Đăng ký Tư vấn miễn phí
Răng trẻ bị vàng phải làm sao? Đâu là giải pháp hữu hiệu nhất?
Không cần phải lo lắng răng trẻ bị vàng phải làm sao? Đâu là giải pháp hữu hiệu nhất để lấy lại hàm răng trắng cho trẻ. Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
Khoa học chứng minh, tình trạng răng miệng của trẻ trong những năm tháng đầu đời hết sức quan trọng. Sức khỏe răng miệng không chỉ liên quan đến tính thẩm mỹ mà còn phản ánh sự phát triển của não bộ và chiều cao của trẻ. Hiện nay, có rất nhiều trẻ nhỏ bị ố vàng răng khiến nhiều bố mẹ phải lo lắng. Bài viết sau sẽ giải đáp câu hỏi răng trẻ bị vàng phải làm sao và cách làm sạch mảng bám trên răng bé hiệu quả
Răng trẻ bị ố vàng
Răng trẻ bị vàng phải làm sao?
Trước khi tìm hiểu tình trạng răng trẻ bị vàng phải làm sao, dưới đây là một số thông tin về răng trẻ bị ố vàng cũng như nguyên nhân dẫn đến ố vàng, mảng bám trên răng trẻ nhỏ.
-
Nguyên nhân khiến răng ố vàng, mảng bám
Răng sữa của trẻ hầu như đều trắng và đẹp hơn so với răng vĩnh viễn. Vậy nên, khi răng trẻ bị ố vàng khiến phụ huynh phải lo lắng. Nguyên nhân chủ yếu do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Tuy nhiên, khi răng trẻ đã được vệ sinh và chăm sóc đúng cách; nhưng vẫn bị ố vàng thì có thể do một số yếu tố sau:
+ Do sâu răng: Răng bị sâu đồng nghĩa với việc trong khoang miệng chứa vi khuẩn gây hại. Những vi khuẩn này cũng có thể là nguyên nhân khiến răng trẻ bị ố vàng.
+ Do thừa flour: Đây là một chất có tác dụng giúp răng chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, nếu bổ sung flour quá liều sẽ là nguyên nhân khiến răng trẻ bị ố vàng, sâu răng.
+ Do thực đơn ăn uống: Một số món ăn yêu thích của trẻ như đồ ngọt, đồ ăn vặt, đồ uống có ga,… Khi ăn những thức ăn này, nếu không được vệ sinh làm sạch ngay sẽ dẫn đến sâu răng, vàng răng.
Răng trẻ bị sâu và ố vàng
+ Sử dụng một số loại thuốc: Đối với trẻ nhỏ thường xuyên bị ốm phụ huynh thường hay bổ sung cho trẻ những loại thuốc có chứa sắt, vitamin,… Những nhóm chất này, nếu bổ sung trong một thời gian dài dẫn đến canxi hóa ảnh hưởng đến men răng và gây ra vàng chân răng ở trẻ nhỏ.
+ Do một số loài thuốc mẹ dùng khi đang mang thai: Nhiều mẹ bầu, khi đang mang thai do một số vấn đề phải sử dụng đến nhóm thuốc có chứa tetracycline và doxycycline. Tùy hàm lượng mẹ sử dụng khi mang thai có thể dẫn đến tình trạng răng bị ố vàng ở trẻ.
+ Do bệnh lý: Một số loại bệnh lý liên quan đến gan, thận, vàng da,…cũng là nguyên nhân khiến vàng răng ở trẻ nhỏ.
+ Chấn thương răng: Khi răng trẻ bị chấn thương khiến các mạch máu xung quanh răng bị tác động. từ đó, làm tổn thương men răng khiến răng bị ố vàng, xỉn màu.
-
Răng trẻ bị ố vàng dẫn đến những ảnh hưởng gì?
Răng sữa của trẻ bị ố vàng lâu ngày sẽ khiến vi khuẩn tích tụ. Điều này, sẽ khiến răng bị bào mòn dẫn đến trẻ bị đau nhức răng. Ngoài ra, răng ố vàng còn gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến nụ cười của trẻ. Đặc biệt, đối với những trẻ ở độ tuổi bắt đầu để ý đến ngoại hình; điều này rất dễ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
Răng ố vàng khiến trẻ tự ti
Nhiều bậc cha mẹ thường cho rằng răng sữa ở trẻ có thể thay được nên thường không quan tâm nhiều đến vấn đề này. Đây là một suy nghĩ hết sức sai lầm. Bởi khi răng sữa của trẻ gặp vấn đề thì cũng sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viên sau này. Tình trạng này có thể khiến răng vĩnh viễn về sau bị ố vàng, mọc lệch hoặc dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng về sau.
-
Răng trẻ bị vàng phải làm sao?
Vậy răng trẻ bị vàng phải làm sao? Hiện nay có khá nhiều phương pháp chữa răng ố vàng ở trẻ em. Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu kỹ các phương pháp để đảm bảo an toàn cho trẻ. Sau đây là một số giải pháp khắc phục răng trẻ con bị ố vàng an toàn và hiệu quả.
Giai đoạn 1 (Trẻ từ 0-1 tuổi): Giai đoạn này trẻ mới ăn những thức ăn mềm như cháo, sữa,… Tuy nhiên vẫn cần vệ sinh răng mỗi ngày để tránh răng trẻ bị vàng.
Giai đoạn 2 ( Trẻ từ 1- 10 tuổi): Đây là giai đoạn trẻ đã ăn được nhiều loại thức ăn và trên 5 tuổi trẻ bắt đầu thay răng sữa. Giai đoạn này, cần phải chăm sóc kỹ lưỡng.
Một số cách khắc phục vàng răng ở trẻ an toàn và hiệu quả:
Vệ sinh răng miệng cho bé
+ Hạn chế cho bé ăn những thức ăn dễ bám màu như: Socola, đồ có ga, kẹo bánh,…
+ Vệ sinh răng thường xuyên: Nên đánh răng 2 lần/ ngày và súc miệng ngay sau khi ăn.
+ Dùng hỗn hợp backing soda và nước hoặc backing soda và kem đánh răng chải răng cho bé. (Phương pháp này nen dành cho trẻ từ 6-10 tuổi)
+ Trường hợp răng bị ố vàng do bệnh lý hoặc do chấn thương: Nên đưa bé đến cơ sở y tế thăm khám.
+ Duy trì việc khám răng định kỳ cho trẻ nhỏ.
Giai đoạn 3 (Trẻ trên 10 tuổi): Thời điểm này trẻ gần như đã thay hết răng sữa. Nếu các cách trên không hiệu quả; có thể đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để thăm khám để thực hiện một số cách như: Tẩy trắng (đối với trẻ trên 15 tuổi), dán sứ, bọc sứ (trên 18 tuổi),…
Phải đọc: Làm gì khi trẻ bị sâu răng hàm?
Mẹo ngăn ngừa răng bị ố vàng
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Sau đây là một số cách phòng tránh tình trạng vàng răng ở trẻ em:
+ Bảo vệ răng cho bé ngay từ khi mang bầu: Chế độ dinh dưỡng khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ; mà còn liên quan đến sức khỏe răng miệng cho bé sau này. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn khoa học. Khi dùng thuốc cần tìm hiểu kỹ và có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Xây dựng chế độ ăn khoa học cho trẻ: Chế độ ăn cho bé càn đủ chất như: Canxi, magie, các loại vitamin,… Đồng thời hạn chế đồ ngọt, nước ngọt có ga,…
+ Vệ sinh răng miệng đúng cách: Cha mẹ vệ sinh răng cho trẻ sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Ngoài ra, cần hướng dẫn trẻ cách tự chăm sóc răng miệng.
+ Sử dụng kem đánh răng có hàm lượng flour vừa phải vì hàm lượng flour cao có thể dẫn đến đổi màu răng. Hàm lượng flour trong kem đánh răng của trẻ chỉ nên từ 200 – 500 ppm. Đối với trẻ từ 6-10 tuổi, hàm lượng flour tối đa không nên quá 1000 ppm.
+ Thăm khám nha sĩ định kỳ: Cho trẻ đến nha sĩ thăm khám định kỳ để nha sĩ theo dõi quá trình phát triển của răng là cách bảo vệ răng miệng tốt nhất.
Cho trẻ đi khám răng định kỳ
Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến răng trẻ bị vàng ố
-
Răng bé bị vàng mòn
Trường hợp răng trẻ bị vàng và xuất hiện tình trạng bị ăn mòn, tùy từng mức độ sẽ có giải pháp thích hợp. Trường hợp nhẹ, có thể bổ sung flour với hàm lượng vừa đủ cho trẻ qua: Kem đánh răng, nước súc miệng,… Đối với trường hợp nghiêm trọng, trẻ bị sâu răng dẫn đến ăn mòn nên đến nha sĩ thăm khám và có biện pháp can thiệp.
-
Răng trẻ em mới thay bị vàng
Răng trẻ mới thay bị vàng ngà là vấn đề hết sức bình thường. Tuy nhiên, phụ huynh nên vệ sinh răng miệng cho trẻ và nhắc trẻ vệ sinh răng vĩnh viễn mới thay thường xuyên.
-
Răng trẻ 1 tuổi bị vàng
Phụ huynh cần vệ sinh răng cho trẻ. Nếu có thể, hãy đưa trẻ đến để thăm khám và xác định rõ nguyên nhân để có giải pháp phù hợp.
-
Răng trẻ 10 tháng bị vàng
Giai đoạn này trẻ bắt đầu ăn dặm. Nếu xuất hiện răng trẻ bị vàng, phụ huynh lưu ý vệ sinh răng cho trẻ và tiếp tục theo dõi.
-
Trẻ mới mọc răng đã bị vàng
Nguyên nhân có thể do trẻ di truyền từ cha mẹ bị bệnh vàng răng, bị thiếu sản men răng, men răng bị thiếu hoặc do mẹ sử dụng một số thuốc trong quá trình mang thai. Trường hợp răng trẻ sơ sinh bị vàng này, cha mẹ không nên can thiệp biện pháp nào, chỉ nên vệ sinh răng và bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
-
Răng vàng bẩm sinh có tẩy trắng được không?
Theo một số nghiên cứu, vàng răng bẩm sinh do yếu tố nội sinh không thể tẩy trắng được. Với tình trạng này, chỉ có thể thực hiện bọc răng sứ hoặc dán sứ veneer (từ 18 tuổi trở lên).
Tẩy trắng răng
-
Cách xử lý khi răng sữa của bé bị mòn
Răng trẻ bị mòn, nguyên nhân có thể do chế độ dinh dưỡng hàng ngày quá nhiều đường, tinh bột và thiếu canxi, fluor cùng với chăm sóc răng chưa tốt… Phụ huynh nên điều chỉnh lại chế độ ăn và đưa trẻ đến nha sĩ thăm khám và khắc phục.
-
Cách làm sạch mảng bám trên răng bé
Để làm sạch những mảng bám trên răng bé, phụ huynh nên vệ sinh răng miệng cho bé. Thực hiện vệ sinh răng 2 lần/ ngày. Nên lựa chọn những loại bàn chải phù hợp cho trẻ nhỏ để không tổn thương răng và nướu của trẻ.
-
Răng vĩnh viễn của bé bị vàng
Răng vĩnh viễn của trẻ bị vàng; nếu đã vệ sinh và chăm sóc răng đúng cách trên vẫn không cải thiện; các bậc phụ huynh có thể đưa trẻ tới nha sĩ thăm khám và lựa chọn giải pháp phù hợp với tình trạng răng và độ tuổi.
-
Ố vàng chân răng ở trẻ
Trẻ bị ố vàng chân răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có thể xuất phát từ yếu tố di truyền, bệnh lý hay sử dụng các loại thuốc có chứa sắt, vitamin,… trong thời gian dài. Để khắc phục tình trạng này, phụ huynh cần xác định nguyên nhân vàng răng ở trẻ để có giải pháp phù hợp. Ngoài ra, nên hạn chế cho trẻ ăn đồ dầu mỡ, màu hóa học, vệ sinh răng đúng cách,…
Hy vọng với thông tin trên sẽ không khiến các bậc cha mẹ phải lo lắng vấn đề răng trẻ bị vàng phải làm sao. Mọi ý kiến đóng góp cũng như muốn được bác sĩ tư vấn thêm hãy liên hệ cho Nha khoa Quốc tế Nevada tại HOTLINE: 1800.2045.
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]