Đăng ký Tư vấn miễn phí
Tìm hiểu triệu chứng đau quai hàm và cách chữa đau quai hàm hiệu quả nhất
Bỗng dưng sáng ngủ dậy bị đau quai hàm và làm phiền rất nhiều đến cuộc sống của bạn! Việc xác định rõ nguyên nhân bị đau quai hàm của mình là gì sẽ là yếu tố giúp bác sĩ đưa ra được phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất cho bạn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ 5 nguyên nhân đau quai hàm thường gặp nhất cũng như những dấu hiệu và triệu chứng đau quai hàm như thế nào. Đồng thời mách bạn cách chữa đau quai hàm hiệu quả.
Nguyên nhân bị đau quai hàm do đâu?
Đau quai hàm – nguyên nhân do đâu?
Đau quai hàm là tình trạng rất nhiều người gặp phải, nó có thể đau thành từng cơn dữ dội hoặc đau âm ỉ, đau lúc ăn nhai, nói chuyện… Theo tổng hợp của bác sĩ nha khoa, có 5 nguyên nhân bị đau quai hàm như sau:
Đau quai hàm do tật nghiến răng
Tật nghiến răng vào ban đêm cũng chính là một trong những nguyên nhân bị đau quai hàm, điều này khiến cho bạn luôn trong tình trạng mỏi quai hàm. Nghiến răng xảy ra do căng thẳng tâm lý, tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh hoặc cũng có thể do di truyền. Nếu bạn nghiến răng trong thời gian dài mà không tìm cách khắc phục thì tình trạng đau nhức ở vùng xương hàm là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, tật xấu này còn gây mòn men răng và những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh.
Mọc răng khôn gây đau quai hàm
Răng khôn mọc phổ biến ở độ tuổi từ 17 – 20 và mọc theo từng đợt. Mỗi đợt mọc răng nó lại kéo theo những cơn đau nhức, khó chịu đặc biệt ở vùng quai hàm và vùng góc hàm trong nơi mọc răng. Nếu chiếc răng khôn đó mọc lệch hay mọc ngầm, bạn sẽ cảm thấy cơn đau dữ dội hơn bình thường và gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Mọc răng khôn cũng là một nguyên nhân bị đau quai hàm
Nguyên nhân do các bệnh răng miệng
Trong trường hợp bạn mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu thì quai hàm cũng có thể bị ảnh hưởng. Đặc biệt ở những người nhạy cảm, cơn đau ở quai hàm sẽ khá rõ rệt.
Viêm xoang cũng là một nguyên nhân đau quai hàm
Nếu bạn bị viêm xoang và bệnh thường gặp vào những thời tiết thay đổi hay dị ứng cũng khiến cho quai hàm của bạn đau dữ dội. Bạn có thể dùng một số thuốc giảm đau hoặc thuốc xịt nhưng chỉ mang tính tạm thời, tốt hơn hết nên điều trị bệnh viêm xoang triệt để.
Rối loạn khớp thái dương hàm
Rối loạn khớp thái dương hàm gây ra những cơn đau nhức dữ dội
Đây có thể coi là nguyên nhân bị đau quai hàm thường gặp nhất. Tình trạng rối loạn thái dương hàm ảnh hưởng trực tiếp đến phần khớp nối xương hàm với vùng sọ và gây ra cơn đau khó chịu ở quai hàm, vai, toàn bộ vùng mặt, tai và cổ.
Dấu hiệu và các triệu chứng đau quai hàm
Bạn có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu, triệu chứng đau quai hàm thông qua những cơn đau dữ dội ở vùng quai hàm, có thể là đau quai hàm bên trái hoặc đau quai hàm phải và qua những dấu hiệu cụ thể sau:
+ Đau quai hàm và nổi hạch
+ Phần hàm bị đau và cứng lại
+ Đau quai hàm trái khi nhai hoặc đau quai hàm phải khi nhai
+ Cơn đau có thể dữ dội theo từng đợt hoặc âm ỉ và dai dẳng từ ngày này sang ngày khác
+ Xảy ra tình trạng đau quai hàm gần tai, đau quai hàm mang tai, đau quai hàm dưới tai, vùng mặt và gần xương hàm cũng bị ảnh hưởng
+ Đau quai hàm khi ngáp, khó mở miệng hoặc không thể mở miệng khi cơn đau kéo đến, tình trạng đau quai hàm khi há miệng là tình trạng phổ biến nhất
Đau quai hàm khiến việc ăn nhai của bạn khó khăn hơn
+ Đau quai hàm khi nhai đồ ăn khiến cho việc ăn nhai khó khăn, thậm chí hàm bạn bị mất lực để có thể nhai đồ cứng.
+ Có thể xảy ra tình trạng sưng nhức hoặc phát sốt do đau quai hàm
Đau quai hàm có nguy hiểm không?
Ngoài nguyên nhân bị đau quai hàm thì “đau quai hàm có nguy hiểm không?” cũng được nhiều người cũng quan tâm đến những tác hại mà tình trạng này đem đến. Khi bị đau quai hàm, cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bạn bị đảo lộn hoàn toàn. Những cơn đau thường xuyên tìm đến bạn và khiến bạn không thể tập trung làm bất cứ việc gì cũng như thoải mái thưởng thức những món ăn mình yêu thích.
Ngoài những ảnh hưởng trước mắt, đau quai hàm còn là dấu hiệu cảnh báo những bệnh khó lường, đặc biệt nhất là viêm tủy xương, khiến xương bị biến dạng và gây ra những cơn đau nhức dữ dội.
Viêm tủy xương là một trong những biến chứng nguy hiểm của đau quai hàm
Đau quai hàm phải làm sao?
Cách chữa đau quai hàm tại nhà
Khi nắm được những nguyên nhân bị đau quai hàm và những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, bạn cần lên kế hoạch điều trị ngay để ngăn bệnh phát triển. Một số tips nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn:
- Tập các bài massage quai hàm được bác sĩ hướng dẫn
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm thiểu cơn đau tạm thời, hạn chế tối đa việc dùng thuốc giảm đau
- Nên ăn nhai đồ ăn mềm và cắt nhỏ đồ ăn để không cần há miệng quá to.
- Thay đổi những thói quen xấu, cụ thể là thói quen nghiến răng ban đêm để quai hàm của bạn không phải chịu thêm tác động mỗi ngày
Cách chữa đau quai hàm tại Nha khoa
Bị đau quai hàm nhẹ, cơn đau không thường xuyên thì bạn có thể áp dụng các phương pháp chữa đau quai hàm tại nhà. Tuy nhiên, nếu đau quai hàm thường xuyên, cơn đau kéo dài thì bạn cần đến nha khoa để được bác sĩ tư vấn và tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây đau quai hàm để có phương pháp điều trị dứt điểm cơn đau.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra đau quai hàm mà có phương án điều trị tương ứng:
1. Chữa đau quai hàm do rối loạn khớp thái dương hàm:
- Điều trị không xâm lấn: Bác sĩ sẽ điều trị bằng vật lý trị liệu tái tạo lại sự nhịp nhàng giữa các bộ phận khớp hàm thái dương kèm sử dụng thuốc hỗ trợ trong quá trình điều trị.
- Điều trị xâm lấn: Bác sĩ chỉ định phẫu thuật loại bỏ nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm, chỉnh sửa khớp hàm, mài chỉnh các răng gây ra sai lệch khớp cắn, cấy ghép lại răng giả nếu răng bị lệch lạc nghiêng ngả vào vùng mất răng.
2. Sai khớp cắn dẫn đến quá trình ăn nhai bị đau
Sai khớp cắn là tình trạng phổ biến khiến quá trình ăn nhai bị đau do răng mọc không đều, khấp khểnh, lệch lạc phối hợp không khớp. Giải pháp chữa đau quai hàm trong trường hợp này chính là áp dụng phương pháp niềng răng hoặc bọc răng sứ.
3. Loại bỏ thói quen nghiến răng
Thói quen nghiến răng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị đau quai hàm, nếu như bạn không thể ngăn cản việc nghiến răng trong khi ngủ thì sử dụng máng chống nghiến răng sẽ là biện pháp hữu hiệu nhất.
Đến nha khoa càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị cụ thể
Phương pháp ngăn ngừa đau quai hàm
Để ngăn ngừa đau quai hàm bạn nên ý thức một cách nghiêm túc hơn từ những thói quen hằng ngày có thể khiến quai hàm bị đau (như việc nghiến răng hoặc nhai bút chì chẳng hạn). Bên cạnh đó, làm theo những lời khuyên sau đây có thể sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng đau quai hàm như:
- Nếu thỉnh thoảng bạn bị đau quai hàm, nên ngừng cắn vật cứng (như bút bi hoặc móng tay). Nên ăn nhai đều giữa 2 bên, tránh nhai 1 bên gây ra đau quai hàm vùng còn lại.
- Khi bạn ngáp, hãy dùng tay để đỡ hàm dưới của bạn. Thường xuyên duy trì hàm ở tư thế nghỉ ngơi, học cách thư giãn cơ quai hàm.
- Hãy tìm đến nha sĩ tìm giải pháp nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ.
- Khi bị đau quai hàm tránh lạm dụng các cơ quai làm, nên chọn ăn những loại thức ăn mềm, cắt nhỏ đã được nấu chính, không nên ăn các loại thịt dai, những thức ăn cay nóng. Tránh các loại bia rượu, chất kích thích ngăn chặn cơn đau nhức quai hàm tăng thêm.
- Nên dùng tay ấn nhẹ và mát xa vùng quai hàm bị đau, bạn cũng có thể tập các bài vật lý trị liệu giảm bớt đau nhức, tập căng duỗi quai hàm vừa phải hoặc chườm đá ngay vùng đau quai hàm nếu cơn đau quá sức chịu đựng.
Tốt nhất, khi thấy dấu hiệu hay triệu chứng đau quai hàm bạn nên đến Nha khoa Nevada để được thăm khám và điều trị cụ thể bởi đội ngũ bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm. Bác sĩ sẽ là người đưa ra cho bạn những lợi khuyên cụ thể nhất như: dùng máng chống nghiến răng, các bài tập quai hàm, phương pháp điều trị các bệnh lý, nhổ răng khôn nếu mọc lệch, điều trị rối loạn khớp thái dương hàm…
Để được tư vấn về nguyên nhân bị đau quai hàm và biện pháp điều trị cụ thể, bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ nha khoa thông qua số hotline 1800.2045 hoặc để lại thông tin theo form bên dưới để được kết nối trực tiếp với bác sĩ nha khoa.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ ĐAU QUAI HÀM
(Tặng ngay gói lấy cao răng khi đăng ký tại bài viết này)
CLICK ĐĂNG KÝ HOẶC GỌI NGAY HOTLINE
Gọi ngay 1800.2045 để biết bảng giá bọc răng sứ thẩm mỹ chi tiết!
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]