Người bị bệnh tiểu đường nên làm theo cách này để ngừng bị khô miệng
Banner giảm béo

Người bị bệnh tiểu đường nên làm theo cách này để ngừng bị khô miệng

Người bệnh tiểu đường rất dễ bị khô miệng, làm sao để chấm dứt tình trạng này?

Chứng khô miệng không chỉ gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh, mà còn khiến triệt tiêu môi trường sống của các vi khuẩn có lợi cho sức khoẻ răng miệng. Tình trạng khô miệng sẽ khiến đến các tình trang như hôi miệng, sâu răng, viêm nha chu… vô cùng nguy hiểm. Vậy làm sao để chấm dứt tình trạng khô miệng này, đặc biệt là với người bị bệnh tiểu đường khi phải sử dụng rất nhiều thuốc khiến suy giảm chức năng tuyến nước bọt?

Người bệnh tiểu đường rất dễ bị khô miệng

Theo thống kê của Tổ chức Tiểu đường Quốc tế cho biết, trung bình năm có 463 triệu người trên thế giới đang mắc phải chứng bệnh này. Bệnh tiểu đường gây ra rất nhiều hệ luỵ tới sức khoẻ răng miệng, mà trong đó chứng khô miệng là tình trạng phổ biến, dễ mắc phải nhất.

Tại sao nhiều bệnh nhân tiểu đường lại bị mắc chứng khô miệng?

Khô miệng còn được gọi với tên khoa học là xerostomia, sở dĩ bệnh nhân tiểu đường dễ bị chứng khô miệng là do có mức đường huyết cao, dẫn đến việc tuyến nước bọt hoạt động yếu, không cung cấp đủ độ ẩm cho khoang miệng. Thông thường, chứng khô miệng thường dễ mắc nhất với cả 2 trường hợp bị bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2.

Nguyên nhân là do đường huyết cao ức chế khả năng hoạt động của tuyến nước bọt

Làm sao để biết bản thân có bị mắc chứng khô miệng hay không?

Nếu bạn không bị bệnh tiểu đường nhưng vẫn muốn xác định xem bản thân có bị mắc chứng khô miệng hay không, hãy dựa vào các biểu hiện sau:

– Miệng lúc nào cũng cảm thấy dính, luôn khát nước

– Dễ bị loét, nhiệt miệng

– Môi nứt nẻ, đặc biệt ở khoé môi

– Cổ họng khô

– Đôi khi còn bị kèm chứng hôi miệng

Biểu hiện ban đầu là luôn khát nước

Ngoài ra, khi bị mắc chứng khô miệng nặng cũng sẽ ảnh hưởng đến việc giao tiếp, phát âm chuẩn xác. Khi bị khô miệng lâu ngày, hoặc rơi vào tình trạng quá khát nước kéo dài, bạn còn có thể bị:

– Đau họng

– Khàn giọng

– Khô lưỡi, viêm lưỡi, thậm chí là nấm lưỡi

Lâu ngày chuyển sang đau họng

Điều trị chứng khô miệng đối với người bệnh tiểu đường ra sao?

Thông thường, người bị bệnh tiểu đường sẽ luôn phải dùng thuốc và các liệu pháp điều trị để cải thiện sức khoẻ. Cho nên, để ngăn ngừa chứng viêm miệng, bạn chỉ có thể:

– Uống nhiều nước tinh khiết, hạn chế đồ uống có đường, có cồn, đồ uống công nghiệp… Vì những loại đồ uống chứa nhiều chất tạo ngọt, cafein, cồn hay thuốc lá… đều sẽ khiến tình trạng bệnh của bạn tệ hơn.

– Bên cạnh đó, hãy thực hiện chế độ ăn kiêng khoa học dành riêng cho người bệnh tiểu đường, kết hợp lối sống khoẻ mạnh, chăm tập thể dục thể thao mỗi ngày để đẩy lùi nguy cơ bệnh tật.

– Sau khi đánh răng, hãy sử dụng nước muối tinh khiết hoặc nước súc miệng hương bạc hà để súc miệng, kích thích tuyến nước bọt hoạt động.

Để điều hoà đường huyết, nồng độ máu, bạn có thể mang thêm vớ nén để hạn chế sưng tấy do huyết khối tĩnh mạch sâu gây ra, hoặc tiêm thêm insulin để ổn định nồng độ máu.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

Kết hợp thăm khám nha khoa và chăm sóc y tế đúng cách

Hãy đảm bảo việc thăm khám nha khoa được diễn ra định kỳ đúng 6 tháng/lần để các nha sĩ có thể giúp bạn kiểm tra sức khoẻ, loại bỏ mảng bám cao răng cứng đầu đều đặn. Khi thăm khám, hãy liệt kê chi tiết những loại kháng sinh, thuốc điều trị, thuốc bổ trợ mà bạn đang dùng để bác sĩ có thể giúp bạn có những biện pháp bảo vệ sức khoẻ răng miệng tốt hơn, hạn chế bệnh lý nha chu, và cả chứng khô miệng.

Thăm khám nha khoa định kỳ giúp kiểm soát sức khoẻ răng miệng

 



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nhổ răng xong có được uống rượu không? Lời giải đáp từ chuyên gia nhất định không thể bỏ lỡ
Nếu bạn vẫn thắc mắc rằng nhổ răng xong có được uống rượu không [1], ...
Răng hô bọc răng sứ có được không? | Giải đáp cùng chuyên gia
Câu hỏi: [Răng hô bọc sứ có được không?] Chào bác sĩ của Nha khoa Quốc ...
Những điều cần biết về bệnh viêm nướu răng có mủ – Nguyên nhân và cách trị
Câu hỏi: Chào bác sĩ! Thời gian gần đây lợi tôi thường xuyên có dấu ...
Viêm lợi ở trẻ nhỏ – Nguyên nhân và cách xử lý
Viêm lợi ở trẻ nhỏ là triệu chứng bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới ...
Review Thuốc nha chu tán có tốt không?
Thuốc nha chu tán là giải pháp điều trị các bệnh răng miệng được khá ...
Top 5 thực phẩm vàng tốt cho sức khỏe răng miệng
Bên cạnh chế độ chăm sóc răng miệng như: khám răng, lấy cao răng định ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia