Đăng ký Tư vấn miễn phí
Tại sao bị lở miệng? Bị lở miệng làm sao hết?
Lở miệng là một dạng bệnh lý khoang miệng thường gặp.Tuy không gây nguy hiểm nhưng lở miệng gây ra khá nhiều phiền toái cho chúng ta trong sinh hoạt hàng ngày như đau nhức lúc ăn uống, nói chuyện… Lở miệng tương đối dễ điều trị nhưng đôi khi nó lại bị chúng ta chủ quan bỏ qua, để lâu ngày dẫn đến viêm loét nghiêm trọng. Nếu bạn vẫn băn khoăn bị lở miệng làm sao hết thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc này.
Triệu chứng của lở miệng? Tại sao bị lở miệng?
Lở miệng hay còn gọi là nhiệt miệng có các triệu chứng như vùng mô mềm trong khoang miệng bị sưng đỏ, có xuất hiện nốt viêm hoặc vùng viêm loét. Lở miệng đi kèm cảm giác đau nhức và vướng víu rất khó chiu, gây cản trở quá trình ăn uống và giao tiếp. Bệnh lở miệng gần như xuất hiện quanh năm, đặc biệt vào mùa hè và thu – đông khi thời tiết hanh khô, nắng nóng.
Lở miệng là bệnh lý răng miệng thường gặp
Trên thực tế, căn cứ vào nguyên nhân gây lở miệng thì chúng ta có 2 dạng lở miệng thường gặp đó là:
– Lở miệng do virus Hecpet (hay còn gọi là bệnh mụn giộp): Lở miệng do virus Hecpet có biểu hiện là những vết phồng, đỏ bé xíu mọc ở miệng và những vùng quanh miệng như môi, lưỡi, bên trong má…, gây sưng đau, tấy đỏ và có thể tiết dịch. Lở miệng do virus Hecpet có thể lây sang người khác.
– Lở miệng do các nguyên nhân khác: thông thường sẽ xuất hiện những vết loét màu đỏ hoặc trắng nằm rải rác bên trong vùng mô mềm của miệng. Điều này giúp chúng ta phân biệt với lở miệng do virus Hecpet, vốn thường xuất hiện ở vùng bên ngoài của môi trên. Lở miệng thông thường cũng xuất phát từ nhiều tác nhân như vệ sinh răng miệng không kĩ khiến vi khuẩn phát triển, hút thuốc, ăn nhiều đồ cay nóng và dầu mỡ, dị ứng với thức ăn, căng thẳng lo âu hay chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Lở miệng do virus Hecpet thường xuất hiện ở sát viền môi
Bị lở miệng làm sao hết? Cách trị lở miệng hiệu quả
Như đã nói ở trên, lở miệng là tình trạng không quá nguy hiểm, có thể điều trị được tại nhà. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý để điều trị sớm, tránh chủ quan khiến các dấu hiệu viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng. Lở miệng làm sao hết? Khi phát hiện bị lở miệng bạn nên có chế độ ăn hợp lý kèm vệ sinh khoang miệng thật tốt theo hướng dẫn dưới đây để bệnh nhanh khỏi.
-
Bị lở miệng nên ăn gì?
+ Uống nhiều nước lọc, nước trái cây không đường, nước trà xanh, nước râu ngô,…
+ Ăn thực ăn ở dạng lỏng, hoặc đồ ăn được hầm mềm như cháo, súp, rảu củ hầm… để tránh các tác động mạnh khi ăn nhai dẫn đến tổn thương vết lở miệng, khiến lở miệng lâu khỏi
+ Ăn nhiều loại thức ăn có tính thanh nhiệt, giải độc như đỗ đen, đỗ xanh, hạt sen, bột sắn,…
+ Bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu từ rau xanh để gia tăng sức đề kháng chống lại bệnh, đồng thời khiến các vết loét lành nhanh hơn
+ Bổ sung thực phẩm có chứa men vi sinh như sữa chua, sữa chua uống; có thể kết hợp với các loại trái cây như kiwi, dâu tây,…để tăng sức đề kháng
Khi bị lở miệng nên ăn nhiều các loại đậu
-
Bị lở miệng không nên ăn gì?
+ Đồ ăn cay nóng và chứa nhiều dầu mỡ như kim chi, ớt, mì ăn liền, gà rán,…. vì dễ gây kích thích niêm mạc miệng, gây viêm loét dẫn đến lở miệng
+ Đồ ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, đồ sấy khô….vì môi trường nhiều đường là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, dấn đến lở miệng hoặc làm cho lở miệng lâu khỏi.
+ Đồ ăn có chứa axit như cam, chanh, dấm… vì có thể gây xót vết loét, khiến chúng ta cảm thấy đau đớn, khó chịu
+ Đồ ăn quá cứng hoặc tạo nhiều mảnh vụn như hạt khô, snack, khoai tây chiên… vì các mảnh vụn khó làm sạch, bám lại khiến khoang miệng bị tổn thương, làm các vết loét trở nên nghiêm trọng
Đồ ăn cay nóng cực kì có hại cho người bị lở miệng
-
Cách chăm sóc răng miệng để lở miệng mau khỏi
+ Làm sạch răng kĩ lưỡng với chỉ nha khoa sau khi ăn
+ Chải răng 2 – 3 lần/ ngày với bàn chải lông mềm, chú ý làm sạch cả lưỡi và bên trong má, mặt trong cung hàm
+ Súc miệng với nước muối sinh lý, nước muối ấm hoặc nước súc miệng chuyên dụng dành cho người bị lở miệng
+ Không hút thuốc vì có khả năng làm tổn thương niêm mạc miệng gây viêm, lở miệng
+ Tập thể dục, đi dạo, nghe nhạc, nói chuyện với bạn bè để giải tỏa căng thẳng, tránh bị stress nghiêm trọng
+ Cân nhắc sử dụng đồ ăn hợp lý, tránh bị dị ứng gây ra lở miệng
+ Sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, thải độc nhằm giảm tình trạng lở miệng và giúp các vết loét nhanh lành: nha đam, lá trầu không, mật ong,…
Sử dụng nha đám chấm vào các vết loét giúp kháng khuẩn giảm viêm hiệu quả
Lở miệng vốn không phải là bệnh lý nghiêm trọng, và có thể điều trị tại nhà, Nhưng đa số chúng ta lại thường bỏ qua nó, dẫn đến các dấu hiệu viêm loét trở nặng, khó điều trị và gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt. Trong trường hợp nầy, chúng ta nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và kê đơn thuốc uống hoặc bôi để điều trị bệnh. Không nên tự ý mua thuốc dùng tại nhà để tránh các tác dụng phụ hoặc biến chứng do dị ứng thuốc, khiến tình trạng lở miệng trở nên nghiêm trọng hơn.
Để được giải đáp các câu hỏi liên qua đến tình trạng lở miệng và bị lở miệng làm sao hết hay các bệnh lý nha khoa khác, bạn có thể liên hệ đến Nha khoa Quốc tế Nevada qua hotline 1800.2045
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]