu gần giống màu răng tự nhiên, làm đầy các lỗ hổng, tăng cường sức khỏe răng miệng.
Trám răng áp dụng cho trường hợp mòn men răng nhẹ
-
Dán sứ Veneer
Các miếng dán sứ nha khoa được dán vào các mặt bị mòn, nứt hoặc mẻ giúp phục hồi và ngăn ngừa mòn men răng.
Dán sứ Veneer thường được áp dụng cho mòn men răng hóa học
-
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là biện pháp áp dụng cho những trường hợp mất men răng nhiều và sâu. Mão răng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như sứ, niken, vàng, bao bọc toàn bộ răng sau khi khoan bỏ răng sâu và lớp men mỏng, giúp ngăn ngừa sâu răng và mất men răng tiếp diễn. Các loại kem đánh răng có flour dùng trong các trường hợp nhạy cảm giúp giải quyết các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân.
Bọc sứ giúp phục hồi răng bị sứt mẻ do mòn men răng
Trên đây là các thông tin liên quan đến chứng mòn men răng cũng như cách khắc phục, điều trị. Hy vọng thông qua bài viết mà Nha khoa Quốc tế Nevada chia sẻ, bạn đã có cho mình đầy đủ thông tin cần thiết để chăm sóc sức khoẻ răng miệng tốt hơn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn sớm nhất có thể!
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]
Luyến Lưu
cách chữa trị mòn cổ răng sao cho hiệu quả vậy bác sĩ?
13 phút trước