Từ cuộc thí nghiệm của một bà mẹ đến những câu chuyện có thật về "hội chứng răng coca"
Banner giảm béo

Từ cuộc thí nghiệm của một bà mẹ đến những câu chuyện có thật về “hội chứng răng coca”

Cập nhật ngày: 13/07/2020

Trải qua hơn chục thập kỷ, Coca cola hiện vẫn giữ vị trí Top 10 thương hiệu hàng đầu và trở thành 1 trong những đồ uống được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Thế nhưng, thứ đồ uống phổ biến này dường như trở thành “kẻ thù” của răng miệng khi có quá nhiều người lạm dụng chúng quá mức, bỏ qua hàng loạt cảnh báo của các chuyên gia nha khoa. Nếu bạn hoặc những người thân trong gia đình mình vẫn đang bị lệ thuộc quá nhiều vào đồ uống này, hãy đọc những câu chuyện có thật dưới đây và cố gắng thay đổi thói quen của mình trong thời gian sớm nhất có thể!

Cảnh báo về “Hội chứng răng coca” 

Cuộc thí nghiệm của một bà mẹ

Vì cậu con trai nhỏ quá mê mẩn coca, bà mẹ đã quyết định dạy cho cậu bé một bài học và cho cậu thấy được tác hại khủng khiếp nếu uống quá nhiều loại nước ngọt có gas này. Thay vì vất chiếc răng sữa vừa rụng của cậu bé đi, bà đã cho vào 1 chiếc cốc thủy tinh, đổ ngập coca vào và cho cậu bé quan sát về chiếc răng đó mỗi ngày.

Kết quả khá đáng sợ khi chiếc răng chuyển biến chóng mặt theo từng ngày, đến khoảng ngày thứ 41, chiếc răng đó hoàn toàn đã trở nên mềm nhũn, thậm chí có thể đâm xuyên qua được.

Sự thay đổi của chiếc răng sữa sau một thời gian ngâm coca

Thí nghiệm của bà mẹ được nhiều người biết đến và ủng hộ vì có thể giúp con cái họ hạn chế dần sự yêu thích mù quáng với loại đồ uống này. Tuy nhiên, có khá nhiều người theo trường phái “chuộng coca” vẫn đưa ra những lý lẽ để phủ nhận thí nghiệm. Một số nói rằng kết quả của thí nghiệm là vô lý khi trên thực tế, không có ai ngậm coca trong khoang miệng để ngâm răng cả tháng trời được. Một số khác cho rằng, chiếc răng đó là răng đã chết nên mới bị tác động mạnh như vậy.

Những ý kiến phản bác đều rất hợp lý nhưng sự thật, thí nghiệm này của bà mẹ chỉ là tóm gọn quá trình làm hại răng của coca. Tức là nếu bạn uống coca quá nhiều, răng bạn không thể mềm nhũn như trên chỉ trong vòng hơn 1 tháng nhưng điều này lại hoàn toàn có thể xảy ra trong khoảng 10 – 20 năm sau. Bằng chứng là những câu chuyện có thật dưới đây!

“Hội chứng răng coca” ở mức cảnh báo

Câu chuyện đầu tiên của một chàng trai người Úc – William Kennewell. Với “niềm đam mê bất tận” cho coca cola, anh dành cả tuổi ấu thơ và tuổi thanh xuân của mình cho loại đồ uống này. Với ngưỡng kỷ lục là 8 lít coca mỗi ngày nạp vào cơ thể, anh đã nhận cái kết đắng quá sớm khi phải nhổ bỏ toàn bộ hàm răng của mình khi mới chỉ hơn 25 tuổi.

Uống quá nhiều Coca là nguyên nhân khiến hàm răng của chàng trai gặp biến chứng nghiêm trọng

Câu chuyện thứ 2 không đâu xa xôi – tại Việt Nam, anh Nguyễn Thế Hạnh cũng chỉ khoảng 25 tuổi đến nha khoa trong tình trạng răng bị biến dạng không thể nhận ra, lợi bị viêm loét nghiêm trọng vì thói quen uống coca thay nước (khoảng 2 – 3 lít mỗi ngày). Vì không thể có cách khắc phục thông thường nên bác sĩ buộc phải đưa ra chỉ định nhổ bỏ toàn bộ hàm răng và đeo răng giả cho bệnh nhân. Điều này đồng nghĩa với việc anh Hạnh sẽ sống suốt đời với hàm răng giả này!

Cũng tại Việt Nam, một cậu bé mới 7 tuổi cũng khiến bác sĩ nha khoa sửng sốt với 8 chiếc răng sữa đã thối hoàn toàn, những chiếc răng còn lại cũng đang có dấu hiệu biến dạng. Mẹ cậu bé cho biết, cậu bé yêu thích coca đến nỗi mỗi miếng cơm cần có 1 hớp coca và uống ngay cả ban đêm khi bất chợt thức giấc.

Còn rất nhiều những câu chuyện khác về “hội chứng răng coca” mà hầu hết xảy ra ở trẻ em – lứa tuổi không nhận biết được hết những tác hại của loại đồ uống có gas này và thường xuyên ngậm chúng trong miệng trước khi uống.

Trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ coca

Uống coca – uống sao cho đúng?

Không thể phủ nhận coca cola là đồ uống yêu thích của hơn 90% dân số trên thế giới và sự thật là kể cả khi bạn đã biết về những câu chuyện bên trên, bạn cũng không thể bỏ được loại nước này! Và dĩ nhiên, coca cũng không quá đáng sợ nếu bạn uống chúng đúng cách ở mức vừa phải. Một số lời khuyên dưới đây có thể giúp bạn vẫn có thể thưởng thức loại đồ uống yêu thích của mình mà vẫn có thể bảo vệ hàm răng không bị tác động quá nhiều:

Uống coca với lượng phù hợp

WHO đưa ra khuyến cáo, mỗi ngày bạn chỉ nên nạp vào cơ thể khoảng 6 thìa cà phê đường – lượng đường này tương đường với khoảng 2/3 lon coca. Nếu bạn thực sự “nghiện” coca, hãy đảm bảo uống ở mức thấp nhất có thể, tốt hơn là cách 1 ngày uống 1 lon coca và sau đó giảm mức uống xuống từ từ. Đối với người bình thường, hãy chỉ uống coca khi cần thiết như khi đi ăn uống với bạn bè hoặc trong những bữa ăn liên hoan.

Hãy chỉ nên dùng 2/3 lon coca/ngày và giảm dần xuống mức thấp nhất

Còn riêng đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 12 tuổi vẫn còn răng sữa, bạn nên loại bỏ hẳn thứ đồ uống này trong thực đơn hàng ngày của bé. Men răng và toàn bộ thân răng sữa rất yếu, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài dù là nhỏ nhất nên việc uống coca mỗi ngày giống như các phá hủy răng sữa từ từ vậy.

Uống coca bằng ống hút

Có người cho rằng uống đồ uống có gas bằng ống hút sẽ rất khó và làm giảm đến 50% độ ngon miệng. Tuy nhiên, đây chính là cách tốt nhất để bảo vệ cho răng bạn, giúp chúng hạn chế phải tiếp xúc với loại đồ uống này. Bạn có thể dùng ống hút giấy thay cho ống hút nhựa nếu sử dụng thường xuyên, điều này vừa bảo vệ sức khỏe, vừa bảo vệ môi trường tốt hơn.

Sử dụng ống hút uống coca là cách tốt nhất để bảo vệ răng của bạn

Tuân thủ nguyên tắc uống coca

Nguyên tắc khi uống coca bao gồm: không ngậm coca trong miệng QUÁ LÂU và không chải răng sau khi uống coca QUÁ NHANH. Ngậm coca trong miệng không khác gì bạn đang thực hiện thí nghiệm như bà mẹ bên trên làm với chiếc răng sữa đã rụng con mình. Hiếm nhưng cũng không ít người thường có thói quen uống một hụm coca thật to rồi nuốt dần. Điều này thực sự gây hại!

Ngoài ra, các chuyên gia nha khoa khuyên rằng nên đánh răng ít nhất 30p sau khi ăn để men răng có thời gian nghỉ ngơi. Điều này lại càng đúng khi bạn dùng coca vì loại thức uống này tác động mạnh hơn nhiều lần so với các thực phẩm khác. Sau khi uống, bạn chỉ nên súc miệng ngay lại với nước trắng thay vì chải răng.

Thăm khám nha khoa thường xuyên

Thăm khám nha khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất

Nghe có vẻ không liên quan nhưng sự thực thì việc khám nha khoa định kỳ giúp răng bạn được bảo vệ tốt hơn nhiều lần. Thông thường, lịch khám răng định kỳ là 4  – 6 tháng/lần nhưng nếu bạn có lỡ uống quá nhiều coca trong một thời điểm nhất định, bạn cũng có thể đẩy nhanh lịch khám răng lên 1 chút.

Mỗi lần khám răng, bác sĩ sẽ giúp bạn làm sạch mảng bám cao răng trong khoang miệng, kiểm tra tình trạng tổng quát và kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường trong hàm răng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Hãy cẩn trọng với “hội chứng răng coca” vì có thể bạn hay bất cứ người thân nào của bạn cũng có thể gặp phải nếu không quan tâm đến sức khỏe răng miệng. Uống coca đúng cách, đúng lượng và thăm khám nha khoa định kỳ luôn là yếu tố hàng đầu bảo vệ hàm răng chắc khỏe và thẩm mỹ. Nếu có bất cứ vấn đề gì liên quan đến răng miệng, bạn có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại thông tin theo form đăng ký tư vấn, cách bác sĩ sẽ liên hệ lại và giải đáp sớm nhất cho bạn!



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bề mặt răng bị nhám thì phải làm sao? Đâu là hướng giải quyết?
Răng bị nhám khiến bạn lo sợ. Vậy xuất hiện bề mặt răng bị nhám ...
Góc hỏi đáp nha khoa: Người có 26 cái răng thì có sao không?
Người có 26 cái răng [1] có phải là vấn đề đáng lo ngại hay ...
Bà bầu bị sưng lợi chảy máu chân răng có được chủ quan hay không?
Không ít trường hợp bà bầu bị sưng lợi chảy máu chân răng nhưng không ...
U men răng | Chứng bệnh nguy hiểm xin ĐỪNG bỏ qua!
U men răng là một khối u lớn, thường xuất hiện ở phần mô nướu ...
Răng ngắn phải làm sao? Hóa giải về hàm răng ngắn và tìm giải pháp khắc phục
Những người sở hữu hàm răng ngắn thường có miệng cười không đẹp, vậy răng ...
Bỏ túi 1001 cách điều trị tưa lưỡi ở người lớn cực an toàn và hiệu quả
Có một điều ít ai biết rằng tưa lưỡi hay còn gọi nấm lưỡi không ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia