Giúp bạn trả lời câu hỏi áp xe răng số 8 có nguy hiểm không?
Banner giảm béo

Giúp bạn trả lời câu hỏi áp xe răng số 8 có nguy hiểm không?

Cập nhật ngày: 17/02/2020

Áp xe răng số 8 là thuật ngữ nha khoa khá lạ lẫm với nhiều người, không phải ai chúng ta cũng hiểu rõ về triệu chứng bệnh lý này. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi áp xe răng là gì? Áp xe răng số 8 có nguy hiểm không? Và cung cấp một số thông tin hữu ích về vấn đề này.

Áp xe răng là gì? Các triệu chứng của áp xe răng số 8?

Áp xe răng số 8 có nguy hiểm không? Áp xe răng là tên gọi của tình trạng túi mủ hình thành do nhiễm trùng tại khu vực răng và xung quanh răng. Áp xe răng nếu không được điều trị sẽ gây vỡ trong răng khiến cho vi khuẩn tấn công vào bên trong răng. Khi xảy ra áp xe răng, nếu không được xử lý sẽ dẫn đến những biến chứng cực kì nghiêm trọng, thậm chí là gây nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng.

Trong các trường hợp thì áp xe răng số 8 thường xảy ra nhất do răng này hay bị mọc lệch, mọc ngầm khiến lợi viêm sưng, gây ra sâu răng và có thể chuyển thành áp xe răng nếu chủ quan không điều trị sớm.

Các triệu chứng thường gặp khi bị áp xe răng số 8 là: đau nhói ở gần răng hoặc trong nướu và cơn đau tăng lên khi nằm xuống, đau khi ăn và nói chuyện, mặt có hiện tượng đỏ mặt và sưng, xuất hiện hạch ở cổ hoặc gần tai, lợi bị tấy đỏ và xuất hiện dấu hiệu viêm, răng lung lay, hơi thở có mùi khó chịu, sốt hoặc sốt cao dẫn đến co giật,…

áp xe răng số 8 có nguy hiểm không

Áp xe răng số 8 là tình trạng cực kì nguy hiểm

Nguyên nhân gây áp xe răng số 8

Áp xe răng số 8 xảy ra thường là do biến chứng của việc nhiễm trùng răng miệng, làm xuất hiện túi mủ ở khu vực răng và nướu. Khi mủ răng nhiều, nó sẽ tạo nên một áp lực lớn ép vào dây thần kinh và gây ra những cơn đau cực kì dữ dội.

Nguyên nhân chính gây nên áp xe răng số 8 là do cách vệ sinh răng miệng chưa đúng cách và kĩ lưỡng khiến những thức ăn còn sót lại trên răng tạo thành những mảng bám, lâu dần sẽ chuyển biến thành sâu răng. Bởi lẽ răng số 8 thường mọc lên rất chậm, khiến lợi bị sưng lên và tạo kẽ hở. Từ đó thức ăn rất dễ mắc vào, lâu ngày vi khuẩn sẽ tấn công và gây sâu răng. Nếu sâu răng để lâu ngày không được điều trị sẽ thì vi khuẩn xâm nhập vào trong tấn công tủy răng, khiến bên trong răng nhiễm trùng và chuyển thành áp xe răng.

áp xe răng số 8 có nguy hiểm không

Sâu răng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến áp xe răng số 8

Áp xe răng số 8 có nguy hiểm không? Cách điều trị áp xe răng số 8

Áp xe răng số 8 có nguy hiểm không? Câu trả lời là cực kì nguy hiểm. Bởi khi túi mủ vỡ ra sẽ khiến cấu trúc răng nướu tổn thương nghiêm trọng, phá hủy men răng đồng thời khiến chảy nhiều máu rất nguy hiểm. Khi có tổn thương nghiêm trọng, các vi khuẩn tư khoang miệng sẽ tấn công rất nhanh, có khả năng biến chứng thành nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng.

áp xe răng số 8 có nguy hiểm không

Áp xe răng có thể gây nhiễm trùng máu

Khi phát hiện thấy răng số 8 xuất hiện dấu hiệu áp xe cần đến phòng khám nha khoa kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hại. Áp xe răng không thể tự điều trị tại nhà mà cần có sự can thiệp của máy móc và thuốc chuyên dụng, do bác sĩ có chuyên môn thực hiện để đảm bảo an toàn.

Trong trường hợp chưa thế đến gặp bác sĩ ngay thì các thuốc điều trị áp xe răng số 8 giúp giảm đau như acetaminophen (Tylenol), naproxen (Aleve), ibuprofen (Advil hoặc Motrin) tại nhà. Tuy nhiên, không được trì hoãn việc gặp bác sĩ để có thể điều trị tận gốc tình trạng nguy hiểm này.

áp xe răng số 8 có nguy hiểm không

Áp xe răng cần được điều trị sớm để ngăn biến chứng nguy hiểm

Tùy vào vị trí và nguyên nhân áp xe răng mà nha sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Nguyên tắc điều trị chung là loại bỏ ổ nhiễm trùng, điều trị nguyên nhân và bảo tồn răng, tránh các biến chứng ở mức tối đa.

+ Điều trị cấp hay còn gọi là điều trị trước tiên thường xử lý áp xe bằng cách rạch, chích lấy mủ. Trong quá trình xử lý ổ mủ viêm, bác sĩ có thể kê đơn uống thuốc kháng sinh, kháng viêm và giảm đau để hạn chế nhiễm trùng và các cơn đau cho người bệnh.

+ Sau khi đã tiến hành loại bỏ túi mủ, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý nguyên nhân gây áp xe răng. Thường thì răng số 8 sẽ bị chỉ định nhổ bỏ để ngăn ngừa nguy cơ tái phát áp xe răng nguy hiểm. Hơn thế nữa, do răng số 8 không đóng góp vai trò đảm bảo thẩm mỹ hay chức năng ăn nhai nên nếu có nhổ đi cũng sẽ không gây tác hại nghiêm trọng.

Vậy câu trả lời áp xe răng số 8 có nguy hiểm không chắc chắn là có. Bởi lẽ áp xe răng là biến chứng sau cùng của sâu răng, viêm lợi, vậy nên ngay từ khi chúng mới xuất hiện, chúng ta cần điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Nếu khách hàng có câu hỏi về các bệnh lý nha khoa khác, hãy liên hệ ngay đến hotline 1800.2045 để được tư vấn miễn phí 24/7.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tập thể dục đều đặn ảnh hưởng như nào đến sức khoẻ răng miệng bạn?
Dáng săn chắc, răng khoẻ mạnh, tại sao không? Ai cũng biết tập thể dục sẽ ...
Tổng hợp những câu hỏi về niềng răng có đau không | Tư vấn niềng răng miễn phí
Tìm hiểu những kinh nghiệm niềng răng là việc làm cần thiết trước khi lựa ...
Hướng dẫn cách chữa răng nhạy cảm an toàn và hiệu quả nhanh chóng
Răng nhạy cảm là tình trạng phổ biến, dễ gặp ở nhiều người, cách chữa ...
Nướu răng bị sưng không đau có nguy hiểm không? Những điều cần lưu ý!
Nướu răng bị sưng không đau có phải là triệu chứng cảnh báo bệnh gì ...
Review nước súc miệng Kin có tốt không? Xu hướng chăm sóc răng miệng 2021
Nước súc miệng là một công đoạn không thể thiếu trong vệ sinh răng miệng ...
Răng bị ố vàng làm sao để trắng lại?
Có rất nguyên nhân khiến hàm răng bị ố vàng như việc vệ sinh răng ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia