Đăng ký Tư vấn miễn phí
Trẻ bị sưng lợi có mủ có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị
Nhiều bà mẹ tỏ ra lo lắng trước tình trạng trẻ bị sưng lợi có mủ và băn khoăn liệu có nguy hiểm đến sức khỏe các bé hay không? Phải làm gì khi trẻ bị viêm lợi có mủ? Hãy đi tìm câu trả lời tháo gỡ mọi vấn đề khi bé không may gặp các vấn đề về răng miệng nhé.
Trẻ bị sưng lợi có mủ có nguy hiểm không?
Viêm lợi có mủ là gì? Nguyên nhân và triệu chứng
Các mẹ thường bối rối khi trẻ bị sưng lợi có mủ nhưng liệu đẫ ai hiểu rõ viêm lợi có mủ là gì hay chưa? Trong nha khoa, đây là hiện tượng các mô của lợi bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập, phát triển và hình thành những ổ mủ. Những vi khuẩn này sẽ trú ngụ trong khoang miệng và gây nên hiện tương viêm lợi, sưng chân răng kèm theo mủ trắng. Lợi bị viêm và có mủ sẽ khiến trẻ đau nhức, khó nhai nuốt. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến viêm nha chu ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe
-
Nguyên nhân trẻ bị sưng nướu răng có mủ
Nguyên nhân trẻ bị sưng lợi và có mủ
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ trẻ bị viêm lợi có mủ. Theo các chuyên gia nha khoa, sau đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ bị sưng nướu răng có mủ.
+ Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Trẻ em chưa ý thức được việc vệ sinh răng miệng đồng thời các bậc cha mẹ cũng chưa sát sao hỗ trợ trẻ trong quá trình vệ sinh răng miệng cá nhân. Vì vậy đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn trú ẩn sâu bên trong kẽ răng có cơ hội phát triển. Lâu ngày, các vi khuẩn này khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút và xuất hiện viêm nhiễm các vùng chân răng. Cơ thể trẻ khi này rất nhạy cảm vì vậy các vi khuẩn càng có điều kiện gây tổn thương lợi và quanh răng. Những vi khuẩn này sẽ tạo ra các độc tố xâm nhập vào nướu, gây viêm, phá hủy các mô nâng đỡ răng khiến nướu dần tách ra khỏi bề mặt răng.
+ Ăn các thực phẩm không tốt cho rằng miệng: Việc cho trẻ ăn các thực phẩm quá cay, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Ví dụ khi ăn ngọt, các đồ ăn bám dính có ga gây kích ứng nhiều lên vùng lợi mềm. Bên cạnh đó lợi của trẻ đang phát triển nên rất nhạy cảm vì vậy nếu để lâu ngày rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Nếu nặng bệnh sưng lợi có mủ có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị viêm lợi và sốt
-
Triệu chứng trẻ bị sưng lợi có mủ
Các triệu chứng khi trẻ bị viêm lợi và có mủ
Có cách nào nhận biết bé bị viêm lợi có mủ? Sau đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh sưng lợi có mủ.
+ Răng đau: Tình trạng đau răng xuất hiện đặc biệt tại những nơi xuất hiện mủ. Trẻ sẽ thấy khó chịu, đau nhức khi bị viêm lợi mưng mủ. Ban đầu chân răng hơi đau, dần dần mật độ các cơn đau nhiều hơn, có hiện tượng nhói buốt đi kèm.
+ Quá trình nhai khó khăn: Khi ăn các món ăn nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, những món ăn sử dụng các gia vị cay nồng khiến lợi khó chịu và cản trở quá trình ăn uống của trẻ. Nếu duy trì chế độ ăn này liên tục có khả năng sẽ phát triển thành viêm nha chu, nặng hơn có thể khiến bé bị tụt lợi, làm mất cân bằng hàm răng.
+ Cảm thấy đắng miệng: Bạn nên theo dõi trẻ có cảm thấy đắng miệng hay không. Đây được coi là triệu chứng rất dễ nhận biết do khi này sự phát triển của các vi khuẩn đang tăng mạnh nên hình thành vị đắng trong khoang miệng. Có thể kèm theo tình trạng trẻ biếng ăn, thường xuyên bỏ dở đồ ăn, cơ thể khó chịu.
+ Sưng mặt và má: Trẻ có biểu hiện sưng mặt và má, đặc biệt là khu vực bị đau. Nếu viêm nhiễm nặng hơn có thể nổi hạch ở cổ, và các khu vực khác trên mặt cũng bị sưng
+ Trẻ bị sốt: Trẻ bị sưng lợi và có mủ có thể dẫn đến tình trạng sốt cao. Khoang miệng là nơi tập trung nhiều dây thần kinh nối liền trực tiếp với não bộ. Vì vậy khi miệng bị tấn công bởi các vi khuẩn có hại sẽ ảnh hưởng tới các hệ thần kinh trung ương và khiến trẻ bị sốt.
Trẻ bị sưng lợi có mủ có nguy hiểm không?
Trẻ bị sưng lợi có ảnh hưởng gì không?
Trẻ bị sưng lợi có mủ nguy hiểm không? Theo các chuyên gia nha khoa trẻ bị sưng lợi có mủ có tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm như tim mạch, đau tim và suy yếu các chức năng trong cơ thể. Trẻ em bị sưng lợi có mủ có khả năng tăng nguy cơ gặp các biến chứng về loãng xương làm cho xương ở miệng bị giảm mật độ và có thể dẫn đến rụng răng. Ngoài ra, cơ thể của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện vì vậy nếu bé bị sưng lợi có mủ không được chữa trị dứt điểm sẽ làm gia tăng độ nhạy cảm với các vi khuẩn gây bệnh.
Sưng lợi và có mủ sẽ khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe
Các nha sĩ cũng chỉ ra rằng nếu trẻ bị sưng lợi có mủ về cơ bản có thể chữa trị khỏi nếu biết áp dụng đúng cách. Nếu trẻ bị nhiễm trùng nặng sẽ cần đến sự can thiệp của các chuyên gia nha khoa. Vùng khoang miệng của trẻ rất dễ bị tổn thương vì vậy nha sĩ sẽ tiến hành nhổ răng và lấy đi ổ áp xe nhiễm trùng. Điều này sẽ làm hạn chế sự lây lan của các vi khuẩn và ngăn dẫn đến các bệnh viêm nha chu.
Cách phòng ngừa và điều trị khi bé bị sưng lợi có mủ
Tập cho trẻ súc miệng nước muối để sát khuẩn
Khi trẻ bị sưng lợi có mủ điều đầu tiên các bậc phụ huynh nên làm đó chính là cho trẻ súc miệng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý. Muối có tác dụng sát khuẩn giúp loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh. Cho trẻ súc miệng và ngậm khoảng 10 phút. Ngày thực hiện 2 lần là trước bữa sáng và sau bữa tối để tiêu diệt hết vi khuẩn.
Bổ sung cho trẻ các món ăn giàu vitamin C và D đến từ tự nhiên như hoa quả, rau củ. Các chất dinh dưỡng có trong các nhóm thực phẩm này giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể đồng thời bảo vệ trẻ không bị tấn công bởi những vi khuẩn có hại và bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tuyệt đối.
Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng chống các bệnh về răng miệng và hỗ trợ điều trị dứt điểm hiện trẻ bị sưng lợi có mủ. Ưu tiên đánh răng đều đặn ngày 3 lần sau mỗi bữa ăn bằng bàn chải mềm. Giải thích cho trẻ về lợi ích cửa việc làm sạch các mảng bám trên răng và hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa ngay để bảo vệ nướu khỏi những tổn thương.
Đánh răng là cách điều trị và phòng ngừa sưng lợi có mủ ở trẻ em
Nếu trẻ bị sưng lợi có mủ quá lâu hoặc tái phát nhiều lần hãy đưa trẻ đến phòng khám nha khoa quốc tế để được các chuyên gia thăm khám và nắm bắt được tình trạng răng miệng của trẻ. Từ đó có thể tìm hướng điều trị kịp thời để không biến chứng sang viêm nha chu nguy hiểm khác.
Trên đây là tất cả những thông tin khi trẻ bị sưng lợi có mủ, nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị. Hy vọng các bậc phụ huynh đã có cho mình kiến thức bổ ích để khi bé bị sưng lợi có mủ không còn phải loay hoay với những cách chữa trị không kho học nữa. Để bảo vệ sức khỏe răng lợi cho bé một cách tốt nhất, các phụ huynh hãy gọi đến tổng đài: 1800.2045 hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để đặt lịch thăm khám với các chuyên gia nha khoa giàu kinh nghiệm, phòng chống các bệnh về răng lợi sớm nhất.
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]