Nhiệt miệng ăn trứng lộn có làm sao không? Cùng chuyên gia giải đáp
Banner giảm béo

Nhiệt miệng ăn trứng lộn có làm sao không? Cùng chuyên gia giải đáp

Cập nhật ngày: 04/03/2021

Mặc dù được mệnh danh là “1 trong những món ăn kinh dị nhất hành tinh”, nhưng các loại trứng lộn lại được nghiên cứu và chứng minh có chứa rất nhiều các chất bổ dưỡng cho cơ thể. Không chỉ vậy, các món ăn với trứng lộn dường như đã trở thành 1 nét văn hoá ẩm thực vô cùng độc đáo của các nước châu Á như Việt Nam, Philippines, Hàn Quốc… Có rất nhiều món ăn từ trứng lộn có thể khiến bạn “phát cuồng”, ăn hoài không chán. Tuy nhiên, trứng lộn có tính nóng hay lạnh vẫn còn gây ra rất nhiều tranh cãi. Dẫn đến 1 thắc mắc nhỏ mỗi khi hè về luôn là “nhiệt miệng ăn trứng lộn có làm sao không?” Hãy cùng tìm lời giải đáp thông qua bài viết sau đây nhé!

Nhiệt miệng ăn trứng lộn có làm sao không, Nhiệt miệng ăn trứng lộn

Nhiệt miệng ăn trứng lộn có làm sao không? Cùng chuyên gia giải đáp 

Thành phần dinh dưỡng có trong trứng lộn

Trước khi nói về chuyện nhiệt miệng ăn trứng lộn có sao không, hãy cùng tìm hiểu thêm 1 chút thông tin thú vị xung quanh món ăn độc đáo này nhé!

Trứng lộn, hay chính là trứng cút lộn, trứng vịt lộn là 1 món ăn bình dân, rất được ưa chuộng ở các nước Châu Á như Việt Nam, Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia… Đây cũng là 1 món ăn khá “kinh dị” trong mắt người phương Tây khi phôi trứng vẫn còn giữ nguyên hình dạng non nớt của chúng. Tuy nhiên, sẽ chẳng ai có thể từ chối được hương vị hấp dẫn của món trứng lộn thơm ngon, bùi bùi, nóng hổi này cả. Bạn có thể tìm thấy các món trứng lộn ở bất cứ đâu một cách dễ dàng. Từ bữa ăn sáng, cho đến ăn xế hay những cuộc ăn nhậu vui vẻ, những bữa ăn nhẹ vui mồm… tất cả đều có sự hiện diện của trứng lộn.

Nhiệt miệng ăn trứng lộn có làm sao không, Nhiệt miệng ăn trứng lộn

Trứng lộn là 1 nét văn hoá ẩm thực vô cùng đặc biệt của người dân châu Á

Trứng lộn không chỉ hấp dẫn người ăn ở hương vị của mình, mà còn là về giá trị dinh dưỡng vô cùng to lớn của chúng đem lại cho cơ thể. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, 1 quả trứng vịt lộn có chứa tới 182 kcal, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212g photpho và 600mg cholesterol. Ngoài ra, chúng còn chứa 1 phần nhỏ các dưỡng chất khác như beta carotene, các nhóm vitamin, sắt… Theo các thông số kể trên ta có thể thấy rõ, các loại trứng lộn, đặc biệt là trứng vịt lộn đem lại 1 lượng dinh dưỡng cực kỳ cao chỉ với 1 số lượng trứng rất nhỏ, đúng không nào?

Chính vì hàm lượng dinh dưỡng trên 1 đơn vị trứng lộn quá lớn, các nhà khoa học cũng đặc biệt khuyến cáo rằng, đối với người lớn chỉ nên ăn tối đa 2 quả trứng vịt lộn hoặc 16-20 quả trứng cút lộn cho 1 tuần mà thôi. Nếu bạn ăn vượt quá số lượng kể trên, sẽ rất dễ bị gia tăng hàm lượng cholesterol trong máu. Hệ luỵ liên đới chính là dễ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp hay đái tháo đường. Ăn quá nhiều trứng lộn cũng sẽ bị dư thừa vitamin A, không hề tốt cho sức khoẻ.

Nhiệt miệng ăn trứng lộn có làm sao không, Nhiệt miệng ăn trứng lộn

Hàm lượng giá trị mỗi 1 quả trứng đem lại đều vô cùng lớn

Nhiệt miệng ăn trứng lộn có sao không?

Sau khi đã biết rõ thông tin chi tiết về trứng lộn, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chính xác về vấn đề nhiệt miệng ăn trứng lộn có sao không? Trứng lộn có tính hàn hay ấm, ăn trứng vịt lộn nóng hay mát, phù hợp với những ai và cách ăn chính xác như thế nào để giúp món ăn phát huy đúng công dụng của chúng nhất.

Theo các ghi chép của nghiên cứu Đông y cho biết, trứng vịt lộn là loại thực phẩm có tính hàn, đại bổ dưỡng. Đây được coi là bài thuốc giúp dưỡng huyết, ích trí, cải thiện tăng cường sinh lực cực kỳ tốt. Chính vì có tính mát như vậy, ăn trứng vịt lộn chữa miệng cũng là 1 mẹo hay được nhiều người sử dụng. Ngoài những công dụng kể trên, khi ăn trứng lộn còn giúp tăng cường khí huyết, gia tăng sự lưu thông trong máu, giúp làm lành vết thương nhanh chóng cũng như chống lão hoá hiệu quả. Do vậy, khi bị nhiệt miệng ăn trứng lộn, các ATP và enzym có trong trứng sẽ nhanh chóng giúp làm lành vết loét, kháng viêm, trị nhiệt miệng vô cùng hiệu quả.

Nhiệt miệng ăn trứng lộn có làm sao không, Nhiệt miệng ăn trứng lộn

Các enzyme có trong trứng lộn sẽ giúp chữa lành vết loét nhanh hơn

Những lưu ý cần biết khi nhiệt miệng ăn trứng lộn

Mặc dù là 1 món ăn vô cùng giàu dinh dưỡng, nhưng cũng chính vì sự giàu dinh dưỡng “quá mức” kèm theo tính hàn nên trứng lộn vẫn bị liệt vào danh sách “cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng”. Để ăn trứng hột vịt lộn hay các loại trứng lộn khác đúng cách, an toàn mà đạt được công dụng hiệu quả như mong muốn, bạn cần lưu ý những điều sau đây.

  • Nên ăn kèm các loại gia vị có tính nóng

Theo Đông y cho biết, để át chế tính hàn của trứng lộn, giúp bạn có thể thoải mái thưởng thức món ăn mà không lo bị lạnh bụng, khó tiêu. Khi ăn trứng lộn, bất cứ là loại trứng lộn nào, bạn cũng đều nên ăn kèm với các loại gia vị có tính nóng như hạt tiêu, gừng tươi, rau răm, muối ớt… Đây đều là những loại gia vị có khả năng kết hợp hoàn hảo với trứng lộn cả về hương vị lẫn công dụng. Ăn kèm trứng lộn với các loại gia vị kể trên không chỉ giúp món ăn trung tính hơn, mà còn có tác dụng làm ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, kháng viêm, sáng mắt, tốt cho hệ xương khớp.

Nhiệt miệng ăn trứng lộn có làm sao không, Nhiệt miệng ăn trứng lộn

Ăn kèm trứng lộn với gia vị có tính nóng để tránh bị đầy hơi chướng bụng

  • Tránh ăn vào buổi tối

Như đã nói ở phần trên, trứng lộn có chứa 1 lượng lớn protein và cholesterol nên rất không tốt nếu bạn ăn chúng vào buổi tối muộn. Lý do là bởi vào ban đêm, quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra ít hơn nên việc tiêu thụ 1 lượng lớn dưỡng chất như vậy sẽ dễ gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hoá… Chính vì thế, dù bị nhiệt miệng ăn trứng lộn có nhanh khỏi đến đâu, bạn cũng chỉ nên ăn chúng vào bữa sáng hoặc trưa mà thôi.

  • Không ăn trứng lộn đã để qua đêm

Trứng lộn đã qua chế biến nếu không ăn ngay mà để lưu trữ qua đêm sẽ khiến các chất dinh dưỡng bị phân huỷ, sản sinh ra nhiều vi khuẩn có hại, nguy hiểm tới cơ thể.

  • Không uống trà ngay sau khi ăn trứng lộn

Nhiều người thường có thói quen uống trà sau khi ăn cho sạch miệng, nhưng thói quen này với trứng lộn là không nên. Nói như vậy là bởi trong trà có chứa acid tannic, khi kết hợp với protein trong trứng sẽ gây khó tiêu do bị nhu động ruột.

Nhiệt miệng ăn trứng lộn có làm sao không

Không uống trà sau khi ăn trứng lộn để tránh bị khó tiêu

  • Những trường hợp tuyệt đối không nên ăn trứng lộn

Dù cho nhiệt miệng ăn trứng lộn có thể giúp vết loét nhanh khỏi hơn. Nhưng cũng vì tính chất đặc biệt của mình mà trứng vịt lộn cũng khá hạn chế đối tượng. Cụ thể, người mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gout… thì không nên ăn trứng vịt lộn vì chúng có thể khiến bạn bị nghẽn mạch máu, gia tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, dẫn đến đột quỵ vô cùng nguy hiểm.

Ngoài ra, những trường hợp sau đây tuy vẫn có thể ăn trứng vịt lộn như 1 món ăn bổ dưỡng, giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cho sự phát triển và sức đề kháng của cơ thể nhưng vẫn cần lưu ý kỹ để tránh bị tác dụng ngược. Đó là:

Trẻ em dưới 5 tuổi: Ở độ tuổi dưới 5, các bé cưng của chúng ta vẫn chưa phát triển hoàn hảo về mặt thể chất, đặc biệt là hệ tiêu hoá còn rất non yếu. Do đó, việc cho trẻ dưới 5 tuổi ăn trứng vịt lộn rất dễ tình trạng đầy hơi, phình bụng, khó tiêu, có hại cho sức khoẻ của bé.

Trẻ em trên 5 tuổi: Mặc dù trẻ ở độ tuổi này đã có phần “cứng cáp” hơn so với độ tuổi dưới 5, nhưng hệ tiêu hoá vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện. Chính vì thế, ba mẹ khi muốn cho bé trên 5 tuổi ăn trứng vịt lộn để bổ sung dưỡng chất chỉ nên cho bé ăn 1/2 quả mỗi lần (tương đương 4-5 quả trứng cút lộn), 2 lần/tuần là đủ.

Đối với mẹ bầu: Trứng lộn có khả năng cung cấp dưỡng chất cho thai nhi cực kỳ tốt. Tuy nhiên, về tính chất nhạy cảm của bé yêu trong giai đoạn này, mẹ bầu vẫn cần lưu ý không ăn quá nhiều trứng vịt lộn 1 tuần. Chỉ nên ăn 2 quả/tuần và 1 quả/lần ăn mà thôi. Mẹ bầu cũng chỉ nên ăn trứng vịt lộn ở các tháng 4-5-6 của thai kỳ để tránh khiến thai nhi bị ảnh hưởng xấu. Mẹ bầu cũng không nên ăn trứng lộn với rau răm vì rau răm dễ khiến bị băng huyết, đẻ non vô cùng hại cho thai nhi. Mẹ bầu khi ăn trứng lộn chỉ nên ăn kèm 1 chút gừng ấm là được.

Nhiệt miệng ăn trứng lộn có làm sao không

Mẹ bầu chỉ nên ăn trứng lộn vào các tháng 4-5-6 của thai kỳ để đảm bảo sức khoẻ cho con

Các món trứng lộn thơm ngon bổ dưỡng cho người bị nhiệt miệng

Mặc dù cần phải lưu ý nhiều điều khi ăn trứng lộn, bạn vẫn sẽ không thể phủ nhận được 1 thực tế rằng đây là món ăn cực kỳ tốt nếu được sử dụng đúng cách. Cũng bởi giá trị dinh dưỡg cao mà món ăn này rất bổ đối với những ai có thể trạng gầy yếu, muốn tăng cân. Hoặc dành cho những ai nhiệt miệng ăn trứng lộn để chóng khỏi.

  • Trứng lộn luộc

Trứng lộn luộc là món ăn đơn giản, dễ dùng nhất. Bạn chỉ cần luộc trứng thật chín, sau đó thêm ít gừng xé nhỏ, 1 chút tiêu, vài lá rau răm là đã có 1 bữa ăn nhẹ nóng hổi, đầy thơm ngon rồi. Tuy nhiên, để có thể có 1 hột trứng vịt lộn luộc hấp dẫn như ở ngoài tiệm, bạn vẫn cần phải bỏ túi những mẹo nhỏ sau đây:

– Chỉ đổ nước ngập mặt trứng chứ không đổ quá nhiều hay quá ít nước.

– Thêm 1 chút muối vào nồi trước khi luộc để trứng không bị vỡ vỏ khi chín.

– Đun với lửa lớn khoảng 5 phút cho nước sôi già rồi vặn nhỏ, để thêm 15 phút nữa cho trứng chín hẳn. Không luộc trứng lộn kiểu lòng đào, chưa sôi già nước đã tắt bếp sẽ khiến người ăn phải dễ bị tiêu chảy, ngộ độc.

Nhiệt miệng ăn trứng lộn có làm sao không

Cách pha đồ chấm đúng chuẩn cũng sẽ giúp tăng hương vị cho món ăn của bạn lên rất nhiều. Công thức pha đồ chấm chuẩn vị như sau

Nguyên liệu:

– 1 muỗng muối trắng (hoặc gia vị, bột canh tuỳ ý)

– 1/4 muỗng tiêu xay nhỏ

– 1 muỗng nước cốt chanh

– Gừng thái sợi

– Ớt thái lát

Cách làm:

– Đem trộn đều muối, tiêu và nước cốt chanh thành dạng sệt

– Thêm gừng và ớt vào dầm nát

– Bày lên cùng trứng, ăn kèm với rau răm để thêm ngon mà không bị ngấy

Chỉ với vài bước đơn giản như vậy là bạn đã có ngay 1 món ăn “siêu phẩm” chuẩn vị tiệm nấu rồi đó.

Nhiệt miệng ăn trứng lộn có làm sao không

Trứng lộn luộc ăn kèm nước chấm ngon sẽ giúp phần gia tăng hương vị

  • Trứng lộn xào me

Trứng lộn xào me là 1 món ăn nhẹ rất được ưa chuộng bởi các bạn trẻ Việt Nam, đặc biệt là với cút lộn xào me. Dù là ngày nóng hay mưa lạnh, trứng lộn xào me đều có thể chiều lòng tất cả. Bạn có thể làm món trứng lộn xào me với công thức đơn giản như sau:

Nguyên liệu:

– 10 trái trứng cút lộn hoặc 2 trái vịt lộn

– Nước sốt me (có bán ở các siêu thị hoặc tiệm đồ ăn handmade)

– Đường

– Muối

– Dầu ăn

– Bơ nhạt

– Tương ớt

– Đậu phộng rang đã bỏ vỏ

– Ớt

– Hành

– Tỏi

– Gừng

– Rau răm

 – Hạt tiêu xay nhỏ

Nhiệt miệng ăn trứng lộn có làm sao không

Cút lộn xào me là món ăn nhẹ được nhiều người ưa chuộng

Cách làm:

– Trứng lộn đem rửa sạch, luộc chín rồi vớt ra ngâm nước nguội

– Các loại gừng, tỏi, ớt, hành, rau răm đem rửa sạch

– Gừng, hành, tỏi, ớt đem bóc vỏ, băm nhỏ hoặc thái sợi; lạc rang giã nhỏ

– Cho dầu ăn vào chảo đun nóng già, phi hành tỏi cùng 1 thìa bơ vào

– Sau khi hành tỏi đã đủ thơm, chín vàng thì đổ nước sốt me vào

– Nêm mắm, đường, tương ớt sao cho vừa miệng, muốn thêm cay thì cho thêm ớt tươi vào

– Đun cho đến khi được 1 hỗn hợp sệt sệt thì đem bỏ trứng lộn đã bóc sạch vỏ vào đảo đều, nhẹ tay để tránh nát trứng

– Đun trứng khoảng 4 phút rồi tắt bếp, bày ra đĩa, rắc thêm chút lạc rang, hạt tiêu, rau răm và gừng thái sợi lên là món ăn đã hoàn thành.

Nhiệt miệng ăn trứng lộn có làm sao không

Cút lộn xào me là món ăn hợp với mọi loại thời tiết dù đông hay hè

Chỉ với vài bước đơn giản như vậy, bạn đã có ngay 1 món ăn siêu hấp dẫn khi muốn dùng mẹo trị nhiệt miệng ăn trứng lộn rồi đó. Thật dễ làm phải không nào?!

  • Trứng vịt lộn hầm ngải cứu

Trứng vịt lộn hầm ngải cứu là 1 món ăn vô cùng bổ dưỡng cho sức khoẻ. Các thành phần dinh dưỡng trong trứng ngải cứu khi kết hợp với rau ngải cứu sẽ đem lại hàm lượng dinh dưỡng cao gấp 2-3 lần so với các món trứng lộn thông thường. Đây cũng là món ăn rất tốt cho người bị suy nhược cơ thể, gầy yếu, suy dinh dưỡng hay thiếu máu, thường xuyên bị choáng váng. Cách làm trứng vịt lộn hầm ngải cứu siêu ngon, bổ dưỡng như sau:

Nguyên liệu:

– 1 quả trứng vịt lộn

– 1 nắm rau ngải cứu

– Vài lát gừng

– Bột canh, hạt nêm, dầu ăn

Nhiệt miệng ăn trứng lộn có làm sao không

Nguyên liệu làm trứng hầm ngải cứu rất đơn giản dễ tìm

Cách làm:

– Rau ngải cứu nhặt lấy lá non, đem rửa sạch với nước muối rồi để ráo nước

– Cho 1 chút dầu ăn vào nồi rồi xào qua lá ngải cứu và gừng cho mềm hơn

– Nêm gia vị để rau ngấm nhanh, đượm vị, ngon hơn

– Cho 1 lượng nước vừa đủ ngập mặt rau rồi đun sôi

– Nước sôi thì đập trứng lộn thả vào

– Đun với lửa nhỏ cho đến khi trứng chín hẳn rồi tắt bếp

Nhiệt miệng ăn trứng lộn có làm sao không

Trứng lộn hầm ngải cứu là món ăn vô cùng bổ dưỡng đặc biệt với người bị suy nhược

Ngoài hầm với ngải cứu, bạn cũng có thể hầm cùng thuốc bắc đều rất tốt cho sức khoẻ. Với món trứng lộn bạn nên ăn ngay khi còn nóng để đảm bảo dinh dưỡng 1 cách tốt nhất. Đặc biệt, cần phải nhớ kỹ chỉ nên ăn trứng lộn vào bữa sáng hoặc trưa, không ăn bữa tối.

LƯU Ý:

Tuy nhiên, để món ăn được thơm ngon, hấp dẫn thì khâu đầu tiên, quan trọng nhất vẫn là phải chọn được những quả trứng lộn tươi ngon. Để làm được điều đó, bạn có thể làm theo hướng dẫn như sau.

– Soi trứng dưới ánh đèn đỏ hoặc ánh sáng mặt trời, nếu trứng có khoảng trống trên đầu nhỏ, không có chấm đen hay lớp màng đỏ, nhìn thấy rõ 2 lòng riêng biệt tức là trứng còn tươi.

– Trứng mới ấp cũng sẽ có phần vỏ hơi thô ráp, vỏ được phủ 1 lớp phấn trắng mỏng. Trứng để lâu ngày sẽ có phần vỏ láng mịn, hơi lấm chấm đen do bị mốc ẩm.

– Trứng mới cầm sẽ có phần nặng tay, trứng cũ thì không.

– Để kiểm tra xem trứng có bị ung chưa, hãy thả trứng vào nước. Trứng mới sẽ chìm hẳn xuống nước và nằm ngang, trứng cũ được khoảng 5 ngày thì hơi lập lờ, nghiêng nghiêng theo mặt nước. Trứng đã để quá 10 ngày sẽ dựng thẳng đứng trong nước. Còn trứng đã hư thì sẽ nổi hẳn lên trên mặt nước.

Một cách khác để kiểm tra trứng mới trứng cũ ngay tại quầy mà không cần thử qua nước, tránh làm ôi trứng đó chính là lắc nhẹ hột trứng mà bạn lựa chọn. Nếu là trứng mới sẽ có lòng đỏ và trắng rất đặc, lắc sẽ không nghe tiếng động. Ngược lại trứng cũ sẽ nghe rõ tiếng lòng trong va vào thành vỏ.

Nhiệt miệng ăn trứng lộn có làm sao không,

Cách lựa chọn trứng ảnh hưởng rất nhiều đến hương vị và chất lượng món ăn

Trên đây là toàn bộ thông tin, kiến thức về nhiệt miệng ăn trứng lộn có sao không? Cũng như những mẹo nhỏ để việc ăn trứng lộn luôn đảm bảo an toàn, không gây tác dụng ngược cho cơ thể. Bạn cũng có thể tham khảo những món ăn từ trứng lộn thơm ngon, bổ dưỡng để đa dạng thực đơn cho bản thân. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thể cùng Nha khoa Quốc tế Nevada bồi bổ, bảo vệ sức khoẻ bản thân 1 cách toàn diện nhất.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thuốc nhiệt miệng PV có hiệu quả không và có giá bao nhiêu tiền hiện nay?
Thuốc nhiệt miệng PV có hiệu quả không [1]? Sử dụng thuốc nhiệt miệng Pv ...
Bị nhiệt miệng nên ăn gì nhanh khỏi? Những món ăn siêu hấp dẫn dành cho người bị nhiệt miệng
Bị nhiệt miệng nên ăn gì nhanh khỏi? Trong nha khoa nhiệt miệng là triệu ...
Bị nhiệt miệng uống gì cho nhanh khỏi? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây
Nhiệt miệng là tình trạng bệnh lý hết sức phổ biến. Mặc dù thường gặp ...
Trẻ bị nhiệt miệng và sốt cao là triệu chứng bệnh gì?
Trẻ bị nhiệt miệng và sốt cao rất có thể đã bị mắc chứng bệnh ...
Bệnh cam miệng ở trẻ là gì? Cách chữa bệnh cam miệng ở trẻ em
Cách chữa bệnh cam miệng ở trẻ em như nào? Bệnh cam miệng ở trẻ ...
Bị nhiệt miệng ăn dứa thì sao? Giúp bạn ăn dứa không lo nhiệt miệng
Mùa hè là mùa của những loại quả thơm trái ngọt, và dứa là 1 ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia