Đăng ký Tư vấn miễn phí
Giải đáp: Răng nanh và răng khểnh khác nhau như thế nào?
Chúng ta thường nghe đến răng nanh và răng khểnh nhưng ít ai biết đến răng nanh và răng khểnh khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
Có thể bạn từng nghe đến ai đó có chiếc răng khểnh duyên dáng hay răng nanh đẹp. Vậy thực chất răng nanh và răng khểnh có phải là một không hay răng nanh và răng khểnh khác nhau như thế nào? Nha khoa Quốc tế Nevada sẽ giải đáp ngay sự khác nhau cũng như tầm quan trọng của răng nanh và răng khểnh qua bài viết sau đây.
Răng nanh và răng khểnh khác nhau như thế nào
Trước khi tìm hiểu răng nanh và răng khểnh khác nhau như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm riêng cũng như vị trí của chúng trong cung hàm.
-
Răng nanh và răng khểnh là như thế nào?
Răng nanh là gì?
Thông thường, mỗi chúng ta đều có 4 chiếc răng nanh, 2 chiếc ở hàm dưới và 2 chiếc nằm ở hàm trên. Răng nanh được nhận xét là chiếc răng đặc biệt nhất so với những răng khác trên cung hàm. Răng nanh rất dễ nhận biết qua những đặc điểm sau:
+ Răng nanh đứng ở vị trí số 3 tính từ răng cửa vào phía trong. Vị trí của răng nanh chính là sự giao thoa của nhóm răng mặt trước phố ra và mặt phía trong (phía má) của hàm răng. Chính vì vậy, răng nanh có sự khác biệt nhiều hơn so với những răng khác.
+ Vì chúng nằm ở vị trí giao thoa, nên hình dáng của răng nanh giống như sự pha trộn giữa răng cửa và các răng cối nhỏ nằm phía bên trong. Có độ mảnh dài như răng cửa pha lẫn với độ sắc nhọn của răng cối phía trong.
+ So với răng cửa, răng nanh mỏng và nhỏ hơn răng cửa. Còn so với răng cối phía trong, răng nanh lại không có rãnh nhai nghiền thức ăn.
+ Răng nanh thường có chân răng và thân răng dài, sắc nhọn hơn so với các răng khác.
+ Về cơ bản, lớp men răng và ngà răng của răng nanh gần giống với răng cửa. Mỗi chiếc răng nanh sẽ có một chân răng và một tủy răng.
Răng khểnh là gì? Răng khểnh mọc như thế nào
Khi răng nanh bị mọc lệch thì răng đó được gọi là răng khểnh. Răng nanh thông thường sẽ mọc thẳng hàng so với các răng khác. Khác với răng nanh, khi được gọi là răng khểnh tức là chúng sẽ bị mọc lệch, thường hơi chếch lên và nhô ra phía trước cung hàm. Răng khểnh thường hay xuất hiện ở hàm trên, mỗi người thường chỉ có từ 1 đến 2 chiếc răng khểnh. Răng khểnh tạo cho nụ cười duyên dáng và thu hút hơn. Tuy nhiên, theo góc nhìn của nha khoa, răng khểnh là răng bị mọc lệch, chúng có thể khiến khớp cắn bị sai lệch, đôi khi có thể khiến bạn khó ăn nhai và khó vệ sinh hơn.
Dấu hiệu nhận biết răng khểnh đang hình thành:
+ Khoảng cách giữa răng cửa và răng hàm hẹp, không đủ chỗ để răng nanh mọc bình thường.
+ Khung hàm bị hẹp, không đủ chỗ mọc răng nanh.
+ Răng nanh đã mọc nhưng răng sữa vẫn chưa được nhổ bỏ.
Đọc ngay: Như thế nào là răng khểnh đẹp?
-
Răng khểnh và răng nanh khác nhau như thế nào?
Vậy răng nanh và răng khểnh khác nhau như thế nào? Răng khểnh và răng nanh đều là răng số 3 trong cung hàm. Chúng có một chút khác nhau như sau:
+ Đặc điểm nhận dạng: Chúng khác nhau về hướng mọc. Cùng là một răng mọc ở cùng một vị trí. Răng khểnh sẽ là răng bị mọc lệch thường chếch lên trên nhô ra ngoài, đôi khi cũng có trường hợp răng bị mọc thụt lại vào phía trong.
+ Răng khểnh chỉ xuất hiện khi đó là răng vĩnh viễn.
+ Răng khểnh thường yếu hơn răng nanh.
+ Răng khểnh đôi khi dễ bị nứt vỡ do tác động từ bên ngoài hơn so với răng nanh và các răng khác.
+ Răng khểnh thường khó vệ sinh hơn, vì vậy răng khểnh thường không sáng đẹp, dễ gây các bệnh lý về răng miệng.
+ Khác với răng nanh, răng khểnh xuất hiện làm mất cân đối giữa hai hàm răng. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sai khớp cắn.
Răng khểnh thường giúp bạn duyên dáng và ấn tượng trong mắt người khác hơn. Tuy nhiên, khi răng khểnh chếch ra ngoài quá nhiều khiến gương mặt bạn kém duyên hơn. Một vài trường hợp, răng khểnh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng có thể được bác sĩ khuyên nên niềng răng hoặc nhổ bỏ.
Răng nanh và răng khểnh quan trọng như thế nào?
Ở cùng một vị trí, vậy răng nanh và răng khểnh có quan trọng không hay tầm quan trọng của chúng có khác nhau không?
-
Răng nanh đóng vai trò quan trọng như thế nào?
Răng nanh được coi là một trong những răng mang tính ổn định và bền vững nhất trong hàm răng. Đây là răng có vai trò khá quan trọng cả về mặt thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, xé thức ăn. Răng nanh có sức chịu đựng khá lớn, nằm ở vị trí bốn góc bốn vùng răng nên răng nanh được coi là nền tảng nâng đỡ cơ mặt, giảm tác động lực quá mức lên răng. Răng nanh còn được ví như “chiếc cọc định hình” cho khớp cắn, chúng định hướng vận động của hàm dưới và hàm trên khi nhai. Vì vậy, răng nanh nắm vai trò quan trọng, hãy vệ sinh và bảo vệ chúng thật tốt.
-
Răng khểnh có quan trọng không?
Sự hình thành của răng khểnh có thể do yếu tố di truyền hay do một số thói quen xấu như: Nghiến răng, đẩy lưỡi,… tạo tác động khiến cho răng bị lệch lạc. Răng nanh và răng khểnh không chỉ khác nhau về mọc mà chức năng của chúng cũng không giống nhau. Khác với răng nanh đảm nhận vị trí quan trọng trong việc cắn, xé thức ăn. Răng khểnh thương yếu hơn răng nanh nên chắc năng xé thức ăn cũng giảm hơn. Đôi khi, sự xuất hiện của răng khểnh có thể là nguyên nhân gây ra lệch khớp cắn, khó vệ sinh và dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng. Không chỉ vậy, đôi khi răng khểnh chếch ra quá nhiều, có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt. Vì vậy, đa số các trường hợp, bác sĩ tường khuyên không nên giữ lại răng khểnh. Đây là cách tốt nhất để ngăn chặn những tác động không tốt của răng khểnh đối với sức khỏe răng miệng.
Đọc ngay: Con gái có răng khểnh nói lên điều gì?
-
Cách để mọc răng khểnh tự nhiên
Rất nhiều người mong muốn được sở hữu răng khểnh khiến nụ cười tươi và duyên dáng hơn. Tuy nhiên, răng khểnh lại có những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng. Vì vậy, để thỏa mãn như cầu răng khểnh đẹp, không mọc lệch quá mức và tránh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng, có thể áp dụng một số cách sau:
+ Tạo răng khểnh tự nhiên tại nhà:
- Tạo răng khểnh bằng ống hút: Dùng ống hút có màu sắc giống với màu răng thật của mình. Xếp 4 lớp ống hút lên nhau để tạo độ dày bằng với độ dày của răng. Sau đó, cắt ống hút thành hình dạng và kích thước giống với răng khểnh nhất. Dán miếng ống hút lên răng và chỉnh hướng chếch ra ngoài sao cho giống với răng thật nhất.
- Cách để mọc răng khểnh bằng miếng xốp trắng: Chọn miếng xốp trắng có kích thước khoảng 0,3cm và cắt miếng xốp thành hình dáng và kích thước giống với răng khểnh nhất. Dùng keo dính lên răng và giữ trong 10 giây để miếng xốp dính vào răng.
+ Phương pháp mọc răng khểnh tại nha khoa:
- Mọc răng khểnh bằng phương pháp làm răng sứ: Tại phòng khám nha khoa, bạn sẽ được thăm khám và tư vấn dáng răng khểnh hợp với mình. Đây là cách làm được nhiều người lựa chọn về tính bền lâu, đẹp, dễ chịu nhất. Tuy nhiên , phương pháp này phải mài mô răng thật đi và có chi phí khá cao.
- Mọc răng khểnh bằng cách đắp Composite: Cách này răng mới sẽ được đắp lên răng nanh thật bằng vật liệu Composite. Cách làm này nhanh chóng, tiết kiệm chi phí tuy nhiên độ bền không cao, có thể bị bong tróc trong quá trình ăn uống.
+ Ngoài ra, nếu bạn đã sở hữu một chiếc răng khểnh nhưng răng bị lệch quá mức khiến bạn khó vệ sinh, khó ăn uống, nhưng bạn lại không muốn nhổ bỏ răng khểnh có thể tham khảo phương pháp niềng răng. Đây là cách dùng các khí cụ nha khoa đưa răng về vị trí như mong muốn trong cung hàm. Tuy nhiên, cách này bạn nen đến cơ sở nha khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ chuyên môn tốt để đưa răng khểnh của bạn về đúng vị tí bạn mong muốn.
Đọc ngay: Cách mọc răng khểnh đẹp tại nhà
Hy vọng, qua bài viết trên bạn sẽ phân biệt được răng khểnh và răng nanh cũng như vai trò của chúng. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc tế Nevada tại HOTLINE: 1800.2045.
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]