Lưỡi nổi đốm đỏ có nguy hiểm không? Đâu là cách điều trị an toàn và tốt nhất?
Banner giảm béo

Lưỡi nổi đốm đỏ có nguy hiểm không? Đâu là cách điều trị an toàn và tốt nhất?

Cập nhật ngày: 18/02/2020

Không ít người thừa nhận rằng họ thật sự hoang mang khi bỗng dưng gặp hiện tượng lưỡi nổi đốm đỏ. Đây không phải là hiện tượng hiếm gặp nhưng bất cứ ai khi gặp phải cũng đều lo sợ và mông lung không biết lưỡi bị nổi đốm đỏ có nguy hiểm không? Không để các bạn phải đợi lâu, bài viết dưới đây sẽ giải mã cho bạn toàn bộ thông tin về bệnh lưỡi nổi đốm đỏ và gợi ý cách điều trị chính xác và hiệu quả nhất.

Lưỡi nổi đốm đỏ có nguy hiểm không

Lưỡi nổi đốm đỏ có nguy hiểm không?

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết lưỡi nổi đốm đỏ

Nếu bạn thắc mắc lưỡi nổi đốm đỏ là gì thì đây là tình trạng lưỡi của người bệnh nổi các chấm nhỏ ly ti gây ra cảm giác đau rát và khó chịu. Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người mà các đốm đỏ có thể phát triển các kích cỡ khác nhau. Tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày như quá trình ăn nhai, giao tiếp. Sau đây là những nguyên nhân khiến lưỡi bạn bị nổi đốm đỏ.

  • Dấu hiệu của nhiệt miệng

Nhiệt miệng là nguyên nhân đầu tiên cũng là nguyên nhân thường gặp nhất ở bất cứ độ tuổi và giới tính nào. Xảy ra tình trạng nhiệt miệng và cũng như hiện tượng lưỡi nổi đốm đỏ là bởi trong quá trình sinh hoạt bạn thường xuyên nạp vào cơ thể những món ăn cay nồng, nhiều gia vị hoặc các món chiên quá nhiều dầu mỡ sẽ khiến cơ thể trở nên nóng, ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng gan ,giảm hệ miễn dịch đồng thời làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Những người bị nhiệt miệng ngoài bắt gặp triệu chứng nổi đổm đỏ còn kèm theo những vết lở loét gây đau sót vùng lưỡi và các khu vực mô mềm xung quanh. Khi ăn sẽ có cảm giác đau rát, nếu bệnh nặng có thể khiến các khớp hàm cử động không linh hoạt, quá trình ăn nhai trở nên khó khăn hơn bình thường.

  • Bệnh viêm họng

Lưỡi nổi đốm đỏ có nguy hiểm không

Viêm họng khiến lưỡi bị nổi đốm đỏ

Viêm họng cũng là một trong những nguyên nhân không thể bỏ qua khi bạn bị bạn đang muốn tìm hiểu lưỡi bị nổi đốm đỏ. Biểu hiện của viêm họng là lưỡi bắt đầu nổi những đốm đỏ li ti kèm theo các triệu chứng như đau họng, rát lưỡi nhai nuốt khó khăn. Nặng hơn, viêm họng còn khiến các cơ thể mệt mỏi, nhiệt độ cơ thể thay đổi, sốt cao, nổi hạch ở cổ.

Nếu bệnh viêm họng không được điều trị dứt điểm sẽ trở thành mãn tính, lưỡi thường xuyên nổi đốm đỏ có bợn trắng và xuất hiện thêm một loạt các triệu chứng khác như ho khan, ho có đờm và nhưng cơn ho kéo dài đặc biệt về đêm, hắt hơi, sổ mũi và lưỡi nổi đốm đỏ li ti. Những triệu chứng này tái phát nhiều lần và chỉ dừng khi dùng thuốc.

  • Khoang miệng bị nhiễm nấm

Khi bạn vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc môi trường đang sống bị ô nhiễm sẽ sản sinh ra các loại nấm có hại cho cơ sức khỏe. Nếu nhiễm nấm này bạn sẽ bắt gặp các hiện tượng rát lưỡi, ảnh hưởng đến vị giác, luôn cảm thấy vướng trong khoang miệng và đặc biệt sẽ xuất hiện bợn trắng hoặc các đốm đỏ tại khu vực lưỡi. Những triệu chứng này do các vi nấm gây ra và loại nấm thường gặp nhất là nấm Candida.

  • Bệnh rộp sinh dục

Lưỡi nổi đốm đỏ có nguy hiểm không

Rộp sinh dục khiến nổi mụn đau rát

Bệnh nổi mụn rộp sinh dục do một loại vius có tên Herpes Simplex gây ra. Đây là một bệnh truyền nhiễm và lây qua đường sinh dục. Virus này lây lan khi quan hệ bằng miệng với người bị bệnh. Các vi nấm sẽ lây nhiễm vào miệng và gây nên tình trạng lưỡi nổi nhiều đốm đỏ. Một thời gian, các mụn rộp này phát triển sẽ thành màu trắng hoặc màu hồng nhạt. Mọc thành chùm và khi vỡ rất đau rát. Các mụn rộp này khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc ăn uống sinh hoạt hàng ngày.

Lưỡi bị nổi đốm đỏ có nguy hiểm không?

Lưỡi nổi đốm đỏ có nguy hiểm không

Nổi đốm đỏ ở lưỡi khiến người bệnh đau rát khó chịu

Nhiều người khi gặp hiện tượng bệnh lý này hay mang tâm trạng lo lắng không biết có nguy hiểm đến sức khỏe hay không. Theo các chuyên gia nha khoa thì ban đầu lưỡi nổi đốm đỏ không nguy hiểm tuy nhiên nhiên nếu không phát hiện kịp thời hoặc quá chủ quan sẽ khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng và có khả năng trở thành bệnh mãn tính, khi này rất khó có cơ hội chữa khỏi.

Với các nguyên nhân là viêm họng và nhiệt miệng nhiều người không cảm thấy lạ lẫm và có thể tìm rất nhiều cách chữa đơn giản và hiệu quả vì vậy hiện tượng nổi đốm đỏ trên lưỡi cũng mất sau khi khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu bị lưỡi nổi các đổm đỏ kèm theo các biểu hiện nguy hiểm như dấu hiệu của bệnh rộp sinh dục, nhiễm các vi nấm chắc chắn đây sẽ trở thành vấn đề rất đáng lo ngại. Đây được coi là một trong những căn bệnh nguy hiểm nếu không có biện pháp điều trị dứt điểm sẽ để lại những tổn thương tại khoang miệng khiến ăn uống sinh hoạt hàng ngày.

Cách điều trị nổi đốm đỏ ở lưỡi hiệu quả nhất

Lưỡi nổi đốm đỏ có nguy hiểm không

Khám nha khoa để nắm bắt tình trạng răng miệng nhanh nhất

Để khắc phục tình trạng lưỡi nổi những đốm đỏ sau đây Nha khoa Quốc tế Nevada gợi ý bạn những cách điều trị dứt điểm đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất như sau.

+ Thường xuyên chăm sóc răng miệng như đánh răng bằng bàn chải mềm, súc miệng sát khuẩn để ngăn ngừa và loại bỏ các vi khuẩn có hại đồng thời nâng cao sức khỏe răng miệng, phòng chống các bệnh sâu răng, viêm nha chu, viêm loét chân răng…

+ Hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, các đồ ăn nhiều gia vị, đồ chiên nhiều dầu mỡ, những món ăn quá nóng hoặc quá lạnh vừa để bảo vệ sức khỏe vừa phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả.

+ Không nên uống những đồ có cồn như rượu bia, các đồ uống lạnh, nước có ga để tránh gây kích ứng các mô mềm trong khoang miệng

+ Uống đủ nước mỗi ngày đồng thời nên bổ sung vitamin C từ trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế những rủi ro về lây nhiễm các vi nấm hoặc các bệnh liên quan đến các virus, vi khuẩn

+ Sử dụng các biện pháp an toàn trong quan hệ tình dục.

+ Khám nha khoa nếu thấy nổi đốm đỏ trên lưỡi kèm theo những biểu hiện bất thường để các bác sĩ phát hiện ra nguyên nhân và đưa ra cách điều trị kịp thời để bệnh không nặng hơn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về lưỡi nổi đốm đỏ, các nguyên nhân và cách điều trị nhanh chóng hiệu quả. Hy vọng qua bài viết các bạn đã thu về cho mình những kiến thức bổ ích về nha khoa. Trong trường hợp bạn đang gặp các vấn đề về răng miệng cần sự thăm khám và tư vấn của nha sĩ hãy gọi đến Hotline: 1800 2045 hoặc  ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để mau chóng được đặt lịch với các chuyên gia tại Nha khoa Quốc tế Nevada sớm nhất.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Răng mọc lệch hàm trên | Những ảnh hưởng nghiêm trọng và cách khắc phục
Răng mọc lệch hàm trên mang lại cho chúng ta không ít bất tiện, khó ...
Nguyên nhân hỏng men răng là gì | Dấu hiệu men răng hỏng như thế nào?
Tìm hiểu men răng là gì và những nguyên nhân hỏng men răng [1] qua ...
Top 10 cách chữa chốc mép tại nhà nhanh nhất | Mẹo hay chữa lở mép hiệu quả
Bệnh chốc mép hay có thể gọi lở mép là bệnh viêm da khá phổ ...
[Fun Facts] TOP 10 ĐIỀU THÚ VỊ VỀ HÀM RĂNG
Bạn có chắc đã hiểu đầy đủ về đặc điểm và chức năng của các ...
Giải mã nguyên nhân bệnh rụng răng và những điều ít ai ngờ
Tìm hiểu nguyên nhân bệnh rụng răng [1] trong bài viết sau đây sẽ khiến ...
Bề mặt răng bị nhám thì phải làm sao? Đâu là hướng giải quyết?
Răng bị nhám khiến bạn lo sợ. Vậy xuất hiện bề mặt răng bị nhám ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia