Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch kinh hoàng hơn cả sâu răng
Banner giảm béo

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Cập nhật ngày: 18/08/2020

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả sâu răng đấy!

Theo nghiên cứu thống kê của WNDU-TV, có tới hơn 78% thiếu niên Mỹ ở độ tuổi 17 đã từng làm răng. Những nghiên cứ cho thấy ngoài việc duy trì thói quen vệ sinh răng miệng kém, thích ăn đồ ăn nhanh thì những vết mốc đen quanh môi trường sống cũng là 1 trong những tác nhân dẫn đến đại dịch sâu răng kinh hoàng tại quốc gia này.

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch kinh hoàng hơn cả sâu răng

Tác động của vết nấm mốc đen

Nấm, mốc đen thường xuất hiện ở những nơi ẩm ướt, bí không khí trong gia đình. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu từ bàn bếp, tủ chạn, đến quần áo, đồ dùng… trong nhà. Điều này cũng đồng nghĩa với việc vi khuẩn và các bào tử nấm mốc có thể ẩn nấp ở bất cứ đâu xung quanh bạn. Khi bạn hít phải bào tử nấm mốc sẽ gây ra những cơn ho, hắt hơi liên tiếp. Nếu tình trạng này kéo dài còn dẫn đến việc tích tụ dịch nhầy trong hốc xoang và mũi.

Nấm mốc gây ra nhiều vấn đề về hô hấp và sức khoẻ răng miệng

Việc mũi có dịch nhầy sẽ khiến bạn phải hô hấ bằng miệng thay vì mũi như bình thường. Khi phải thở bằng miệng, tuyến nước bọt cũng sẽ suy yếu hoạt động, dẫn đến hiệu quả làm sạch khoang miệng bị kém đi. Đồng nghĩa với việc nguy cơ sâu răng tăng cao, sức khoẻ răng miệng cũng bị đe doạ nhiều hơn.

Cách loại bỏ nấm mốc trong gia đình

Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng vì việc loại bỏ nấm mốc rất dễ dàng. Mốc đen có thể bị làm sạch 1 cách nhanh chóng, hiệu quả bởi các nguyên liệu rất dễ kiếm như baking soda, dầu tràm trà, nước cốt chanh hoặc giấm tự nhiên.

Với các vết nấm mốc cứng đầu, tạo thành mảng bám lớn, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ các dịch vụ làm sạch, tiêu diệt nấm mốc chuyên nghiệp. Ở dịch vụ này, các chuyên viên diệt nấm mốc sẽ xem xét, đánh giá kỹ tình trạng nhiễm mốc của nhà bạn. Sau đó sẽ tiến hành xử lý nấm mốc bằng các dụng cụ chuyên nghiệp. Cuối cùng, các chuyên viên sẽ xịt 1 lớp sơn chống khuẩn mới cho mọi không gian trong nhà để ngăn ngừa mầm mốc khuẩn mốc trong tương lai.

Khử khuẩn nhà cửa giúp tiêu diệt bào tử nấm mốc triệt để

Sau khi quá trình diệt khuẩn nấm mốc kết thúc, bạn sẽ cảm thấy hô hấp được cải thiện rất nhiều và đặc biệt không còn phải thở bằng miệng nữa, tuyến nước bọt cũng vì thế mà hoạt động tốt hơn.

Nấm mốc có thực sự đáng quan ngại?

Hầu hết mọi nha sĩ và mọi người đều cho rằng nguyên nhân chính gây sâu răng là do thói quen ăn vặt, đồ ngọt quá mức. Tuy nhiên, theo nghiên cứu gần đây nhất vào năm 2019, có đến 15% người bị sâu răng có chế độ kiêng ngọt cực kỳ tốt. Do đó, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sâu răng không nhất thiết phải do chế độ ăn bất hợp lý gây ra.

Thay vào đó, nấm mốc đã được tìm thấy như 1 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bệnh lý này. Tỷ lệ mắc chứng sâu răng do nấm mốc đặc biệt cao ở độ tuổi từ 3 – 15 tuổi với thời gian ngủ trung bình từ 7,4 – 9,6 giờ môi đêm. Trong khi đó, lượng đường hấp thụ vào cơ thể chỉ bám đọng trên răng tối đa khoảng 20 phút. Cho nên, việc xung quanh không gian sống có ẩn chứa nấm mốc còn có nguy cơ gây sâu răng cao gấp nhiều lần so với việc ăn đường hay đồ ngọt vô tội vạ.

Thường xuyên lau dọn nhà cửa sẽ ngăn chặn được nấm mốc sinh sôi

Do đó, để bảo vệ sức khoẻ người thân trong gia đình khỏi sâu răng, hãy luôn chú ý dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ, thoáng mát, khử trùng diệt khuẩn nấm mốc định kỳ 3 – 6 tháng/lần để tiêu diệt hoàn toàn mọi nguy cơ gây hại. Đừng quên đánh răng đầy đủ, đúng cách mỗi ngày cũng như ăn uống đủ chất, khoa học để sức khoẻ răng miệng được chăm sóc toàn diện nhất.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Có nên lấy cao răng không | Những lời khuyên từ chuyên gia
Có nên lấy cao răng không là câu hỏi của nhiều khách hàng trước khi ...
Đau răng hàm gây đau đầu – Ẩn chứa nguy cơ khôn lường!
Đau răng hàm gây đau đầu là tình trạng rất nhiều người gặp phải và ...
Mới nhổ răng có đánh răng được không? Chăm sóc răng sau khi nhổ đúng cách
Mới nhổ răng có đánh răng được không [1]? Có ảnh hưởng gì không? Mới nhổ ...
Tư vấn thực đơn cho người niềng răng | mới niềng răng nên ăn gì?
Mới niềng răng nên ăn gì [1]? Nếu bạn đang gặp khó khăn về chế ...
Mách bạn cách chữa đau răng bằng tỏi ngay tại nhà hiệu quả chỉ sau 5 phút
Cách chữa đau răng bằng tỏi [1] là một trong những bài thuốc dân gian ...
Những thực phẩm không tốt cho răng miệng tuyệt đối nên tránh xa
Những thực phẩm không tốt cho răng luôn tồn tại ở xung quanh ta và ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia