Mọc răng khôn sưng lợi có mủ - Nguyên nhân và cách điều trị
Banner giảm béo

Mọc răng khôn sưng lợi có mủ – Nguyên nhân và cách điều trị

Cập nhật ngày: 09/03/2020

Răng khôn là nhóm răng mọc sau cùng và thường gây ra nhiều “phiền phức” không mong muốn tới sức khoẻ răng miệng của bạn. Mọc răng khôn sưng lợi có mủ là 1 trong những “phiền phức” dễ thấy nhất khi răng khôn mọc không đúng cách. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục triệt để ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra giải pháp tốt nhất cho mình nhé!

Mọc răng khôn sưng lợi có mủ

Mọc răng khôn sưng lợi có mủ – Nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân mọc răng khôn sưng lợi có mủ

Nguyên nhân khiến mọc răng khôn sưng lợi có mủ là do việc mọc sau cùng có thể khiến răng khôn không còn đủ chỗ để trồi lên 1 cách bình thường như “anh chị em” khác. Dẫn đến tình trạng mọc ngang, xô đẩy các răng khác hay tạo ra 1 vạt nướu cạnh răng khi bắt đầu mọc. Điều này dẫn đến nướu bị sưng, đồng thời khu vực trong cùng bao giờ cũng khó vệ sinh. Thức ăn thừa kẹt lại lâu ngày sản sinh vi khuẩn làm tích tụ mủ. Gây ra tình trạng mọc răng khôn bị sưng lợi mưng mủ.

Mọc răng khôn sưng lợi có mủ

Sưng mủ răng khôn khiến cơn đau nhức kéo dài bất tận

Khi răng khôn bắt đầu mọc và gây ra tình trạng sưng mủ sẽ có những triệu chứng như:

  • Mô nướu bị sưng, cộm vướng
  • Chỗ răng khôn mọc bị đau nhức kéo dài
  • Đôi khi bị nhiễm trùng dẫn đến đau buốt
  • Đắng miệng do mủ bị chảy ra
  • Các hạch bạch huyết ở cổ sưng to
  • Nhai nuốt trở nên khó khăn hơn

Biến chứng nguy hiểm khi mọc răng khôn sưng lợi có mủ

Mọc răng khôn sưng lợi có mủ nếu để lâu ngày không điều trị rất dễ biến thành viêm lợi trùm. Khi viêm lợi trùm phát tác sẽ khiến nướu bị viêm nhiễm, đau nhức lâu ngày và lan rộng sang các phần nướu răng bên cạnh. Khi viêm lợi trùm tích tụ lâu ngày sẽ hình thành các vết mủ tiết ra acid gây mòn men răng, mô lợi. Lâu dần khiến răng bị suy yếu, bị lung lay gây đau nhức dữ dội. Khi răng bị viêm lâu ngày sẽ dễ bị hoại tử, mất chân răng. Sau đó sẽ là rụng răng, tiêu hàm, mất hàm… vô cùng nguy hiểm.

Mọc răng khôn sưng lợi có mủ

Sưng mủ răng khôn để lâu sẽ dẫn đến viêm lợi trùm rất nguy hiểm

Cách khắc phục tình trạng mọc răng khôn lợi có mủ

Khi mọc răng khôn có tình trạng sưng lợi mưng mủ, bạn cần phải đi thăm khám nha khoa trực tiếp để tìm ra cách chữa trị dứt điểm càng nhanh càng tốt, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra về sau. Khi thăm khám tại các phòng khám nha khoa chuyên nghiệp, các bác sĩ sẽ nhờ phương pháp chụp X-quang để kiểm tra tình trạng răng khôn của bạn. Sau đó, tuỳ theo tình trạng sưng mủ nặng hay nhẹ mà sẽ có phương thức điều trị thích hợp nhất.

  • Sử dụng kháng sinh

Với những trường hợp mới chớm, các bác sĩ sẽ chỉ kê đơn kháng sinh cũng như chống viêm, giảm đau đủ liều lượng dành cho bạn. Bạn chỉ cần tuân thủ đúng liều lượng chỉ định là có thể khỏi nhanh chóng chỉ sau 1 tuần.

Mọc răng khôn sưng lợi có mủ

Kháng sinh chỉ được dùng cho các trường hợp sưng mủ răng khôn nhẹ

  • Phẫu thuật nướu

Nếu vết sưng mủ đã có dấu hiệu phát triển lớn hơn và việc điều trị bằng thuốc đơn thuần không có tác dụng. Các bác sĩ sẽ tiến hành mở vạt nướu, nạo sạch vết mủ, tiêu diệt triệt để vi khuẩn. Sau đó là kê thuốc theo toa và hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách hậu phẫu thuật.

  • Nhổ răng khôn

Trường hợp mọc răng khôn sưng lợi có mủ đã quá nặng và khiến răng khôn gặp biến chứng, các bác sĩ sẽ buộc phải thực hiện tiểu phẫu nhổ bỏ chúng để bảo vệ sức khoẻ răng miệng toàn diện. Sau khi nhổ bỏ răng khôn, các bác sĩ sẽ tiếp tục làm sạch vết mủ còn lại trên phần nướu bị viêm. Kết hợp dùng thuốc kháng viêm, chống viêm và giảm đau nhằm giúp bạn phục hồi nhanh chóng sau đó.

Mọc răng khôn sưng lợi có mủ

Khi vết mưng mủ đã quá lớn các bác sĩ sẽ buộc phải nhổ bỏ răng khôn để bảo vệ sức khoẻ toàn hàm

Làm sao để phòng ngừa mọc răng khôn có mủ?

Để phòng ngừa tình trạng răng khôn mọc sai cách dẫn đến tình trạng mưng mủ, sưng tấy. Hãy đảm bảo chắc chắn bạn duy trì đủ các thói quen dưới đây.

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng đúng cách là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ sức khoẻ răng miệng toàn diện ngay cả khi mọc răng khôn. Hãy đảm bảo răng bạn chải răng đủ 2 lần mỗi ngày sau bữa ăn chính 30 phút cùng với kem đánh răng có chứa Flour. Bạn cũng có thể kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch khoang miệng 1 cách tối đa nhất.

Mọc răng khôn sưng lợi có mủ

Chăm chỉ đánh răng đúng cách mỗi ngày sẽ giúp răng khôn mọc lên khoẻ mạnh hơn

  • Khám răng định kỳ 

Chủ động thăm khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp theo dõi sát sao nhất tình trạng sức khoẻ răng miệng của bạn. Từ đó, mọi thay đổi hay bất thường trong khoang miệng đều có thể được phát hiện kịp thời, nhanh chóng và có cách điều trị hiệu quả, sớm nhất.

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất tốt cho răng

Dinh dưỡng cho răng cũng là điều cần thiết để giúp răng có thể khoẻ mạnh từ sâu bên trong. Những món ăn tốt cho răng bao gồm các thực phẩm giàu canxi, magie, kẽm, sắt, vitamin C, vitamin D… cũng như các đồ ăn có tính mềm, dễ nhai, xé. Bạn nên hạn chế ăn các món đồ có tính quá cứng, quá giòn hoặc quá dẻo, dính cũng như các món ăn có vị quá chua, quá ngọt. Những thói quen xấu như hút thuốc, sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn… cũng nên bị loại bỏ nếu bạn muốn 1 hàm răng chắc khoẻ, trắng sáng, đều đẹp.

Mọc răng khôn sưng lợi có mủ

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho răng để bảo vệ sức khoẻ răng miệng từ sâu bên trong

Trên đây là những thông tin về mọc răng khôn sưng lợi có mủ hiệu quả, nhanh chóng nhất. Để được tư vấn, thăm khám, điều trị tận tình, hiệu quả, chính xác nhất khi gặp các vấn đề răng miệng nghiêm trọng khi mọc răng khôn. Đừng ngại ngần gì mà hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới liên hệ theo số HOTLINE: 1800.2045 hoặc vui lòng ĐỂ LẠI THÔNG TIN để được tư vấn cụ thể, chi tiết nhất.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới điều trị tại Nha khoa như thế nào
Câu hỏi: Chào bác sĩ, gần đây tôi bị sưng nướu răng trong cùng hàm ...
Bệnh viêm nha chu và những câu hỏi liên quan
Bệnh viêm nha chu là căn bệnh khá phổ biến, liên quan đến các tổ ...
U răng là gì? U răng có nguy hiểm không?
U răng là một hiện tượng bệnh lý nha khoa khá hiếm gặp tại Việt ...
Vì sao răng khôn cần nhổ bỏ và nhổ răng khôn bao lâu thì lành?
Trong hàm răng người trưởng thành thì răng khôn là chiếc răng mang lại nhiều ...
Nhổ răng khôn bị sâu có nguy hiểm không? Những lưu ý khi nhổ răng
Có phải bạn đang bị sâu răng khôn? Nhổ răng khôn bị sâu có nguy hiểm ...
Giải đáp thắc mắc: Mọc răng khôn có đau không và đau trong bao lâu?
Mọc răng khôn có bị đau không? Răng khôn là chiếc răng "khó hiểu" nhất ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia