Bề mặt răng bị nhám thì phải làm sao? Đâu là hướng giải quyết?
Banner giảm béo

Bề mặt răng bị nhám thì phải làm sao? Đâu là hướng giải quyết?

Cập nhật ngày: 10/06/2022

Răng bị nhám khiến bạn lo sợ. Vậy xuất hiện bề mặt răng bị nhám thì phải làm sao?

Bề mặt răng bị nhám là một bệnh lý nếu không chữa trị kịp thời có thể đem lại rất nhiều những hệ lụy không như mong muốn. Vậy răng bị nhám là bệnh gì? Bề mặt răng bị nhám thì phải làm sao? Đâu là cách khắc phục và phòng tránh tốt nhất. Tất cả sẽ được các chuyên gia của Nha khoa Quốc tế Nevada giải đáp qua bài viết sau.

răng nhám, răng bị nhám, bề mặt răng bị nhám, răng bị nhám phải làm sao, răng bị nhám quá phải làm sao, răng bị nhám thì phải làm sao

Bề mặt răng bị nhám phải làm sao?

Bề mặt răng bị nhám thì phải làm sao?

Bề mặt răng bị nhám là một bệnh lý do cấu trúc răng bị ảnh hưởng. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tổn hại nhiều đến răng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn tình trạng này và giải pháp khắc phục.

  • Răng bị nhám có nguy hiểm không?

Bề mặt răng bị nhám là dấu hiệu của bệnh thiểu sản men răng. Bề mặt răng bị nhám do cấu trúc men răng đang gặp vấn đề trong giai đoạn hình thành và phát triển men răng khiến lượng men răng cần thiết bị thiếu hoặc rối loạn hình thành. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do: Di truyền hay do tác động từ các yếu tố bên ngoài. Các yếu tố bên ngoài tác động khiến răng bị thiểu sản gây bề mặt răng bị nhám như: Thiếu vitamin trong quá trình phát triển men răng (A,D, C,…), ăn quá nhiều thức ăn có chứa axit, quá trình hình thành và phát triển men răng từ trong bào thai mẹ không bổ sung canxi và fluor khiến men răng trẻ sinh ra bị ảnh hưởng,…

răng nhám, răng bị nhám, bề mặt răng bị nhám, răng bị nhám phải làm sao, răng bị nhám quá phải làm sao, răng bị nhám thì phải làm sao

Bề mặt răng bị nhám khiến răng nhạy cảm hơn

Tình trạng bề mặt răng bị nhám tuy không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe của cơ thể nhưng ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe của răng miệng nên điều trị càng sớm càng tốt. Trước tiên răng bị nhám do thiểu sản men răng tương đối mất thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp. Đặc biệt khi bề mặt răng bị mòn nhám, sẽ làm lớp ngà răng bị lộ ra ngoài khiến cho răng trở nên nhạy cảm, ê buốt. Răng bị nhám nếu không chữa trị kịp thời, để lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng không mong muốn như: tụt nướu, viêm nướu, viêm nha chu, thậm chí là rụng răng,…

Đọc ngay: Giải pháp khắc phục thiểu sản men răng

  • Răng bị nhám phải làm sao?

Để điều trị thiểu sản men răng dẫn đến răng bị nhám có nhiều cách, tùy thuộc vào mức độ sẽ có phác độ điều trị khác nhau.

+ Trường hợp bề mặt răng mới xuất hiện tình trạng bị mòn, mòn nhẹ nguyên nhân do các yếu tố bên ngoài: Có thể bổ sung thêm fluor từ kem đánh răng, nước súc miệng, thuốc uống hoặc đến nha khoa thực hiện trám răng Composite,… để bù đắp men răng bị thiếu và tránh sự tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến răng giúp răng chắc khỏe và đẹp hơn.

răng nhám, răng bị nhám, bề mặt răng bị nhám, răng bị nhám phải làm sao, răng bị nhám quá phải làm sao, răng bị nhám thì phải làm sao

Khắc phục răng bị nhám bằng cách bọc răng sứ

+ Trường hợp thiểu sản men răng xuất hiện từ lâu, bề mặt răng bị nhám và xuất hiện thêm các đốm trắng đục hoặc vàng nâu,…:  Các trường hợp này hầu hết do xuất phát từ yếu tố di truyền hoặc men răng bị thiểu sản bẩm sinh. Bằng cách dùng một mão sứ mới bọc bên ngoài những chiếc răng bị thiểu sản, nhám mòn. Từ đó, răng sẽ được bảo vệ tránh bị tác động bởi những yếu tố từ bên ngoài. Đồng thời còn cải thiện tính thẩm mỹ cho bạn hàm răng đều, đẹp, trắng sáng và đảm bảo khả năng ăn nhai tốt, không lo đau nhức, ê buốt và có độ bền chắc cao.

Bên cạnh những cách khắc phục trên, bạn nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách khoa học. Xây dựng chế độ ăn uống bổ sung nhiều vitamin (A, D, C,…), canxi,… giúp răng chắc và khỏe hơn. Đồng thời cần hạn chế những đồ ăn có chứa hàm lượng axit cao như: Coca, rượu bia,… Những đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng là nguyên nhân khiến răng bạn trở nên yếu hơn. Ngoài ra, chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng cũng cần được lưu ý. Nên dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa canxi và fluor chải răng nhẹ nhàng, đều đặn 2 lần/ ngày để bảo vệ răng miệng một cách tối đa.

Giải đáp một số vấn đề liên quan đến răng bị nhám

Giải đáp từ chuyên gia đến một số vấn đề liên quan đến răng bị nhám.

  • Răng bị nhám quá phải làm sao?

Răng bị nhám quá nhiều là tình trạng thiểu sản men răng ở cấp độ tương đối nặng. Bạn phải xác định nguyên nhân do di truyền, do ăn thực phẩm chứa quá nhiều axit trong thời gian dài hay do thiếu chất,… Giải pháp tốt nhất là nên đến cơ sở nha khoa uy tín càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc răng hợp lý.

  • Thiểu sản răng ở trẻ nguyên nhân và khắc phục thế nào?

Thiểu sản răng ở trẻ thường xuất phát từ nguyên nhân di truyền, thiếu vitamin cần thiết trong quá trình hình thành và phát triển men răng hoặc do quá trình mang thai người mẹ không bổ sung canxi và fluor khiến men răng trẻ sinh ra bị ảnh hưởng,… Một số ít có thể do trẻ thường thích ăn đồ ăn ngọt và những đồ ăn chứa nhiều axit như: Nước ngọt có ga, nước ép hoa quả,… Giải pháp tốt nhất là nên vệ sinh răng cho trẻ sạch sẽ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và đưa trẻ đến cơ sở nha khoa thăm khám để có phác đồ điều trị phù hợp.

răng nhám, răng bị nhám, bề mặt răng bị nhám, răng bị nhám phải làm sao, răng bị nhám quá phải làm sao, răng bị nhám thì phải làm sao

Ăn thực phẩm chứa nhiều axit là một trong những nguyên nhân khiến răng bị nhám

Đọc ngay: Hiện tượng răng bị ăn mòn ở trẻ em

  • Thói quen sinh hoạt nào khiến răng bị ăn mòn chân răng? 

Một số thói quen trong cuộc sống vô tình khiến bạn bị ăn mòn chân răng như sau: Vệ sinh răng miệng bằng lực quá mạnh, ăn đồ ăn quá cứng, ăn nhiều đồ ăn có hàm lượng axit và đường cao, thói quen nghiến răng, uống nhiều rượu bia và chất kích thích,…

  • Răng mòn mặt nhai có đáng sợ không?

Răng bị mòn mặt nhai là tình trạng răng bị mòn do mất mô răng. Khi răng bị mòn mặt nhai, ngoài ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt như: Gây ê buốt, mất thẩm mỹ,… Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng không mong muốn như: Sâu răng, viêm tủy, mòn men răng, thậm chí có thể gây tổn thương khớp hàm hoặc mất răng.

  • Mặt nhai của răng bị đen phải làm thế nào?

Mặt nhai của răng bị đen có thể do răng bị sâu, men răng yếu, ăn thực phẩm có màu,… Để khắc phục tình trạng răng bị đen bề mặt nên tìm hiểu nguyên nhân sau đó tìm giải pháp khắc phục. Cách trước tiên chúng ta cần làm là nên vệ sinh răng thật sạch và xây dựng chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc răng miệng hợp lý khoa học. Sau đó, nên đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và chữa trị tránh những tác hại không mong muốn như: Sâu răng, viêm tủy, hôi miệng,…

  • Mảng bám cứng trên răng có nguy hiểm không? Cách lấy mảng bám trên răng tại nhà thế nào?

Mảng bám cứng trên răng được ví như “kẻ thù âm thầm” gây nên các bệnh lý về răng miệng. Mảng bám cứng trên răng, nếu không loại bỏ kịp thời có thể dẫn đến các bệnh răng miệng sau: Viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng, thậm chí có thể dẫn đến mất răng nếu không loại bỏ kịp thời và để tình trạng ngày một nặng hơn.

Bềrăng nhám, răng bị nhám, bề mặt răng bị nhám, răng bị nhám phải làm sao, răng bị nhám quá phải làm sao, răng bị nhám thì phải làm sao

Loại bỏ mảng bám trên răng bằng vỏ chuối

Một số cách lấy mảng bám trên răng tại nhà:

+ Dùng hỗn hợp chanh và muối pha thành hỗn hợp đặc sệt như kem đánh răng và dùng hỗn hợp này thay kem đánh răng chải răng như bình thường. (áp dụng 2-3 lần/ tuần)

+ Dùng muối+ baking soda (tỉ lệ 1:3)+ nước ấm pha thành hỗn hợp đặc sệt và ủ 2 phút lên răng sau đó súc miệng sạch lại với nước.

+ Dùng vỏ chuối chà lên bề mặt răng có nhiều mảng bám.

Đọc ngay: 5 Cách lấy cao răng tại nhà bằng muối

Trên đây là những thông tin về bệnh thiểu sản men răng cũng như hướng giải quyết bề mặt răng bị nhám thì phải làm sao? Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Mọi vấn đề cần hỗ trợ, tư vấn giải đáp xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc tế Nevada tại HOTLINE: 1800.2045.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bị xiết ăn răng là gì? Cách chữa xiết ăn răng an toàn, hiệu quả
Tìm hiểu bị xiết ăn răng là gì [1] và cách chữa xiết ăn răng ...
Răng yếu phải làm sao? | Nguy cơ tiềm ẩn không chữa đừng hối hận
Răng yếu do tuổi tác lão hóa gây ra là một hiện tượng tự nhiên ...
Răng bị bể lớn có bọc sứ được không? Chi phí bọc răng bị vỡ bao nhiêu tiền?
Bọc răng sứ cần bảo tồn 1 phần răng gốc để làm trụ và bạn ...
Lưỡi nổi đốm đỏ có nguy hiểm không? Đâu là cách điều trị an toàn và tốt nhất?
Không ít người thừa nhận rằng họ thật sự hoang mang khi bỗng dưng gặp ...
Nguyên nhân hỏng men răng là gì | Dấu hiệu men răng hỏng như thế nào?
Tìm hiểu men răng là gì và những nguyên nhân hỏng men răng [1] qua ...
Chân răng bị mục đáng sợ ra sao & phương pháp khắc phục triệt để
Bạn đang lo lắng vì chân răng bị mục [1]. Đừng bỏ qua bài viết ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia