Ăn đồ nóng bị đau răng, vì sao? Đâu là giải pháp hiệu quả nhất
Banner giảm béo

Ăn đồ nóng bị đau răng, vì sao? Đâu là giải pháp hiệu quả nhất

Cập nhật ngày: 20/05/2022

Vì sao khi ăn đồ nóng bị đau răng và tình trạng này có đáng lo ngại không? Nếu bạn đang bị đau răng mỗi khi ăn đồ nóng, đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Ăn đồ nóng bị đau răng vì sao? Bạn có đang gặp phải tình trạng đau buốt răng khi ăn đồ nóng và phải hạn chế lại những món ăn nóng hổi yêu thích? Nguyên nhân của tình trạng này và cách khắc phục triệt để ra sao? Tất cả sẽ được các Nha khoa Quốc tế Nevada bật mí ngay trong bài viết dưới đây.

ăn đồ nóng bị đau răng

Ăn đồ nóng bị đau răng

Tìm hiểu về tình trạng đau răng khi ăn đồ nóng

Đồ ăn nóng hổi là món ăn yêu thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, cũng không ít người gặp phải tình trạng ăn đồ nóng bị đau răng. Dưới đây là giải đáp của chuyên gia về nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.

  • Nguyên nhân ăn đồ nóng bị nhức răng (đau răng)

Ăn đồ nóng bị nhức răng hoặc đau răng là biểu hiện răng đang bị yếu và nhạy cảm hơn do quá lớp cảm ngà. Khi lớp men răng bên ngoài bị ăn mòn khiến ngà răng bị lộ ra ngoài. Lớp ngà bị lộ ra và khi tiếp xúc với thức ăn hay môi trường bên ngoài sẽ khiến răng bị đau nhức, ê buốt,…

Nguyên nhân dẫn đến ăn đồ nóng bị nhức răng chủ yếu do những thói quen sinh hoạt hàng ngày gây nên. Một số thói quen có thể kể đến như:

ăn đồ nóng bị đau răng (2)

Đồ ăn chứa hàm lượng axit cao khiến răng nhạy cảm

+ Vệ sinh răng sai cách: Trong quá trình vệ sinh răng miệng, nếu dùng bàn chải quá cứng hoặc chải răng quá mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến răng nhạy cảm hơn. Ngoài ra, khi lựa chọn kem đánh răng hoặc nước súc miệng có hàm lượng chất tẩy cao cũng khiến bào mòn men răng khiến răng nhạy cảm hơn.

+ Ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao: Những món ăn có tính axit cao như: dưa chua, chanh, nước chanh,… Những thực phẩm này, khiến cho lớp men răng nhanh chóng bị ăn mòn. Nếu không chăm sóc kỹ càng và tiếp tục duy trì sở thích ăn những món ăn này; tình trạng răng ê buốt nhạy cảm khi ăn đồ ăn nóng sẽ ngày một nặng hơn.

+ Răng sau khi tẩy trắng hoặc niềng răng: Trong gel tẩy trắng, có một số thành phần kích ứng với răng. Do đó, răng sẽ nhạy cảm hơn. Bên cạnh đó, răng qua quá trình niềng cũng sẽ yếu và nhạy cảm hơn.

+ Do một số bệnh lý: Một số bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, tụt lợi, răng bị tổn thương do va đập,… cũng rất dễ gặp phải tình trạng bị đau nhức, ê buốt khi ăn đồ nóng. Tình trạng này cần nhanh chóng đến nha sĩ để khắc phục để tránh ảnh hưởng đến tổ chức của các răng bên cạnh.

Xem thêm: TOP 5 nguyên nhân bị ê buốt chân răng

  • Đau răng khi ăn đồ nóng lạnh báo hiệu những dấu hiệu bệnh lý nào?

Khi gặp phải tình trạng đau răng khi ăn đồ nóng, không chỉ đơn thuần là lúc đó răng đang yếu, nó sẽ được phục hồi dần dần và hiện tượng này sẽ hết. Đây là tình trạng báo hiệu sức khỏe răng miệng của bạn đang lên tiếng, báo hiệu một số bệnh lý răng miệng như:

ăn đồ nóng bị đau răng (3)

Răng quá nhạy cảm cảnh báo tình trạng sâu răng

+ Men răng đang bị ăn mòn: Đây là yếu tố cảnh báo hàng đầu đối với hiện tượng răng bị đau khi ăn đồ ăn nóng. Do lớp ngà răng bị lộ ra ngoài, phải chịu nhiều tác động của yếu tố qua quá trình sinh hoạt hàng ngày. Chúng ta nên chú ý quan sát, nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc răng miệng đúng cách,… Nếu tình trạng này không được cải thiện và diễn biến ngàymột nặng hơ cần đến nha sĩ kiểm tra.

+ Viêm nha chu: Viêm nha chu xuất hiện, bên cạnh việc khiến người bệnh xuất hiện răng ê buốt nhạy cảm khi ăn đồ nóng; nếu không có phác đồ cải thiện đúng cách và kịp thời; để lâu có thể dẫn đến viêm lợi, hôi miệng,…

+ Sâu răng: Sâu răng cũng là một trong những bệnh gây ra tình trạng răng đau nhức khi ăn đồ ăn nóng. Nếu trong quá trình chăm sóc vệ sinh răng, người bệnh không chú ý làm sạch và có giải pháp điều trị kịp thời, sâu răng sẽ ngày một diễn biến nặng hơn phá hủy răng, khiến tihf trang đau nhức ngày một tăng.

Phải đọc: Cách phục hồi sâu răng hiệu quả

Khi ăn đồ nóng bị đau răng phải làm sao?

Vậy khi ăn đồ nóng đi đau răng phải làm sao? Dưới đây là một số giải pháp được các chuyên gia hướng đưa ra:

  • Giải pháp điều trị răng buốt khi ăn nóng

Khi ăn đồ nóng bị đau răng hoặc buốt răng, trước tiên bạn ý điều chỉnh nhiệt độ của thức ăn. Sau đó, chú ý về chế độ chăm sóc răng miệng và ăn uống đúng cách. Cụ thể như sau:

ăn đồ nóng bị đau răng (4)

Khám răng định kỳ phòng tránh các bệnh răng miệng

+ Vệ sinh răng đều đặn 2 ngày mỗi ngày với bàn chải lông mềm và mảnh.

+ Kết hợp kem đánh răng và nước súc miệng có chứa fluor.

+ Hạn chế ăn những món có chứa hàm lượng axit cao.

+ Tăng cường ăn rau xanh, các món ăn chứa nhiều canxi, magie, vitamin C, vitamin D,…

+ Định kỳ 6 tháng/ lần đến phòng khám nha khoa uy tín để kiểm tra tình trạng răng miệng.

  • Giải pháp điều trị ê buốt răng khi ăn đồ lạnh

Bên cạnh với ăn đồ nóng bị đau răng, rất nhiều người bị ê buốt răng khi ăn đồ lạnh .Giống với ê răng khi ăn đồ nóng; giải pháp trước tiên cần điều chỉnh lại nhiệt độ của món ăn. Hạn chế ăn đồ lạnh không chỉ bảo vệ răng mà còn ngăn ngừa viêm họng. Ngoài ra, cần thực hiện chăm sóc, bảo vệ răng đúng cách và bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho răng.

Giải đáp một số vấn đề liên quan đến ăn nóng bị đau răng

  • Uống nước nóng bị đau răng phải làm sao?

Khi cổ răng bị mòn nhiều, vị trí bị bào mòn ở gần sát tủy răng. Vì vậy, khi uống nước nóng dẫn đến tủy răng bị kích thích khiến bạn bị ê buốt, đau nhức khó chịu. Nếu không thể điều chỉnh lại nhiệt độ của nước, bạn có thể sử dụng ống hút tre để giảm thiếu tác động của nước nóng lên răng, sẽ làm giảm cảm giác đau nhức. Ngoài ra, cần chú ý đến cách chăm sóc răng miệng, bổ sung những món ăn tốt cho răng và hạn chế những thực phẩm không tốt cho răng.

ăn đồ nóng bị đau răng (5)

Súc miệng nước muối chữa ê buốt răng

  • Chữa răng ê buốt tại nhà

Một số cách chữa răng ê buốt đơn giản tại nhà có thể áp dụng như: vệ sinh răng sạch sẽ, ngậm nước muối, súc miệng với nước trà xanh, dùng kem đánh răng và nước súc miệng dành cho răng ê buốt,…

  • Tê nhức chân răng

Khi chân răng bị tê nhức, rất có the bạn đang bị viêm tủy, viêm nha chu, áp se răng,…. Nếu tê nhức chân răng ỏ mức độ nhẹ, bạn có thể tiến hành vệ sinh sạch sẽ răng miệng và áp dụng một số cách chữa tê nhức tại nhà, Nếu tê nhức kéo dài và cơn đau ở mức độ nghiêm trọng, đừng chủ quan hãy đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và chữa trị nhanh chóng phòng những hậu quả không như mong muốn xảy ra.

Ăn đồ nóng bị đau răng là một tình trạng có rất nhiều người đang mắc phải. Đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh răng miệng không nên chủ quan. Hãy thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách ngay hôm nay, kể cả khi răng chưa xuất hiện tình trạng ê buốt để duy trì một sức khỏe răng miệng tốt nhất. Khi xuất hiện những dấu hiệu này, hãy nhanh chóng đến cơ sở nha khoa uy tín thăm khám để được xử lý kịp thời. Mọi vấn đề thắc mắc xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc tế Nevada tại HOTLINE: 1800.2045.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bệnh ăn mòn chân răng và cách điều trị bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em
Trẻ bị ăn mòn chân răng khiến bạn lo lắng. Vậy cách điều trị bệnh ...
Từ cuộc thí nghiệm của một bà mẹ đến những câu chuyện có thật về “hội chứng răng coca”
Trải qua hơn chục thập kỷ, Coca cola hiện vẫn giữ vị trí Top 10 ...
Bỏ túi 1001 cách điều trị tưa lưỡi ở người lớn cực an toàn và hiệu quả
Có một điều ít ai biết rằng tưa lưỡi hay còn gọi nấm lưỡi không ...
Các chấn thương răng thường gặp và cách xử trí chấn thương răng
Hướng dẫn xử trí chấn thương răng [1] cho mọi đối tượng trong bài viết ...
Uống kháng sinh gây vàng răng không? Xử lý răng bị nhiễm kháng sinh
Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn uống kháng sinh nhiều và lo lắng ...
Trẻ mọc thiếu răng sữa phải làm sao, có ảnh hưởng gì không?
Tìm hiểu vấn đề trẻ mọc thiếu răng sữa [1], nguyên nhân và giải pháp ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia