Đánh răng ngay đi! Nếu bạn không muốn não cá ghé chào
Banner giảm béo

Đánh răng ngay đi! Nếu bạn không muốn “não cá” chỉ vì thói quen xấu của mình

Cập nhật ngày: 29/06/2020

Nghe thì có vẻ phi lý đấy nhưng nếu bạn không tin thì cứ thử xem, không vệ sinh răng 1 thời gian dài và chứng “siêu não cá” – Alzheimer sẽ tấn công bạn bất cứ lúc nào chúng muốn! Đây chẳng phải là 1 chuyện đùa đâu, mà có nghiên cứu khoa học chứng minh cả đấy.

Lười đánh răng cũng có thể bị Alzheimer – Bạn có biết?!

Theo như nghiên cứu mới nhất về sức khoẻ răng miệng được đăng trong tạp chí Science Advances gần đây cho biết, các vi khuẩn có hại trong miệng có thể sản sinh 1 lượng lớn các độc tố có khả năng tấn công não bộ của bạn. Khi não bộ bị xâm hại bởi những độc tố này, chứng Alzheimer sẽ làm phiền bạn bất cứ lúc nào có thể mà không cần phải đợi khi bạn già đi.

Như bạn đã biết, các món ăn sau khi đưa vào miệng chúng ta sẽ được nghiền nát trước khi chuyển xuống dạ dày. Tuy nhiên, không phải mẩu thức ăn nào cũng ngoan ngoãn chui xuống đúng vị trí cần thiết như vậy đâu. Một vài trong số chúng sẽ bám chặt và định cư lại tại các kẽ răng, bọng má, khoang miệng, lưỡi… bất cứ đâu có thể lưu giữ được chúng trong khoang miệng.

Vi khuẩn gây hại cho răng có khả năng gia tăng chứng bệnh Alzheimer cực cao

Theo thời gian, khi không bị loại bỏ bởi các phương pháp vệ sinh răng miệng thông thường như đánh răng, súc miệng hay dùng chỉ nha khoa, các mảng bám này sẽ sản sinh ra 1 lượng lớn vi khuẩn có hại nhờ nồng độ pH ổn định và nhiệt độ hoàn hảo nơi khoang miệng. Một số chúng sẽ “yên phận” hoành hành ở khoang miệng, tạo ra các bệnh lý nha chu khó chịu. Một vài cá thể nổi loạn khác sẽ tấn công thẳng lên khoang họng, rồi tiếp đến là mạch máu và cả não bộ.

Theo Tara Fourre, quản lý nghiên cứu của cơ sở sức khoẻ khoang họng toàn cầu Johnson & Johnson cho biết: “Sẽ có khoảng hơn hai tá chủng loại vi khuẩn trong khoang miệng có liên quan với các bệnh ở vùng khác trong cơ thể.” Sở dĩ chúng có khả năng “đỉnh cao” tới vậy là nhờ sự hoạt động thường xuyên của nước bọt, cũng như việc nhai nuốt của bạn sẽ giúp chúng di cư dễ dàng tới các vùng khác ngoài khoang miệng. Fourre cũng cho hay: “Việc di cư của vi khuẩn trong cơ thể bạn là quá trình tự nhiên và chúng ta không thể ngăn chặn được. Tuy nhiên bạn có khả năng giảm thiểu số lượng vi khuẩn trôi vào máu bằng cách chăm sóc răng miệng tốt hơn.”

Hãy chăm sóc sức khoẻ răng miệng thật đúng cách

Để ngăn chặn sự tấn công, di cư của vi khuẩn có hại tới các vùng khác trên cơ thể ngoài khoang miệng, bạn hãy áp dụng những cách sau đây.

  • Đánh răng kết hợp dùng chỉ nha khoa mỗi ngày

Đánh răng thường xuyên là 1 thói quen tốt, nhưng các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng bạn chỉ nên đánh răng tối đa 2 phút/lần với 1 lực vừa phải. Việc đánh răng đều đặn mỗi ngày chính là cách đơn giản nhất để tiêu diệt hoàn toàn ổ dịch ngay khi chúng chưa bắt đầu. Kết hợp với đó, bạn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch hoàn toàn mọi kẽ răng, giúp loại bỏ mảng bám tuyệt đối hiệu quả.

Đánh răng mỗi ngày giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại 1 cách nhanh nhất

  • Tăng cường bổ sung nhiều loại trái cây và rau củ

Theo nghiên của Veterans Affairs cho biết: Người có thành phần menu đa dạng rau quả, giàu chất xơ sẽ có khả năng kháng các chứng bệnh về nướu tốt hơn. Chất xơ có trong rau củ quả không chỉ giúp dọn dẹp mảng bám vụn thức ăn 1 cách tự nhiên trong quá trình nhai nuốt, mà còn giúp kích thích tuyến nước bọt hoạt động, trung hoà acid hiệu quả, tránh việc men răng bị bào mòn, gây hại cho sức khoẻ răng về lâu dài.

Chất xơ có trong rau củ quả giúp làm sạch mảng bám tự nhiên hiệu quả

  • Súc miệng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn?

Thay vì súc miệng bằng các loại nước súc miệng giàu flour, các chuyên gia nha khoa khuyên bạn nên súc miệng bằng nước lọc hoặc nước muối sinh lý bình thường sau khi ăn các loại đồ ngọt hoặc giàu tinh bột. Việc súc miệng như vậy giúp loại bỏ nhanh chóng mảng bám, không cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, đồng thời cũng không ảnh hưởng hay bào mòn men răng do các chất hoá học làm sạch răng gây ra khi bạn súc miệng quá nhiều.

Súc miệng sau mỗi bữa ăn giàu tinh bột và đường để đảm bảo lợi ích tối ưu cho răng miệng

  • Cảnh giác với tiền sử bị các chứng bệnh nghiêm trọng?

Nếu bạn từng có tiền sử bị mắc các chứng bệnh nghiêm trọng, có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng thì tốt hơn hết, bạn nên chăm sóc, vệ sinh khoang miệng càng chu đáo càng tốt. “Bệnh từ miệng mà ra” cũng chính là để miêu tả trường hợp này. Rất nhiều người thường chủ quan cho rằng bệnh răng miệng không liên quan gì đến các bộ phận khác trên cơ thể. Điều này hết sức sai lầm, bởi bệnh từ khoang miệng là nơi có thể dễ lây truyền, di chứng sang những nơi khác trên cơ thể nhất vì cơ chế hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn của cơ thể.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tất tần tật về cách sử dụng chỉ nha khoa đúng cách – Nhất định không thể bỏ lỡ!
Nếu bạn không biết cách sử dụng chỉ nha khoa đúng cách như thế nào, ...
Không cần nhăn nhó vì đau nhức răng hàm trên khi biết những cách khắc phục sau
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức răng hàm trên nhưng có ...
Cách chữa viêm lợi trùm tại nhà – Bí quyết dân gian bỏ túi siêu hữu dụng!
Viêm lợi trùm là một dạng bệnh lý xảy ra khi răng khôn không có ...
Chân răng bị sưng có mủ và chảy máu phải làm sao?
Chân răng bị sưng có mủ và chảu máu khiến việc ăn nhai và giao ...
Bật mí cách chỉnh răng hô không cần niềng răng tại nhà đơn giản hiệu quả nhất
Cách chỉnh răng hô không cần niềng răng đang là là phương pháp được nhiều ...
Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia