Bị nhiệt miệng ăn dứa thì sao? Giúp bạn ăn dứa không lo nhiệt miệng
Banner giảm béo

Bị nhiệt miệng ăn dứa thì sao? Giúp bạn ăn dứa không lo nhiệt miệng

Cập nhật ngày: 05/02/2020

Mùa hè là mùa của những loại quả thơm trái ngọt, và dứa là 1 loại quả rất được yêu thích vào mùa này. Mùi hương thơm thảo cùng vị ngọt đặc trưng khiến dứa không chỉ là món quả ăn vui được ưa chuộng, mà còn là các loại nước sinh tố hay gia vị cho món ăn vô cùng thơm ngon. Tuy nhiên, dứa dù đem lại nhiều vitamin C nhưng vẫn khiến miệng phải “khóc thét” khi bạn lỡ ăn quá nhiều dứa cùng lúc. Bị nhiệt miệng ăn dứa thì phải làm sao để đỡ hơn? Hãy cùng xem bí kíp khắc chế loại quả ngon ngọt này ra sao nhé.

nhiệt miệng ăn dứa, bị nhiệt miệng ăn dứa, nhiệt miệng có nên ăn dứa

Bị nhiệt miệng ăn dứa thì sao? Giúp bạn ăn dứa không lo nhiệt miệng

Tại sao ăn dứa lại bị nhiệt miệng?

Mặc dù dứa là 1 loại quả vô cùng mọng nước, giúp giải khát rất tốt và cung cấp khá nhiều vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bị nhiệt miệng khi ăn dứa, lý do tại sao?

Theo tiến sĩ Paul Takhistov thuộc Đại học Rutgers (Mỹ), lý do xuất hiện nhiệt miệng ăn dứa là bởi vì trong dứa có chứa 1 loại enzyme vô cùng đặc biệt, kết hợp cùng acid trong loại quả này khiến cơ thể bị nóng lên khi bạn ăn quá nhiều dứa cùng lúc, dẫn đến tình trạng vừa nói trên. Dứa có 2 đặc điểm khá đặc biệt khiến nó khác hẳn so với các loại trái cây mọng nước khác, đó là:

  • Dứa có chứa 1 loại enzyme khá đặc biệt có tên gọi là bromelain. Đây là 1 loại enzyme chuyên phân giải protein, giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất này 1 cách tốt hơn. Tuy nhiên, nếu như dạ dày của chúng ta luôn yêu thích protein thì miệng lại hoàn toàn ngược lại. Lý do là bởi các kẽ răng không có những lớp bảo vệ tốt, lại rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và làm tổn thương vì khó vệ sinh, nên enzyme bromelain trong dứa sẽ sớm phản ứng với lớp nhầy trong miệng gây mòn men răng. Enzyme này cũng sẽ khiến hao mòn lớp nhầy trong tổng thể khoang miệng khiến bạn có cảm giác rát lưỡi, háo nước sau khi ăn dứa xong.
  • Một nguyên nhân khác chính là việc dứa có chứa nồng độ pH cực cao, khoảng từ 3,2-3,5 kết hợp với lượng acid lớn khiến miệng nhanh chóng bị đau rát, nổi nhiệt, viêm loét sau khi ăn.

nhiệt miệng ăn dứa, bị nhiệt miệng ăn dứa, nhiệt miệng có nên ăn dứa

Dứa có khả năng gây nhiệt miệng do chứa 1 loại enzyme đặc biệt có thể hao mòn lớp phủ bảo vệ mô mềm khoang miệng

Đây cũng chính là lý do tại sao bạn rất dễ bị nhiệt miệng khi ăn dứa. Tuy nhiên, vẫn có những loại trái cây khác cũng có nồng độ acid hay pH ngang hàng với dứa như kiwi, lại không gây nhiệt miệng, thậm chí bảo vệ mô mềm khoang miệng cực tốt. Lý do là bởi trong kiwi không chứa enzyme bromelain. Chỉ duy nhất dứa có chưa cả nồng độ acid, nồng độ pH cao kiêm enzyme bromelain với khả năng xói mòn đặc biệt khiến bạn dễ viêm loét miệng sau khi ăn.

Bị nhiệt miệng ăn dứa thì phải làm sao để đỡ?

Để không bị nhiệt miệng ăn dứa, hay cảm giác bị rát lưỡi sau khi ăn, có rất nhiều người sử dụng cách xóc 1 ít muối với dứa. Cách làm này vừa giúp dứa có vị ngon hơn, lại không gây rát lưỡi. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn từng chút dứa 1 thay vì ăn nhiều cùng 1 lúc để giúp tuyến nước bọt có khả năng hoạt động tốt hơn, giúp trung hòa acid và ngăn chặn sự thay đội nồng độ pH trong miệng, giúp bảo vệ miệng tốt hơn.

Bên cạnh cách sử dụng muối ăn kèm dứa hay ăn ít đi, bạn cũng có thể đem nướng hoặc trần sơ dứa qua nước nóng để giảm acid có trong dứa, giúp bảo vệ các niêm mạc, mô mềm của nướu, lưỡi tốt hơn. Bạn cũng có thể trộn kem tươi, sữa chua hoặc sữa tươi với dứa vì trong sữa có các loại protein có khả năng ức chế sự ảnh hưởng của bromelain. Đồng thời giúp phủ 1 lớp bảo vệ mỏng, giúp trung hoà độ pH, bảo vệ miệng tốt hơn.

nhiệt miệng ăn dứa, bị nhiệt miệng ăn dứa, nhiệt miệng có nên ăn dứa

Bạn có thể kết hợp dứa với các sản phẩm sữa để giúp cân bằng pH không gây nhiệt miệng

Khi bạn bị nhiệt miệng ăn dứa gây ra tình trạng đau, xót khó chịu, cách tốt nhất để làm dịu cơn đau là tạm ngưng ăn dứa trong 1 vài ngay. Thay vào đó, hãy sử dụng những loại quả, rau xanh và đồ uống có tính mát như canh rau ngót, canh rau muống luộc, nước sấu, nước chanh, kiwi, táo, nho, sữa chua… để giúp giảm nhiệt cơ thể. Đồng thời các loại vitamin D, vitamin C, magie, kẽm, canxi… có trong những loại thực phẩm này cũng sẽ giúp vết loét chóng lành hơn.

Trên đây là 1 vài thông tin về tình trạng ăn dứa bị nhiệt miệng cũng như cách khắc phục do Nha khoa Quốc tế Nevada tổng hợp và đưa tin. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thể thưởng thức món ăn yêu thích của mình một cách an toàn nhất, tránh bị viêm loét, nhiệt miệng gây khó chịu, đau xót lâu dài.

 



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[ Mẹo hay ] uống bột sắn dây chữa nhiệt miệng đơn giản tại nhà
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng bị nhiệt miệng và vô cùng khó ...
Hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ | Ba mẹ có hay chăng con đang rất khó chịu?
Ba mẹ có biết, khi bị nhiệt miệng con vô cùng khó chịu? Con quấy ...
TOP 6 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị loét miệng và cách điều trị
Trẻ sơ sinh bị loét miệng, nhiệt miệng hay xuất hiện những vết loét trong ...
Cách trị viêm loét miệng do hoá trị gây ra – Những điều bạn cần lưu ý!
Các quá trình điều trị bệnh bằng phương pháp hoá trị đều phải sử dụng ...
1001 cách chữa nhiệt lưỡi siêu đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả cao
Nhiệt lưỡi là một hiện tượng viêm niêm mạc lưỡi xảy ra khá phổ biến ...
Bệnh cam miệng ở trẻ là gì? Cách chữa bệnh cam miệng ở trẻ em
Cách chữa bệnh cam miệng ở trẻ em như nào? Bệnh cam miệng ở trẻ ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia