Các chấn thương răng thường gặp và cách xử trí chấn thương răng
Banner giảm béo

Các chấn thương răng thường gặp và cách xử trí chấn thương răng

Cập nhật ngày: 04/01/2021

Hướng dẫn xử trí chấn thương răng cho mọi đối tượng trong bài viết sau đây.

Trong cuộc sống chúng ta có thể gặp rất nhiều những chấn thương đối với cơ thể do bất kỳ một sơ suất nào đó, trong đó đặc biệt phải kể đến chấn thương răng. Chân thương ở răng gây nguy hiểm và làm ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết dưới đây là cách xử trí chấn thương răng an toàn và đảm bảo hiệu quả.

Xử lý chấn thương răng

Bạn hiểu thế nào về chấn thương răng

Chấn thương răng là một tình trạng răng miệng ở mức độ cấp cứu và cần được xử trí chân thương răng trong thời gian sớm nhất bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn.

Sang chấn răng có thể xảy đến ở mọi đối tượng, tuy nhiên hay gặp nhất là trẻ em đang tập và mới biết đi (2 – 5 tuổi) và lứa tuổi hiếu động (thiếu niên). Chấn thương răng là những tổn thương xảy ra đối với cấu trúc mô cứng của răng, để lại hậu quả không nhỏ đối với thẩm mỹ của cả khuôn mặt và chức năng của răng. Theo thống kê tại Việt Nam, có tới trên 25% tỉ lệ chấn thương răng vĩnh viễn từ trẻ trên 14 tuổi. Chấn thương răng có thể đi kèm với chấn thương răng hàm mặt.

Chấn thương răng nếu không được xử trí kịp thời sẽ có nguy hại đối với sức khỏe răng miệng, ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ và còn liên lụy đến cấu trúc xương hàm mặt, suy giảm chất lượng cuộc sống.

Biện pháp xử trí chấn thương răng

Nếu phát hiện kịp thời và được xử trí chấn thương răng tốt theo đúng phương pháp thì sẽ có thể bảo tồn được răng vĩnh viễn và tránh gây ra những biến chứng xấu đối với răng hàm mặt nói chung và sức khỏe của toàn bộ cơ thể.

  • Chấn thương răng ở trẻ em

Ở đây, chúng ta sẽ xét chấn thương răng ở trẻ là chấn thương răng sữa. Trẻ em là đối tượng hiếu động, chưa biết tự chăm sóc cho sức khỏe răng miệng của mình nên rất dễ gặp phải các vấn đề tai nạn đáng tiếc xảy ra. Chấn thương răng cửa là điều thường gặp nhất, đặc biệt là trẻ bị vẩu xương hàm cũng có nguy cơ chấn thương răng cao hơn bình thường. Khi đó, tình trạng thường gặp sẽ là lún răng, lung lay răng và nặng hơn là rơi răng ra ngoài. Chúng sẽ được xử lý như thế nào?

– Xử trí lun răng răng sữa: Căn cứ vào tình trạng và theo dõi thêm khoảng 1 – 6 tháng nếu răng không mọc lên lại được sẽ cần phải thực hiện nhổ bỏ răng.

– Xử trí lung lay răng sữa: Cố định răng. Nếu răng lung lay quá nhiều hoặc sắp đến giai đoạn thay răng thì nhổ răng. Cùng với đó cần theo dõi tình trạng tủy răng để điều trị nếu cần thiết.

– Xử trí răng sữa rơi ra ngoài: Răng sữa rụng không có chỉ định trồng răng giả mà có thể đợi đến khi răng vĩnh viễn của trẻ mọc lên để thay thế.

  • Chấn thương răng vĩnh viễn

Các trường hợp chấn thương răng vĩnh viễn có thể xảy ra và phương pháp điều trị phù hợp là gì?

– Gãy men răng: Phục hồi bằng cách hàn, trám hoặc dán sứ.

– Gãy thân và chân răng: Đây là một tình trạng dễ gặp khi bạn bị chấn thương răng hàm (răng cối nhỏ và răng cối lớn) và thường gây ảnh đến tủy. Đây là chấn thương do tai nạn và không thể phát hiện bằng mắt thường mà phải được kiểm tra và chuẩn đoán bởi bác sĩ. Thông thường răng sẽ được phục hồi bằng biện pháp bọc sứ hoặc nhổ bỏ và cấy ghép răng implant.

– Chấn thương có di lệch do trật khớp: Đây là chấn thương nguy hiểm, thường ảnh hưởng đến thần kinh – mạch máu, răng có sự lệc lạc so với vị trí chuẩn như nghiêng sang trái, phải, trồi lên, lún xuống hoặc thậm chí không có sự thay đổi nào.

– Răng rơi ra khỏi ổ răng được xử trí bằng cách rửa nhẹ nhàng với nước lạnh và bảo quản răng trong dung dịch sữa tươi, nước muối sinh lý,… và mang răng đến phòng khám ngay để được khôi phục.

Chấn thương răng có thể gây nên những hậu quả gì?

Chấn thương răng nếu không được xử trí kịp thời sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng.

– Chấn thương răng gây ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ cho răng miệng, đặc biệt là chấn thương răng cửa, suy giảm chức năng ăn nhai, vấn đề giao tiếp và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

– Tiêu chân răng: Sau chấn thương mà không được điều trị chân răng sẽ dần bị tiêu đi.

– Răng bị vôi hóa: Là tình trạng buồng tủy và ống tủy bị bít kín dần do ngà lắng đọng.

– Tủy bị hoại tử: Một va chạm nhẹ tác động đến răng cũng có thể khiến cho tủy bị chảy máu và gây hoại tử tủy.

Trong mọi trường hợp, sau khi xảy ra tai nạn hay chấn thương hãy nhanh chóng đến thăm khám và kiểm tra tại phòng khám nha khoa răng hàm mặt uy tín để được điều trị kịp thời nếu như có bất kỳ vấn đề nào đối với răng miệng. Đặc biệt với những người có bệnh án chấn thương răng hàm mặt thì nên đi thăm khám định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

Bài viết trên đây là những cách xử trí chấn thương răng thường gặp. Trong mọi hoàn cảnh, chúng ta không nên được phép chủ quan vì sức khỏe răng miệng là điều vô cùng quan trọng. Mọi vấn đề thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc tế Nevada tại HOTLINE: 1800.2045.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Top 10 cách chữa chốc mép tại nhà nhanh nhất | Mẹo hay chữa lở mép hiệu quả
Bệnh chốc mép hay có thể gọi lở mép là bệnh viêm da khá phổ ...
Rối loạn thái dương hàm có nguy hiểm không? Hiểu để chữa triệt để
Rối loạn khớp thái dương hàm (hay còn gọi là viêm khớp thái dương hàm) ...
Răng lung lay có mấy độ? Cách xử lý từng cấp độ lung lay của răng
Nếu như chiếc răng của bạn đang có dấu hiệu bị lung lay và bạn ...
Bệnh cam miệng ở trẻ là gì? Cách chữa bệnh cam miệng ở trẻ em
Cách chữa bệnh cam miệng ở trẻ em như nào? Bệnh cam miệng ở trẻ ...
Răng trẻ bị vàng phải làm sao? Đâu là giải pháp hữu hiệu nhất?
Không cần phải lo lắng răng trẻ bị vàng phải làm sao? [1] Đâu là ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia