Chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ - Việc lớn ba mẹ đừng bỏ ngỏ!
Banner giảm béo

Tại sao ba mẹ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ?

Chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ – Chuyện lớn ba mẹ đừng bỏ quên!

Chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ chưa bao giờ là dễ! Đối với hầu hết các bậc ba mẹ, chăm sóc con nhỏ luôn khiến họ cảm thấy rất mệt mỏi, dễ cáu giận. Vậy nên, những vấn đề thuộc dạng hầu hết trẻ nhỏ đều mắc phải như sâu răng (sún răng), đều khiến ba mẹ lơ đi, đợi đến khi trẻ thay răng là đủ. Tuy nhiên, chính quan niệm sai lầm này đã khiến 20% trẻ em thế giới ở độ tuổi 5-11 gần như mất đi mầm răng vĩnh viễn thay thế chỉ vì răng sữa đã hư tổn quá nhiều.

Tại sao ba mẹ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ?

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ ở ba mẹ, mà phần lớn là do trẻ nhỏ chưa thực sự ý thức được sự quan trọng của việc chăm sóc răng miệng. Từ đó dẫn đến việc chống đối, không hợp tác hoặc ngại không muốn hình thành thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Phần lớn trẻ em đều rất sợ đến gặp bác sĩ, cho nên việc thăm khám nha khoa định kỳ cũng gần như bất khả kháng với độ tuổi này.

7 lý do khiến trẻ nhất định phải được chăm sóc nha khoa đầy đủ

Để có thể thuyết phục trẻ chịu khó chăm sóc răng miệng đầy đủ mỗi ngày, bạn nhất định phải nắm rõ 7 lý do quan trọng sau đây.

  • Dẹp bay nguy cơ sâu răng

Sâu răng không chỉ khiến răng sữa của bé bị ăn mòn, mà thậm chí còn ảnh hưởng tới mầm răng vĩnh viễn sau này của trẻ. Khi trẻ bị sâu răng quá năng, chân răng sữa bị ăn mòn sẽ khiến mầm răng vĩnh viễn không thể mọc lên đúng cách. Chưa kể đó, khi bị sâu răng trẻ cũng rất dễ bị các vấn đề khác như sưng nướu răng, nhiễm trùng… vô cùng nguy hiểm. Khi 1 chiếc răng sâu không được điều trị dứt điểm, sẽ rất gây lây nhiễm cho các răng khác, khiến trẻ ăn uống, giao tiếp kho khăn hơn. Thậm chí sâu răng còn dễ khiến trẻ trở nên nhút nhát, tự ti khi sở hữu 1 hàm răng “xấu xí”, không được đẹp như chúng bạn. 1 số trẻ khi bị sâu răng quá nặng cũng thường mất ngủ do răng thường đau nhức vào ban đêm. Chính vì vậy, ba mẹ cần đặc biệt nghiêm khắc rèn luyện thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ mỗi ngày, giúp trẻ loại bỏ mảng bám thức răng thừa – nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh sâu răng.

Tránh nguy cơ sâu răng cho trẻ

  • Say bye các bệnh nướu lợi

Khi trẻ lười đánh răng, các mảng bám vụn ăn thừa sẽ bám lại trên nướu trẻ, gây viêm nhiễm, sưng tấy, đau nhức vô cùng. Chưa kể đó, sức đề kháng chưa hoàn thiện của trẻ sẽ khiến các vi khuẩn gây hại có cơ hội tấn công mạnh mẽ hơn. Khi đó, trẻ rất dễ bị nhiễm trùng nghiêm trọng ở nướu. Lâu dần có thể chuyển sang tổn hại men răng, gây sâu răng nặng như đã nói ở trên. Những triệu chứng báo hiệu trẻ bị nhiễm trùng nướu dễ nhận thấy nhất là chảy máu răng khi vệ sinh răng miệng, viêm nướu lợi có mủ trắng, lợi sưng đỏ…

Say bye nguy cơ bị nướu lợi gây đau nhức, khó chịu cho trẻ

  • Giúp trẻ không bị chứng hôi miệng quấy rầy

1 lý do khác ba mẹ cần khuyến khích con duy trì thói quen đánh răng đầy đủ mỗi ngày chính là để tránh bị hôi miệng. Hôi miệng sẽ khiến trẻ bị tự ti, không dám kết bạn, làm thân với bạn bè xung quanh mình. Lâu dần trở nên nhút nhát, dè dặt và dễ đánh mất nhiều cơ hội trong tương lai. 1 hơi thở thơm mát, khoẻ mạnh sẽ luôn khiến trẻ hạnh phúc, yêu đời hơn.

Trẻ luôn tự tin khi hơi thở sạch sẽ, thơm mát

  • Cho trẻ 1 sức khoẻ toàn diện

Khi việc chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ được thực hiện tốt, trẻ cũng sẽ tránh xa được các bệnh về tim mạch, tiểu đường, đột quỵ… Dù tỷ lệ trẻ bị các chứng bệnh này thông qua bệnh răng miệng trên thực tế không nhiều, nhưng ba mẹ nào mà lại không muốn bảo vệ con 1 cách toàn diện chứ, đúng không nào?

Cho trẻ luôn khoẻ mạnh, khôn lớn mỗi ngày

  • Xây dựng nền tảng khoẻ mạnh cho răng vĩnh viễn

Nhiều ba mẹ thường cho rằng răng sữa của trẻ chỉ tồn tại trong 1 thời gian ngắn, trước sau gì cũng sẽ rụng đi nên có sâu hỏng cũng chẳng ảnh hưởng gì. Điều này hoàn toàn không chính xác, răng sữa chính là sự phản ánh rõ nét nhất cho sức khoẻ răng vĩnh viễn về sau. Khi răng sữa bị phá huỷ nghiêm trọng, mầm răng vĩnh viễn có thể sẽ bị triệt tiêu cùng lúc, gây ra tình trạng thiếu răng về sau cho trẻ. Hệ luỵ của việc thiếu răng vĩnh viễn chính là tiêu xương hàm, mặt biến dạng…

Cho trẻ 1 nền tảng khoẻ mạnh, giúp răng vĩnh viễn phát triển đầy đủ, đều đẹp

  • Cho trẻ 1 nụ cười tự tin toả sáng

Đánh răng thườn xuyên sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn mảng bám thức ăn thừa, tránh khiến răng trẻ bị ố vàng, xỉn màu. Cho trẻ 1 nụ cười trắng sáng tự nhiên, khoẻ mạnh, tự tin mỗi ngày.

Cho trẻ 1 nụ cười trắng sáng tự nhiên, khoẻ mạnh, tự tin mỗi ngày

Giúp trẻ chăm sóc răng miệng bài bản hơn với từng bước sau đây

Để giúp trẻ bảo vệ sức khoẻ 1 cách tốt nhất, ba mẹ hãy chắc chắn với việc sẽ cùng con thực hiện đầy đủ các bước sau đây.

  • Kiểm soát lịch khám nha khoa định kỳ của bé

Hãy đảm bảo chắc chắn rằng bé được thăm khám nha khoa ít nhất 6 tháng/lần để kiểm soát sức khoẻ răng miệng của bé 1 cách tốt nhất.

Đảm bảo trẻ được thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần

  • Giữ bé tránh xa bình sữa 

Có thể ba mẹ không biết, nhưng núm vú giả trên bình sữa của trẻ là nơi dễ chứa đựng nhiều vi khuẩn có hại nhất. Do đó, ngoài việc vệ sinh tiệt trùng sau khi cho trẻ bú sữa, ba mẹ cũng lưu ý không để trẻ ngậm bú bình sữa qua đêm.

Không để trẻ bú bình, ngậm ti giả ngay cả khi đang ngủ

  • Xây dựng chế độ ăn khoa học cho trẻ từ thưở ấu thơ

Những món ăn, thức uống hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ răng miệng của trẻ. Ba mẹ không nên chiều theo ý trẻ mà để trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, chocolate, bánh kem, đồ uống có gas, siro… Thức ăn nhanh cũng không phải là 1 lựa chọn tốt dành cho trẻ.

Xây dựng thực đơn khoa học cho trẻ ngay từ khi còn bé thơ

  • Rèn luyện thói quen đánh răng đầy đủ ngày 2 lần

Rèn luyện cho trẻ thói quen đánh răng đầy đủ, đúng cách ngày 2 lần sau ăn chính khoảng 30 phút sẽ giúp bé loại bỏ hoàn toàn mảng bám thức ăn, cho răng chắc khoẻ, trắng sang tự nhiên. Chưa kể đó, hình thành thói quen từ sớm sẽ giúp bé dễ vào nề nếp hơn. Độ tuổi để bạn giúp bé tập đánh răng có thể bắt đầu khi bé được 18 – 24 tháng tuổi. Còn trước đó, ba mẹ có thể giúp bé vệ sinh răng miệng bằng dụng cụ chuyên biệt có bán đại trà trên các shop mẹ và bé.

Rèn thói quen đánh răng đều đặn, đúng cách mỗi ngày

  • Khuyến khích bé sử dụng kết hợp nước súc miệng và chỉ nha khoa

Đánh răng chỉ giúp loại bỏ 90% mảng bám bề mặt răng. Còn 10% vụn mảng bám mắc ở kẽ răng hay xung quanh khoang miệng sẽ cần phải được làm sạch bằng nước súc miệng và chỉ nha khoa. Hướng dẫn và cùng bé thực hiện thói quen vệ sinh răng miệng đầy đủ với 3 bước đánh răng – chỉ nha khoa – súc miệng sẽ cho bé tránh xa các bệnh răng miệng, hơi thơ hôi 1 cách tuyệt đối.

Hướng dẫn bé sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng kèm theo

Mặc dù chuyện vệ sinh răng miệng đối với ba mẹ vô cùng đơn giản. Nhưng để con có thể hiểu và chấp nhận thói quen này, ba mẹ sẽ cần rất nhiều thời gian để giảng dạy, hướng dẫn. Chính vì thế, hãy lắng nghe, thấu hiểu và biến việc đánh răng trở nên thú vị, dễ dàng hơn với các trò chơi, thử thách nhé.  Với việc đi thăm khám nha khoa định kỳ, hãy trấn an bé bằng cách dỗ dành, xoa dịu và đảm bảo bé sẽ không bị đau trong suốt quá trình bác sĩ kiểm tra.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ không quá khó, chỉ cần ba mẹ lắng nghe, quan sát và thấu hiểu con. Kiên nhẫn với con thêm 1 chút, khi con đã có thói quen căn bản ắt sẽ “dễ thở” hơn nhiều. Cùng con yêu bảo vệ nụ cười đẹp xinh, khoẻ mạnh ngày từ thói quen hàng ngày ba mẹ nhé!



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Những thực phẩm không tốt cho răng miệng tuyệt đối nên tránh xa
Những thực phẩm không tốt cho răng luôn tồn tại ở xung quanh ta và ...
Nhổ răng có nên ăn sáng không? Đừng đùa với chuyện nhổ răng!
Chuyện nhổ răng có nên ăn sáng không [1] nghe tưởng đùa nhưng thực sự ...
Tại sao ăn trầu lại chắc răng? Những lưu ý khi ăn trầu tốt nhất cho răng miệng
Tại sao ăn trầu lại chắc răng [1]? Bạn đã bao giờ thắc mắc tại ...
Cạo vôi răng có tốt không? Đọc ngay để biết
Cạo vôi răng là phương pháp chăm sóc răng miệng phổ biến tại phòng khám ...
Tẩy trắng răng là gì? Tẩy trắng răng laser có an toàn không?
Một phương pháp giúp làm răng trắng sáng nhanh chóng, vừa an toàn mà mang ...
Những điều cần biết về bệnh viêm nướu răng có mủ – Nguyên nhân và cách trị
Câu hỏi: Chào bác sĩ! Thời gian gần đây lợi tôi thường xuyên có dấu ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia