Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.1
Banner giảm béo

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.1

Không ai có thể phủ nhận được rằng, mỗi 1 mốc thời gian trôi qua, Nha khoa lại có thêm những bước chuyển mình đáng kinh ngạc trong công nghệ chỉnh nha, thăm khám, điều trị. Để bạn có những cái nhìn rõ nét hơn về những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa, bài viết này sẽ khái quát lại đầy đủ chi tiết nhất về những bước chuyển mình này.

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa

Fluoride

Vào cuối thế kỷ XX, biện pháp duy nhất được áp dụng để điều trị tình trạng sâu răng đó là: nhổ răng. Tại thời điểm này, việc phục hồi răng tổn thương do sâu răng gây ra hoàn toàn không khả thi. Tốc độ lây lan sâu răng vô cùng nhanh chóng khi sớm bao phủ toàn bộ nước Mỹ và hầu hết các quốc gia ở Châu Âu.

Cho tới năm 1945, Tiến sĩ H.Trendley Dean – chuyên gia đầu tiên của Viện nghiên cứu nha khoa quốc gia Hoa Kỳ, (nay là viện Viên nghiên cứu nha khoa và sọ mặt – NIDCR) đã đưa ra khái niệm về fluor hóa nước. Từ sau phát hiện ấy, fluor dần được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất kem đánh răng. Sự xuất hiện của kem đánh răng có chứa fluor giúp tỷ lệ sâu răng giảm 1 cách nhanh chóng, hiệu quả nhất vẫn là ở trẻ em.

Fluor được ứng dụng trong sản xuất kem đánh răng từ rất sớm

Kể từ đó, kem đánh răng có chứa fluor vẫn được sử dụng rộng rãi khắp thế giới cho đến ngày nay. Trên thế giới có khoảng 62% dân số, tương ứng với khoảng 300 triệu người sử dụng nước uống có chứa cả fluor. Về sau, fluor hoá nước còn được ứng dụng trong sản xuất nước súc miệng, viên nén bổ sung fluor cho răng, vecni bôi ngoài da và các sản phẩm hỗ trợ điều trị, chăm sóc sức khoẻ răng miệng.

Điều quan trọng nhất chính là fluor an toàn với mọi đối tượng sử dụng, kể cả trẻ em hay người lớn. Chưa kể đó, chi phí sản xuất fluor cũng rất rẻ, khiến cho tất cả mọi đối tượng xã hội đều có thể bảo vệ sức khoẻ 1 cách tốt nhất. Cũng nhờ fluor, chứng bệnh sâu răng không còn là nỗi ám ảnh của nhân loại nữa. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) của Mỹ gần đây đã công nhận fluor hoá nước là 1 trong những thành tựu Nha khoa tuyệt với nhất trong suốt 1 thế kỷ qua.

Fluor được ứng dụng rộng rãi, lâu dài trong nhiều phương pháp chăm sóc răng miệng khác

Mặc dù vậy, trên thực tế vẫn có tới hơn 90% dân số Hoa Kỳ mắc các bệnh về răng miệng, tỷ lệ đối tượng mắc bệnh không đồng đều. Do đó, các phương pháp điều trị nha khoa khác bên cạnh đánh răng cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, điểm chung của tất cả các phương pháp này đều có sự xuất hiệ của fluor. Đó là bởi fluor có khả năng phục hồi, sửa chữa các mô cứng thân răng bị phá huỷ do sâu răng. Từ đó giúp phục hồi, tái tạo cấu trúc răng hoàn hảo.

Cho tới năm 2010, tỷ lệ người đạt tiêu chuẩn sức khoẻ răng miệng mới bùng nổ vượt trội. Chính vì thế, flour sẽ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ răng miệng về lâu sau nữa.

**Theo Tiến sĩ Cruz – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Sức khỏe và Dịch tễ Cộng đồng. Hiện ông  cũng là giáo sư hàng đầu chuyên ngành trợ lý dịch tễ học và tăng cường sức khỏe.

Kỹ thuật gây tê

Vào những năm 1900, phần lớn các nha sĩ đều đã biến cách ngăn chặn cơn đau trong tiểu phẫu cho bệnh nhân bằng thuốc tê.

Tuy nhiên, 1 nhóm các nhà khoa học bao gồm Tiến sĩ Drummond-Jackson, Hubbell, Jorgensen, Wyckoff, Bullard, Davidau, O’Neil, Verrill và nhiều tiến sĩ khác đã nghiên cứu và ra mắt loại thuốc có khả năng gây tê trực tiếp thông qua tĩnh mạch, giúp bệnh nhân nha khoa thuộc diện cấp cứu có thể kịp thời được điều trị. Loại thuốc tê này bao gồm các thuốc thuộc nhóm benzodiazepin và propofol, được chứng minh an toàn với sức khoẻ.

Kỹ thuật gây mê được ứng dụng từ những năm 1900 trong điều trị

Hiện nay, không chỉ trong lĩnh vực nha khoa mà việc điều trị bệnh của Y tế nói chung đều sử dụng phương pháp gây mê tương đối để giúp bệnh nhân bình tĩnh, không còn cảm giác đau đớn trong suốt quá trình thực hiện tiểu phẫu, phẫu thuật hoặc tác động lực vào cơ thể. Hiện nay, các biện pháp theo dõi tình trạng sức khoẻ bệnh nhân trong điều trị cũng đã sát sao hơn với sự hỗ trợ của máy kích xung, đo oxy, theo dõi sự thay đổi của carbon dioxide và phân tích bispectral trong cơ thể.

Trong tương lai, kỹ thuật gây mê, gây tê sẽ còn phát triển vượt trội hơn nữa

Trong tương lai, các loại thuốc giảm đau, gây mê, và gây tê nói chung sẽ được nghiên cứu và phát triển để đạt được mức độ tác dụng theo chỉ số cơ thể của mỗi cá nhân. Giúp thuốc có tác dụng sâu hơn, nhưng đồng thời cũng đảm bảo an toàn hơn với bệnh nhân.

**Theo Tiến sĩ Bahn – hiện là giáo sư chuyên phẫu thuật răng hàm mặt. Đồng thời là Giám đốc của Chương trình Kiểm soát nỗi đau và sự sợ hãi.”

(còn tiếp)



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tại sao ăn trầu lại chắc răng? Những lưu ý khi ăn trầu tốt nhất cho răng miệng
Tại sao ăn trầu lại chắc răng [1]? Bạn đã bao giờ thắc mắc tại ...
Mới nhổ răng uống nước cam được không? Nên ăn uống như thế nào sau khi nhổ răng?
Cam có vị chua như vậy liệu mới nhổ răng uống nước cam được không ...
Cao răng đen là gì? Cách lấy cao răng đen tại nhà
Cao răng đen hay còn gọi là vôi răng đen, được coi là bệnh lý ...
Răng mẻ có dán sứ Veneer được không?
Câu hỏi: Chào bác sĩ, răng tôi bị mẻ do lúc mở nắp chai bia. ...
Giúp bạn trả lời câu hỏi áp xe răng số 8 có nguy hiểm không?
Áp xe răng số 8 là thuật ngữ nha khoa khá lạ lẫm với nhiều ...
Cách thực hiện mewing đúng cách – Những tiết lộ ngỡ ngàng đến từ chuyên gia về mewing
Bạn muốn biết cách thực hiện mewing đúng cách [1] chứ? Nếu có thì bài ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia