TOP 6 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị loét miệng và cách điều trị
Banner giảm béo

TOP 6 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị loét miệng và cách điều trị

Cập nhật ngày: 18/02/2020

Trẻ sơ sinh bị loét miệng, nhiệt miệng hay xuất hiện những vết loét trong khoang miệng là điều không phụ huynh nào mong muốn, thế nhưng tình trạng này lại vẫn đang diễn ra gây ảnh hướng lớn đến sức khỏe của trẻ nhỏ và tăng thêm những áp lực cho bố mẹ. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và làm thế nào để điều trị triệt để loét miệng cho bé trong thời gian sớm nhất? Hãy tham khảo ngay những thông tin trong bài viết dưới đây!

trẻ sơ sinh bị loét miệng, bé sơ sinh bị loét miệng, trẻ sơ sinh bị viêm loét miệng

Trẻ sơ sinh bị loét miệng – Nguyên nhân do đâu?

Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị loét miệng

Nhiều người nghĩ rằng trẻ sơ sinh bị loét miệng là việc khó có thể xảy ra vì chúng chưa thế ăn nhai gì được trong giai đoạn này. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố tác động gây ra những vết lở loét trong khoang miệng bé xíu của bé. Cụ thể là những nguyên nhân sau:

  • Chấn thương trong vùng miệng

Tất cả bộ phần trong khoang miệng bé bao gồm các mô cứng và mô mềm đều rất nhạy cảm, yếu ớt và dễ tổn thương khi có tác động. Bạn chỉ cần vệ sinh miệng cho bé sai cách, vô tình đâm chọc vật nhọn hay vật cứng vào miệng bé là đã gây nên những thương tổn. Những vết thương này ít nhất sẽ cần nhiều ngày để hồi phục, thậm chí lớn dần lên và tạo thành vết loét.

  • Do nguồn sữa mẹ (hoặc sữa công thức)

trẻ sơ sinh bị loét miệng, bé sơ sinh bị loét miệng, trẻ sơ sinh bị viêm loét miệng

Sữa mẹ nóng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị loét miệng 

Giai đoạn nguồn dinh dưỡng của bé hoàn toàn từ sữa mẹ hoặc sữa công thức thì nguyên nhân chính gây ra loét miệng cũng có thể xuất phát từ nguồn dinh dưỡng này. “Mẹ ăn gì – bé bú nấy” là đặc trưng phát triển của trẻ sơ sinh, nếu mẹ ăn những đồ ăn có tính chất nóng cũng ảnh hưởng đến nguồn sữa và khi bé bú vào cũng chịu tác động, có thể là lở loét trong miệng cũng có thể là nổi mụn ở chân tay.

Nếu dùng sữa công thức và lựa chọn dòng sữa không thích hợp với bé cũng có thể gây ra những tác dụng phụ. Sữa công thức không hợp có thể gây nhiệt miệng, táo bón hoặc đi ngoài, thậm chí khiến bé chậm tăng cân và còi hơn những bé cùng trang lứa.

  • Tác dụng phụ của thuốc

Rất nhiều trường hợp do sức đề kháng yếu, một số bé sẽ phải dùng thuốc từ bé. Những loại thuốc điều trị bệnh gây ra chứng khô miệng sẽ làm giảm tiết nước bọt, gây mùi hôi khó chịu và vùng lưỡi của bé cũng có thể bị lở loét nếu dùng trong thời gian dài.

trẻ sơ sinh bị loét miệng, bé sơ sinh bị loét miệng, trẻ sơ sinh bị viêm loét miệng

Một số loại thuốc điều trị có thể khiến bé bị khô miệng

  • Thiếu chất dinh dưỡng

Nếu mẹ không bổ sung các chất như sắt, kẽm, folic hay vitamin nhóm B vào nguồn sữa thì sẽ dẫn đến việc bé bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Việc này ngoài làm cho bé bị viêm loét miệng họng còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn như còi xương hay sức đề kháng yếu. Bạn có thể bổ sung trực tiếp các chất này cho bé theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

  • Bệnh lý cơ thể

Tất cả các bệnh lý cơ thể như chân tay miệng, thủy đậu hay tai mũi họng đều có thể khiến cho bé sơ sinh bị loét miệng. Hãy quan sát thật kỹ các biểu hiện liên quan để xác định chính xác nguyên nhân đó là những bệnh gì.

  • Nụ hôn của người lớn

trẻ sơ sinh bị loét miệng, bé sơ sinh bị loét miệng, trẻ sơ sinh bị viêm loét miệng

Nụ hôn của người lớn  – con đường dẫn truyền virus Herpes nhanh nhất

Nghe có vẻ khó tin nhưng chỉ 1 nụ hôn của người lớn có thể khiến bé bị lây nhiễm virus Herpes – virus gây ra viêm loét miệng, hầu họng và các vùng da khác trên cơ thể. Trên thực tế, loại vi khuẩn qua nụ hôn của người lớn này đã gây ra những trường hợp tử vong thương tâm, tuy không quá nhiều nhưng đây chính là cảnh báo đến người lớn về sự cần thiết thay đổi quan niệm về việc thể hiện tình cảm với trẻ nhỏ.

Những cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh tại nhà có hiệu quả không?

Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị loét miệng, rất nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng chỉ là triệu chứng thông thường và áp dụng một số biện pháp dân gian ngay tại nhà với hi vọng đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh của bé. Một số cách chữa loét miệng cho bé được nhiều người truyền miệng như:

+ Bôi mật ong vào vết loét

+ Bôi dầu dừa vào vết loét

+ Giã nát lá húng quế để đắp vào vùng miệng bị loét

+ Cho bé uống nước cam thảo

trẻ sơ sinh bị loét miệng, bé sơ sinh bị loét miệng, trẻ sơ sinh bị viêm loét miệng

Tất cả các mẹo tự nhiên đều không nên dùng cho trẻ sơ sinh

Các chuyên gia y tế khẳng định, tất cả những cách trên không nên áp dụng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nhiệt miệng vì cơ thể trẻ trong giai đoạn này không nên tiếp nhận bất cứ thực phẩm nào khác ngoài sữa mẹ (hoặc sữa công thức), tối kị với cả nước lọc. Chưa kể đến một số nguyên liệu như mật ong đã được cảnh báo có thể gây ra ngộ độc cho bé nên cha mẹ lưu ý không nên sử dụng bất cứ cách nào.

Bên cạnh đó, những cách này cũng không mang lại bất cứ hiệu quả nào vì trẻ sẽ nhanh chóng nuốt vào trong khi mà nguyên liệu đó chưa kịp phát huy công dụng của mình.

Trẻ sơ sinh bị viêm loét miệng phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị loét miệng cần phải được thăm khám cụ thể tại bệnh viện hoặc nha khoa thay vì áp dụng các mẹo vặt tại nhà được lan truyền. Bác sĩ sẽ cần tìm hiểu về nguyên nhân cụ thể, tại sao bé lại bị loét miệng và từ đó đưa ra giải pháp cụ thể thay dựa vào nguyên nhân.

trẻ sơ sinh bị loét miệng, bé sơ sinh bị loét miệng, trẻ sơ sinh bị viêm loét miệng

Đưa bé đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị hiệu quả

Một số cách khoa học mà bác sĩ có thể tư vấn cho phụ huynh như:

+ Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ bằng những thực phẩm bổ dưỡng, có tính mát để có nguồn sữa chất lượng, hãy tham khảo thật kỹ ý kiến bác sĩ về việc trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng mẹ nên ăn gì.

+ Tìm hiểu và thay đổi sữa công thức đang dùng nếu thấy bé có những biểu hiện liên quan đến tình trạng không hợp sữa

+ Tạm ngưng dùng một số thuốc điều trị và hỏi ý kiến của bác sĩ nếu đó là nguyên nhân khiến bé bị loét miệng

+ Đảm bảo bé ngủ đủ giấc và không bị căng thẳng

+ Bác sĩ cũng có thể kê một vài loại thuốc uống hoặc thuốc bôi phù hợp với trẻ để điều trị tình trạng này

+ Hạn chế đến mức tối đa những tiếp xúc của người lạ đến trẻ nhỏ để tránh những truyền nhiễm không đáng có.

trẻ sơ sinh bị loét miệng, bé sơ sinh bị loét miệng, trẻ sơ sinh bị viêm loét miệng

Ngưng việc cho người lớn hôn vào miệng bé ngay hôm nay!

Hi vọng những thông tin về vấn đề trẻ sơ sinh bị loét miệng bên trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức để việc chăm sóc trẻ khoa học và hiệu quả hơn. Mọi thắc mắc liên quan đến nha khoa, bạn có thể liên hệ đến hotline 1800.2045 hoặc điền thông tin vào form ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ giải đáp sớm nhất!



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bị nhiệt miệng khi niềng răng | Nguyên nhân và cách xử lý nhiệt miệng như thế nào?
Bạn đang bị nhiệt miệng khi niềng răng [1], đừng bỏ qua bài viết sau ...
Trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi và những kiến thức mà bạn không được bỏ qua
Nhiều phụ huynh tìm đến nha sĩ và bối rối khi bỗng thấy tình trạng ...
Thuốc nhiệt miệng PV có hiệu quả không và có giá bao nhiêu tiền hiện nay?
Thuốc nhiệt miệng PV có hiệu quả không [1]? Sử dụng thuốc nhiệt miệng Pv ...
Nhiệt miệng ăn trứng lộn có làm sao không? Cùng chuyên gia giải đáp
Mặc dù được mệnh danh là "1 trong những món ăn kinh dị nhất hành ...
Tại sao bị lở miệng? Bị lở miệng làm sao hết?
Lở miệng là một dạng bệnh lý khoang miệng thường gặp.Tuy không gây nguy hiểm ...
Cách trị viêm loét miệng do hoá trị gây ra – Những điều bạn cần lưu ý!
Các quá trình điều trị bệnh bằng phương pháp hoá trị đều phải sử dụng ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia