Nguyên nhân hỏng men răng là gì | Dấu hiệu men răng hỏng như thế nào?
Banner giảm béo

Nguyên nhân hỏng men răng là gì | Dấu hiệu men răng hỏng như thế nào?

Cập nhật ngày: 25/12/2020

Tìm hiểu men răng là gì và những nguyên nhân hỏng men răng qua bài viết dưới đây.

Men răng có một vai trò vô cùng quan trọng trong cấu trúc răng miệng. Men răng là gì và những nguyên nhân hỏng men răng là gì? Làm thế nào để ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến men răng? Nếu như bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, đừng bỏ qua những thông tin hữu ích được Nha khoa Quốc tế Nevada mang đến trong bài viết dưới đây.

Men răng là gì?

Tìm hiểu thông tin chi tiết men răng là gì?

Men răng là gì? Vị trí, cấu tạo và chức năng của men răng như thế nào? Tất cả những thông tin này sẽ được giải đáp chi tiết với bạn đọc ngay sau đây.

Tìm hiểu về men răng, cấu tạo và chức năng

  • Men răng là gì?

Men răng là bộ phận bao phủ ở bề mặt ngoài răng có tác dụng bảo vệ răng khỏi sự bào mòn, nhiệt độ cao và hóa chất. Men răng cứng, chứa hàm lượng khoáng chất cao nhất trong cơ thể con người. Men răng không có chứa các tế bào sống nên khi bị tổn thương không thể tự phục hồi được.

Men răng là một trong những bộ phận quan trọng bảo vệ răng

  • Cấu tạo của men răng

Men răng được cấu tạo từ Flour và Calci giúp răng chịu được tác động của axit, kiềm, nóng, lạnh,…  Độ dày của men răng không đều nhau trên toàn bộ thân răng. Men răng dày nhất ở đỉnh là 2.5mm và mỏng ở phần biên răng.

  • Chức năng của men răng

Men răng là một loại vật chất có tác dụng như vỏ trứng giúp bảo vệ phần mềm có thể bị tổn thương ở phía trong răng. Lớp men răng tuy mỏng nhưng lại rất dẻo dai, khó bị tác động nhất trong cơ thể. Nếu được chăm sóc đúng cách, men răng sẽ vô cùng bền vững mặc dù có ăn nhai, gặm nhấm kéo dài hàng chục năm.

Men răng có tác dụng bảo vệ ngà răng, tủy răng,… bởi những yếu tố bên ngoài

Những nguyên nhân hỏng men răng

Men răng có cấu tạo vững chắc, vậy những nguyên nhân có thể tác động gây hại đến men răng là gì?

– Vệ sinh răng miệng không đúng cách là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây hại cho men răng. Vệ sinh không sạch khiến cho các mảng bám tích tụ, hình thành vi khuẩn. Những vi khuẩn này sẽ ăn mòn, phá hủy men răng cũng như gây nên các bệnh lý răng miệng khác. Bên cạnh đó, việc sử dụng bàn chải quá cứng, tác động lực quá mạnh trong thời gian dài cũng khiến cho men răng bị tổn thương.

– Chế độ ăn uống không lành mạnh, khoa học như ăn nhiều các thực phẩm có chứa axit, thực phẩm chứa màu, chất kích thích khiến cho men răng bị ố vàng, xỉn màu, bào mòn. Nguy hiểm hơn, tình trạng này còn làm mất chức năng bảo vệ ngà răng và cấu trúc răng bên trong.

– Những thói quen xấu trong sinh hoạt như đi ngủ thường xuyên nghiến răng, dùng răng để cắn đồ vật cứng,… là một trong số những nguyên nhân gây nguy hại trầm trọng cho men răng mà thường chúng ta thường hay chủ quan.

Những thói quen xấu trong sinh hoạt, ăn uống khiến men răng bị tổn thương

Dấu hiệu men răng hỏng

– Răng xuất hiện những đốm trắng đục. Điều này có thể do bi khuẩn làm thay đổi các mảng bám thành axit, khiến cho các chất trong men răng bị đảo lộn hoặc cơ thể thừa Flour dẫn tới răng xuất hiện đốm trắng.

– Răng bị đau nhức, ê buốt, đặc biệt là khi ăn đồ cay nóng, thực phẩm lạnh,… Khi men răng bị tổn thương sẽ mất đi chức năng bảo vệ, làm lộ ngà răng khiến cho răng trở nên yếu ớt, nhạy cảm. Lúc này, răng cũng sẽ dễ gặp phải các tình trạng bệnh lý răng miệng, điển hình là sâu răng.

– Răng bị bong tróc trong quá trình ăn uống, sinh hoạt. Đây là dấu hiệu cho thấy men răng của bạn đã quá yếu và bị tổn thương nghiêm trọng. Chỉ cần những tác động nhẹ đã có thể làm men răng bị ảnh hưởng.

Men răng bị hỏng có thể xuất hiện đốm trắng đục, răng dễ bị đau nhức, ê buốt

Cách phục hồi men răng hỏng

Men răng bị tổng thương gây nên những ảnh hưởng đến chức năng của răng và sức khỏe răng miệng nói chung. Chính vì thế, khi có những dấu hiệu tổn thương men răng, bạn cần đến ngay phòng khám nha khoa để có thể khắc phục kịp thời. Các biện pháp xử lý tình trạng hỏng men răng hiện nay được thực hiện chủ yếu là trám răng và bọc răng sứ.

– Trám răng: Đây là phương pháp đơn giản, thực hiện nhanh chóng và vô cùng an toàn. Nha sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám để bù đắp vào phần khiếm khuyết trên răng. Tuy nhiên, vật liệu trám sẽ chỉ tồn tại được khoảng vài năm là phải thay lại, dễ bị bung, bong tróc trong quá trình ăn uống, sinh hoạt.

– Bọc răng sứ: Đây là giải pháp hoàn hảo để khắc phục tình trạng hỏng men răng, như thay một chiếc áo bảo vệ mới cho răng. Nha sĩ sẽ mài bớt phần gốc răng thật và gắn mão sứ thay thế ở bên ngoài, giúp tránh khỏi những tác động trực tiếp lên răng. Đây cũng là cách để bảo vệ men răng hiệu quả.

Bọc răng sứ là một cách phục hồi men răng hiệu quả

Như vậy, những thông tin về men răng là gì cũng như những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị hỏng men răng và cách khắc phục như thế nào đã được đề cập trong bài viết trên đây. Mọi vấn đề cần được tư vấn và hỗ trợ giải đáp xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc tế Nevada tại HOTLINE: 1800.2045



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Giải mã bí ẩn đằng sau nằm mơ thấy răng sâu bị rụng
Có phải bạn vừa nằm mơ thấy răng sâu bị rụng [1] không? Đừng lo ...
Răng bị lung lay có nên bọc sứ không? – Chuyên gia giải đáp chi tiết
Chỉ cần 60s đọc bài viết này, bạn sẽ tìm được lời giải đáp về ...
Giải đáp thắc mắc: Cách đánh số răng trên hàm răng
Cách đánh số răng trên cung hàm như thế nào? Chào bác sĩ, cháu mới ...
Bệnh nha chu và cách chữa trị – Bạn đã biết chưa?
Bệnh nha chu là tên một loại bệnh lý nha khoa xảy ra do biến ...
Bé 10 tháng chưa mọc răng có sao không? Xử lý như thế nào khi trẻ chậm mọc răng?
Mẹ đang lo lắng bé 10 tháng chưa mọc răng có sao không [1], hãy ...
Tại sao ba mẹ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ?
Chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ [1] - Chuyện lớn ba mẹ đừng bỏ ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia