Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)
Banner giảm béo

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng của thế kỷ vừa rồi. Tất cả nghiên cứu, sáng chế này đều mang tính lịch sử, thay đổi toàn bộ hệ thống hoạt động ngành Nha khoa toàn thế giới. Hãy cùng khám phá 2 bước chuyển mình cuối cùng của nền Nha khoa qua bài viết hôm nay nhé.

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Vật liệu trám răng

Vật liệu trám răng xuất hiện giống như 1 làn sóng mới, cho phép người bệnh có 1 khuôn răng thẩm mỹ tốt hơn với cấu trúc răng khuyết thiếu được lấp đầy 1 cách nghệ thuật. Vật liệu trám răng được ví như nhựa tổng hợp khi có tính chất khá mềm dẻo, dạng dung dịch sệt. Khi được sử dụng để trám vết răng sâu, vỡ, mẻ, nứt trên thân răng, vật liệu trám răng sẽ từ từ luồn lách tới các lỗ hổng và bít kín kẻ hở đó. 

Bởi vốn dĩ ban đầu có tính sệt lỏng, nên vật liệu trám răng rất dễ tạo hình. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy 1 khí cụ nha khoa có hình dáng như bút lông, điều chỉnh hình dáng và độ mịn trên bề mặt của vật liệu trám răng. Điều này nhằm đảm bảo vật liệu trám răng có thể dàn đều, đạt độ dày đồng nhất trên bề mặt răng cũng như đảm bảo chúng có thể bít kín mọi lỗ hổng trong 1 lần trám duy nhất.

Vật liệu trám răng xuất hiện giống như cứu tinh của ngành thẩm mỹ nha khoa

Vật liệu trám răng sẽ dần dần hoá cứng do tác động oxy hoá của môi trường không khí, tạo thành lớp “vỏ” cứng cáp bao trọn lấy phần răng bị khuyết thiếu. Giúp ngăn ngừa mọi tác động xâm lấn của vụn thức ăn thừa, đồng thời đảm bảo chức năng răng được thực hiện 1 cách tốt nhất.

Vật liệu trám răng là thành tựu nghiên cứu của Tiến sĩ Michael Buonocore vào những năm 1950. Cho đến những năm 1970, vật liệu trám răng dần được phổ biến rộng rãi, thịnh hành trên thế giới nhờ tính thẩm mỹ cao của chúng.Vật liệu trám răng hiện vẫn được nghiên cứu nhằm mục đích có thể ứng dụng cả trong phẫu thuật và điều trị các bộ phận khác ngoài răng.

Trồng răng Implant

Nếu bạn nghĩ răng bọc sứ là phương pháp duy nhất để phục hình, chỉnh nha răng khiếm khuyết thì bạn đã nhầm to. Hiện nay, phương pháp thẩm mỹ nha khoa có khả năng giúp phục hình cả những răng đã mất hoàn toàn cả gốc chân răng chính là trồng răng Implant.

Trồng răng Implant có cấu trúc bao gồm trụ răng Implant thay thế cho chân răng, gắn chặt vào mô nướu, mão sứ phía trên thay cho thân răng và khớp nối 2 bộ phận này lại với nhau. Tuy là công nghệ phục hình hiện đại nhất hiện nay, nhưng trồng răng Implant lại có lịch sử xuất hiện từ khá lâu trước đó.

Trồng răm Implant đã xuất hiện từ những năm 1900

Từ đầu những năm 1900, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm cấy ghép nhiều loại kim loại vào mô nướu nhằm tìm ra vật liệu tương thích tốt nhất với cơ thể người, có thể thay thế răng sâu hỏng đã bị nhổ. Hầu như mọi nỗ lực cố gắng đều không đem lại kết quả tốt, đôi khi chúng còn gây ra những vấn đề hệ luỵ sức khoẻ cho người bệnh. Tuy nhiên, qua nhiều năm nghiên cứu thì chất lượng phục hình Implant đã có vẻ khả quan hơn.

Vào những năm 1960, hình dáng và thiết kế mới của trụ Implant đã đem lại những tín hiệu phục hình hiệu quả đầu tiên. Mặc dù vậy, những trụ Implant thế hệ đầu tiên này chỉ có tuổi thọ tối đa từ 5-10 năm, vô cùng ngắn. Chưa dừng lại ở đó, những năm 1970, các biện pháp tương quan sinh học đã được nghiên cứu và ứng dụng nhằm giúp trụ Implant có thể trụ vững trong khuôn hàm. Trụ Implant thế hệ thứ 2 này đã cho thấy tín hiệu đáng mừng trong việc ngăn chặn khả năng đào thải của xương hàm sau nhiều năm cấy ghép.

Và ngày càng phát triển vượt trội

Những năm 1980 và 1990, tỷ lệ khuôn hàm cũng đã được chú ý và dự tính cho cả những trường hợp chưa mọc răng khôn. Cho đến nay, tỷ lệ thành công của các ca cấy ghép Implant đã lên tới 95%. Cấy ghép răng Implant cũng đã được nghiên cứu, chứng minh an toàn với sức khoẻ con người. Chưa kể đó, răng Implant hiện tại cũng có khả năng kháng viêm, tránh xâm lấy gây hại do các răng kế cận gây ra cũng vô cùng hiệu quả



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu cách chữa viêm lợi bằng mật ong | Bài thuốc dân gian từ xưa truyền lại
Tìm hiểu cách chữa viêm lợi bằng mật ong [1] và phương pháp điều trị ...
Phòng khám răng ở đâu tốt tại Hà Nội chuẩn Quốc tế?
Nên khám răng ở đâu tốt nhất Hà Nội chắc chắn là thắc mắc của ...
Sự thật về cách chữa sâu răng bằng cà độc dược liệu có thật sự hiệu quả như lời đồn
Nếu bạn muốn biết cách chữa sâu răng bằng cà độc dược như thế nào, ...
Cách lấy cao răng bằng dầu dừa – Hiệu quả không tưởng mà bấy lâu bạn chẳng hề hay biết
Bạn đã biết cách lấy cao răng bằng dầu dừa [1]? Nếu chưa, hãy dành ...
Chuyên gia nha khoa giải đáp thắc mắc bệnh viêm nha chu có lây không?
Bệnh viêm nha chu có lây không [1]? Bạn đã thực sự hiểu rõ về ...
Bảng giá lấy cao răng TPHCM bao nhiêu tiền | Cập nhật mới nhất năm 2021
Cập nhật bảng giá lấy cao răng TPHCM [1] mới nhất hiện nay. Chi phí ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia