Hiện tượng lão hoá răng miệng: Nguyên nhân và hướng xử lý như thế nào
Banner giảm béo

Hiện tượng lão hoá răng miệng | Nguyên nhân và hướng xử lý như thế nào?

Cập nhật ngày: 17/12/2020

Tìm hiểu về tình trạng lão hoá răng miệng qua bài viết sau đây.

Khi tuổi ngày một cao thì sẽ xuất hiện tình trạng lão hóa các bộ phận trên cơ thể, trong đó phải kể đến lão hóa răng miệng. Đây là điều không thể tránh khỏi theo quy luật tự nhiên nhưng chúng ta vẫn có những biện pháp để hạn chế làm răng bị lão hóa. Mời các bạn cùng tìm hiểu những dấu hiệu răng lão hóa, cũng như nguyên nhân khiến cho răng thoái hóa nhanh và cách khắc phục hiệu quả, an toàn là gì trong bài viết sau đây của Nha khoa Quốc tế Nevada.

lão hoá răng miệng, lão hoá răng, răng lão hóa, răng bị lão hóa, lão hóa chân răng, răng thoái hoá

Tình trạng lão hóa răng miệng ở người cao tuổi

Tình trạng lão hóa răng miệng ở người cao tuổi

Lão hóa răng miệng là tình trạng thường gặp và xảy ra ở những người cao tuổi. Đây được xem như một quy luật tất yếu khó tránh khỏi. Thời gian, tốc độ lão hóa răng ở mỗi người là khác nhau, gây nên những khó khăn, bất cập trong sinh hoạt, vấn đề ăn nhai, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Răng lão hóa sẽ có những biến đổi ở bề mặt ngoài và bên trong răng, thể hiện ở những dấu hiệu khác nhau.

lão hoá răng miệng, lão hoá răng, răng lão hóa, răng bị lão hóa, lão hóa chân răng, răng thoái hoá

Răng bị lão hóa là hiện tượng không thể tránh khỏi

  • Bề mặt răng bị ố vàng

Khi răng suy thoái, lớp men răng sẽ bị thoái hóa. Khi men răng không còn đủ sức để chống trọi với những tác nhân bên ngoài thì sẽ là cơ hội cho các loại thực phẩm gây màu như trà, cà phê, thuốc lá, chocolate,… tấn công và để lại “dấu tích” của mình trên răng. Chính vì thế, những người cao tuổi dù có thể vệ sinh răng miệng thường xuyên nhưng răng vẫn không tránh khỏi tình trạng bị ố vàng, xỉn màu.

  • Răng nhạy cảm

Răng lão hóa trở nên nhạy cảm hơn bởi men răng bị suy yếu các phần bên trong của răng như ngà răng, tủy răng dễ dàng bị tấn công. Tủy răng là nơi chứa nhiều dây thần kinh cảm giác và mạch máu để nuôi dưỡng cho răng. Lúc này, răng sẽ trở nên nhạy cảm, dễ dàng bị ê buốt, đau nhức khi bị tác động, đặc biệt là khi ăn các thực phẩm chua, lạnh, nóng,…

lão hoá răng miệng, lão hoá răng, răng lão hóa, răng bị lão hóa, lão hóa chân răng, răng thoái hoá

Răng nhạy cảm, dễ ê buốt

  • Lực ăn nhai yếu

Khi răng còn khỏe có thể chịu được lực lên đến 200 pound, có thể ăn nhai thoải mái những thực phẩm cứng, dai. Tuy nhiên khi về già sẽ xuất hiện tình trạng lão hóa chân răng, làm răng yếu dần và lung lay, không còn đủ lực để đứng vững trong khung hàm và thực hiện chức năng ăn nhai đảm bảo như bình thường. Càng lớn tuổi, dấu hiệu này càng rõ dần, thậm chí là khi răng quá yếu có thể rụng.

  • Xuất hiện các tình trạng bệnh lý răng miệng

Khi càng lớn tuổi, nướu sẽ teo và tuyến nước bọt giảm tiết tạo điều kiện lý tưởng khiến cho các vi khuẩn càng dễ dàng tấn công. Sức đề kháng của cơ thể lúc này đã kém, không còn đủ sức để chống trọi nên việc gặp các vấn đề bệnh lý như sâu răng, hôi miệng, viêm nướu,… là điều hoàn toàn dễ hiểu.

lão hoá răng miệng, lão hoá răng, răng lão hóa, răng bị lão hóa, lão hóa chân răng, răng thoái hoá

Xuất hiện các bệnh ý răng miệng

Những nguyên nhân khiến cho răng bị lão hóa nhanh hơn

Lão hóa răng miệng là quy luật của tự nhiên. Dù vậy, thời gian và mức độ lão hóa nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

– Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Việc vệ sinh răng miệng ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề sức khỏe của răng. Nếu như vệ sinh răng không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tấn công. Đặc biệt là khi càng cao tuổi, vi khuẩn càng có điều kiện để tấn công một cách dễ dàng hơn.

– Chế độ dinh dưỡng thiếu chất, kém khoa học: Khẩu phần ăn hàng ngày thiếu hụt các chất dinh dưỡng tốt cho răng miệng như canxi, protein, vitamin A, D,… khiến cho răng bị lão hóa nhanh hơn. Bên cạnh đó, thường xuyên ăn các thức ăn quá cứng, dai, có chứa nhiều axit, tinh bột,… là tác nhân hủy hoại răng miệng mỗi ngày.

– Không kiểm tra răng miệng định kỳ: Lão hóa răng miệng diễn ra chậm theo thời gian và nếu như không thường xuyên thăm khám nha sĩ thì chúng ta sẽ không thể nào phát hiện ra được răng của mình đang trong quá trình lão hóa. Khi đã gặp phải các vấn đề về răng miệng thì đồng nghĩa với việc răng đã thoái hóa nặng.

lão hoá răng miệng, lão hoá răng, răng lão hóa, răng bị lão hóa, lão hóa chân răng, răng thoái hoá

Vệ sinh răng miệng, chế độ dinh dưỡng,… là những nguyên nhân khiến răng bị lão hóa nhanh

Cách phòng tránh hiện tượng răng thoái hóa hiệu quả

Răng bị lão hóa là điều không thể tránh khỏi nhưng chúng ta vẫn có thể làm chậm và hạn chế quá trình này bằng một chế độ chăm sóc răng miệng tốt.

lão hoá răng miệng, lão hoá răng, răng lão hóa, răng bị lão hóa, lão hóa chân răng, răng thoái hoá

Hướng dẫn phòng tránh lão hóa răng ở người cao tuổi

– Chải răng đều đặn tối thiểu 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa nhiều flour, đặc biệt là vào sáng và tối, sau mỗi bữa ăn.

– Tạo thói quen súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn, dùng chỉ nha khoa để làm sạch mọi thức ăn thừa, mảng bám còn sót lại trong răng. Chúng chính là những tác nhân gây nên vi khuẩn.

– Cung cấp các loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho răng miệng như sữa, các chế phẩm từ sữa, rau củ quả, thịt, tôm, cua, cá, các loại hải sản,…

– Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn, đồ uống làm đẩy nhanh tiến độ lão hóa cho răng như rượu bia, thuốc lá, nước uống có gas, bánh kẹo,…

– Thăm khám răng miệng định kỳ tối thiểu 6 tháng/ lần để kiểm tra và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng nếu có.

lão hoá răng miệng, lão hoá răng, răng lão hóa, răng bị lão hóa, lão hóa chân răng, răng thoái hoá

Thăm khám nha sĩ định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần

Lão hóa răng miệng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Chúng ta không thể tránh khỏi những quy luật của tự nhiên nhưng cũng có những cách chăm sóc để làm hạn chế tối đa việc răng bị thoái hóa sớm. Mọi vấn đề cần tư vẫn và hỗ trợ xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc tế Nevada tại HOTLINE: 1800.2045.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Răng yếu phải làm sao? | Nguy cơ tiềm ẩn không chữa đừng hối hận
Răng yếu do tuổi tác lão hóa gây ra là một hiện tượng tự nhiên ...
Góc hỏi đáp nha khoa: Người có 26 cái răng thì có sao không?
Người có 26 cái răng [1] có phải là vấn đề đáng lo ngại hay ...
5 cách lấy cao răng tại nhà bằng muối sạch bay chỉ 3 phút mỗi ngày
Nếu bạn không có hàm răng trắng sáng ấn tượng hãy thử ngay 5 cách ...
Nhổ răng xong có được uống rượu không? Lời giải đáp từ chuyên gia nhất định không thể bỏ lỡ
Nếu bạn vẫn thắc mắc rằng nhổ răng xong có được uống rượu không [1], ...
Mách mẹ cách xử trí khi trẻ bị nhiệt miệng và sốt
Trẻ bị nhiệt miệng và sốt là vấn đề thường xảy ra khiến các mẹ ...
Vì sao người già bị rụng răng? Làm thế nào để phòng tránh rụng răng ở người già?
Giải đáp thắc mắc vì sao người già bị rụng răng [1] trong bài viết ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia