Tất tần tật các thông tin bạn không thể bỏ qua về niềng răng
Banner giảm béo

Tất tần tật các thông tin bạn không thể bỏ qua về niềng răng

Cập nhật ngày: 24/02/2020

Niềng răng đang là phương pháp làm đẹp được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Nếu bạn đang có ý định niềng răng và mong muốn một kết quả tốt nhất, đừng nên bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây!

NIỀNG RĂNG LÀ GÌ?

Hiểu một cách đơn giản, niềng răng là việc sử dụng khí cụ nha khoa để sắp xếp lại các răng trong khuôn hàm về đúng vị trí. Phương pháp này được chỉ định thực hiện trong các trường hợp răng hô, móm, thưa, chen chúc, khấp khểnh, lệch lạc. Trong một số trường hợp, niềng răng cũng có thể đem lại hiệu quả với các vấn đề về khớp cắn như khớp cắn hở, khớp cắn sâu hay khớp cắn đối xứng.

niềng răng

Niềng răng là phương pháp sắp xếp lại các răng trên khuôn hàm

Phương pháp này thích hợp với mọi độ tuổi trong thời điểm đã hoàn tất việc thay răng, tức là bạn có thể thực hiện niềng răng từ khoảng 10 – 12 tuổi nếu phát hiện sai lệch trong khuôn hàm. Niềng răng được tiến hành càng sớm, hiệu quả sẽ càng cao và thời gian niềng sẽ càng được rút ngắn hơn.

CÁC LOẠI NIỀNG RĂNG HIỆN NAY

Cùng với sự phát triển của nha khoa thẩm mỹ là sự ra đời của rất nhiều loại niềng răng khác nhau, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bạn có thể thoải mái lựa chọn loại niềng răng phù hợp với mình dựa vào điều kiện kinh tế, tình trạng răng miệng cụ thể hoặc mong muốn của bản thân.

niềng răng

2 loại niềng răng chính hiện nay

Các chuyên gia nha khoa phân loại niềng răng làm 2 nhóm: Niềng răng mắc cài (niềng răng cố định) và niềng răng không mắc cài (niềng răng không cố định). Cụ thể như sau:

Nhóm 1: Niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài là loại mà nhiều người biết đến nhất và tính phổ biến cũng cao nhất. Nguyên lý hoạt động chung của niềng răng mắc cài là gắn cố định trên răng và đưa răng về vị trí mong muốn nhờ vào sự hoạt động của hệ thống dây cung – mắc cài. Trong nhóm này, cũng có rất nhiều loại với chất liệu và đặc điểm khác nhau:

  • Niềng răng mắc cài kim loại

Đây là loại niềng răng đầu tiên xuất hiện trong nha khoa, có thể gọi đây là loại niềng răng mang tính truyền thống nhất, là nền tảng của các loại niềng răng hiện nay. Những mắc cài gắn trên răng làm bằng kim loại không gỉ Niken – Titanium. Chất liệu này mang tính cứng chắc và có độ bền cao, tuy nhiên có thể gây kích ứng đối với những người có tiền sử dị ứng kim loại.

  • Niềng răng mắc cài sứ

Cơ chế hoạt động giống với niềng răng mắc cài kim loại nhưng khác ở chất liệu mắc cài. Loại này làm bằng hợp kim sứ và một số vật liệu vô cơ khác với màu sắc tương đồng với màu răng.

niềng răng

Niềng răng mắc cài sứ được nhiều người yêu thích bởi tính thẩm mỹ

  • Niềng răng mắc cài tự buộc

Loại niềng răng mắc cài này có hoạt động rất thông minh nhờ vào nắp trượt tự động (hay còn gọi là các chốt) giữ dây cung vào khe mắc cài. Thay vì thun sử dụng trong mắc cài truyền thống rất dễ bị đứt, loại niềng răng này không cần thun mà các dây cung vẫn có thể trượt tự do ở bên trong phần rãnh mắc cài và tự điều chỉnh lực kéo răng về vị trí mong muốn, giúp bạn giảm số lần đến nha khoa.

  • Niềng răng mắc cài mặt trong

Với chất liệu và nguyên lý hoạt động giống 100% với niềng răng mắc cài kim loại thường, chỉ khác là loại niềng này sẽ gắn vào mặt trong của răng, mang tính thẩm mỹ cao hơn, giúp người đối diện sẽ khó phát hiện bạn đang đeo niềng. Tuy nhiên, thời gian điều trị của loại niềng răng này sẽ lâu hơn và việc vệ sinh trong khi đeo niềng cũng sẽ khó hơn rất nhiều.

Nhóm 2: Niềng răng không mắc cài

Nhóm này luôn dẫn đầu về tính thẩm mỹ và được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như niềng răng khay trong, niềng răng bí mật, niềng răng không cố định. Mỗi tên gọi đều gắn với những đặc thù của loại niềng răng này.

niềng răng

Niềng răng không mắc cài đạt hiệu quả tối ưu về tính thẩm mỹ

  • Tên gọi “niềng răng khay trong” – do không sử dụng hệ thống mắc cài – dây cung phức tạp mà chỉ sử dụng duy nhất khay niềng trong suốt bằng nhựa nha khoa an toàn.
  • Tên gọi “niềng răng bí mật” – do khay niềng trong suốt nên người đối diện khó có thể nhận ra bạn đang thực hiện niềng răng, vì thế việc niềng răng của bạn luôn được giữ bí mật.
  • Tên gọi “niềng răng không cố định” – do bạn có thể thoải mái tháo khay niềng để vệ sinh hàng ngày, hoặc tháo khay niềng để thay khay niềng khác mà không cần đến nha khoa. Bạn chỉ cần đảm bảo nó cố định trên khuôn hàm 20 – 22 tiếng mỗi ngày.

Phương pháp niềng này đang tạo thành trào lưu trong những năm gần đây, mặc cho giá của nó có cao hơn rất nhiều so với phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống. Bạn có thể lựa chọn niềng răng khay trong Invisalign (của Mỹ sản xuất) hoặc niềng răng khay trong eCligner (của Hàn Quốc sản xuất).

THỜI GIAN NIỀNG RĂNG MẤT BAO LÂU?

Thật khó để đưa ra đáp án chính xác nhất về thời gian niềng răng cụ thể vì việc này phải dựa vào nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng răng miệng, độ tuổi niềng răng hay cách chăm sóc trong thời gian niềng. Đặc biệt nhất là độ tuổi niềng, các chuyên gia nha khoa khẳng định rằng nếu bạn niềng càng sớm (ngay khi kết thúc quá trình thay răng khoảng từ 12 – 15 tuổi) thì kết quả niềng sẽ càng tốt và thời gian niềng sẽ càng ngắn.

niềng răng

Thời gian niềng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Một ca niềng răng chuẩn thời gian sẽ dao động khoảng từ 24 – 30 tháng và trải qua 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (2 – 6 tháng đầu tiên): Làm quen với niềng răng và sắp xếp các răng trên khuôn hàm.
  • Giai đoạn 2 (3 – 6 tháng): Điều chỉnh lại trục răng
  • Giai đoạn 3 (6 – 9 tháng): Điều chỉnh lại khớp cắn
  • Giai đoạn 4 (6 – 9 tháng): Theo dõi sự ổn định của răng

Thời gian điều trị cụ thể ra sao sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể nhất sau khi bạn thực hiện thăm khám và chụp CT tại nha khoa. Bạn cũng có thể rút ngắn được thời gian niềng nhờ vào công nghệ hiện đại hoặc loại niềng răng lựa chọn, tuy nhiên đừng quá nóng ruột mà đốt cháy giai đoạn bằng những phương pháp không khoa học, điều này có thể khiến cho cả răng và xương hàm của bạn bị ảnh hưởng.

NIỀNG RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG?

Việc đau nhức trong thời gian đầu sau khi đeo niềng răng là điều không tránh khỏi, nhưng bạn nên nhớ rằng – ĐAU chính là dấu hiệu cho thấy răng bạn đang di chuyển theo đúng mục đích mà bạn niềng răng. Đôi khi cảm giác đau này được biểu hiện bằng sự khó chịu và căng tức trên khuôn hàm, tuy nhiên cơn đau sẽ không vượt quá ngưỡng chịu đựng của bạn.

niềng răng

Đặt thun tách kẽ được đánh giá là giai đoạn đau nhất khi niềng răng

Vậy niềng răng đau nhất ở giai đoạn nào? Hầu hết câu trả lời đến từ những người đã niềng răng đều là ở giai đoạn gắn thun tách kẽ. Thun này thường được đặt vào khe hở ở giữa 2 răng giúp tạo khoảng trống cho răng di chuyển khi niềng. Thun này dày khoảng 2mm nên việc bạn có cảm giác đau khi đặt vào kẽ răng là không tránh khỏi, cơn đau sẽ kéo dài khoảng 5  – 7 ngày nên bạn cũng đừng quá lo lắng.

Hiện nay, những cơn đau khi niềng răng cũng sẽ giảm bớt hơn nhiều lần vì bác sĩ sử dụng công nghệ niềng răng hiện đại, điều chỉnh và phân bố lực tác động của niềng răng. Bạn sẽ được thích nghi dần với việc di chuyển của răng bằng việc khởi động nhẹ nhàng và phân bố đều khắp trong toàn bộ quá trình.

Tùy vào ngưỡng chịu đau của từng người mà cảm giác đau nhức sẽ kéo dài từ 2 tuần – 4 tuần với mức độ giảm dần, tức là lúc này răng đã di chuyển ổn định và bạn đã thích nghi được với niềng răng. Trong trường hợp, cơn đau của bạn kéo dài trong thời gian quá lâu với cường độ đau ngày càng tăng, đi kèm với đó là những biểu hiện bất thường, rất có thể bạn đang gặp vấn đề và cần gặp bác sĩ để xử lý.

NIỀNG RĂNG CÓ TÁC DỤNG GÌ?

niềng răng

Niềng răng có tác dụng gì? Niềng răng liệu có giúp làm cằm Vline không?

Đừng quá ngạc nhiên khi chúng tôi đề cập đến vấn đề tưởng như đã rõ ràng này. Thông thường, bạn chỉ biết đến niềng răng với tác dụng là đưa răng về vị trí mong muốn trên khuôn hàm mà không biết rằng chúng còn hàng loạt tác dụng khác. Tất cả các tác dụng của niềng răng:

  • Sắp xếp lại trật tự các răng trên khuôn hàm
  • Nắn chỉnh khớp cắn giúp việc ăn nhai dễ dàng hơn
  • Tránh được các bệnh lý răng miệng do răng mọc lộn xộn
  • Niềng răng giúp mặt thon gọn, cằm Vline mà không cần thực hiện phẫu thuật
  • Đôi khi niềng răng cũng làm mũi bạn cao và thon gọn hơn.

Tuy không phải trường hợp nào cũng đem lại những tác dụng đối với khuôn mặt như mong muốn nhưng đó đều là những tác dụng có thể nhìn thấy được từ những người đã thực hiện niềng răng.

Nếu bạn muốn sở hữu một nụ cười tự tin, hàm răng đẹp và khuôn mặt duyên dáng với mức giá ưu đãi nhất, đừng chần chờ mà không đăng kí ngay chương trình khuyến mại niềng răng lớn nhất tại Nha khoa Quốc tế Nevada!



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Các bước trong quy trình niềng răng hô, móm, khấp khểnh như thế nào?
Quy trình niềng răng như thế nào? Nếu bạn lựa chọn niềng răng mắc cài ...
Có nên niềng răng cho trẻ em không? Điều ba mẹ nên biết
Có nên niềng răng cho trẻ em không [1]? Có ảnh hưởng gì xấu không? Trẻ ...
Răng hàm dưới thụt vào trong so với hàm trên quá nhiều phải làm sao?
Với trình độ nha khoa hiện nay khắc phục tình trạng răng hàm dưới thụt ...
Niềng răng có nguy hiểm không? giải đáp tất tần tật
Câu hỏi: Chào bác sĩ tư vấn của Nha khoa Quốc Tế Nevada. Em năm ...
Hai răng cửa bị hở phải làm sao? Cách khắc phục tình trạng răng thưa hở
Răng cửa bị hở không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn đem lại nhiều ...
Niềng răng không mắc cài Invisalign – Răng đẹp thẳng hàng cho nàng tỏa sáng
Bạn biết gì về niềng răng không mắc cài Invisalign? Nếu hàm răng hô vẩu ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia