Các mức độ sâu răng và phương pháp điều trị phù hợp với từng giai đoạn
Banner giảm béo

Nhận biết các mức độ sâu răng và phương pháp điều trị phù hợp với từng giai đoạn

Tìm hiểu các mức độ sâu răng để nhận biết bạn đang bị sâu răng ở giai đoạn nào và có phương án điều trị kịp thời.

Sâu răng là một tình trạng bệnh lý răng miệng thường gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi. Có các cấp độ sâu răng khác nhau và khó lòng bạn có thể nhận biết được mức độ sâu răng của mình. Vậy trên thực tế nha khoa đưa ra các mức độ sâu răng như thế nào và giải pháp xử lý cho từng cấp độ là gì? Cùng tìm hiểu thông tin được mang đến trong bài viết sau đây.

Tìm hiểu các mức độ sâu răng và phương pháp điều trị

Các mức độ sâu răng và phương pháp xử lý cho từng tình trạng

Bạn có biết các mức độ sâu răng nặng nhẹ để nhận biết tình trạng của mình đang ở trong giai đoạn nào không? Trong nha khoa, người ta phân loại sâu răng theo 3 cấp độ. Vậy các cấp độ này là gì và nhận biết như thế nào, Nha khoa Quốc tế Nevada sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời.

  • Sâu răng cấp độ 1

Sâu răng cấp độ 1 hay còn được gọi là sâu răng ở mức độ nhẹ. Thông thường khi mới chớm sâu răng chúng ta thường rất khó để nhận biết nếu như không chú ý kỹ đến sự thay đổi của tình trạng răng miệng vì nó không có biểu hiện đau nhức. Nếu bạn đang nghi ngờ hoặc muốn kiểm tra xem mình có đang bị sâu răng hay không, hãy thử quan sát màu sắc trên răng. Dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất bằng mắt thường đó là sự xuất hiện của những vết trắng đục hoặc lốm đốm màu đen (hoặc nâu) ở trên bề mặt răng.

HÌnh ảnh sâu răng cấp độ 1 – răng xuất hiện nhiều chấm đen

Cách xử lý khi sâu răng ở cấp độ 1 khá đơn giản và dễ dàng. Lúc này bạn chỉ cần đến nha sĩ để thăm khám và cạo vôi răng, tránh trường hợp để lâu thì sâu răng sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Bên cạnh đó, thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn.

  • Sâu răng cấp độ 2

Sâu răng ở giai đoạn 2 cũng là lúc mà chúng ta có thể nhận biết được bởi lúc này răng sâu đã ăn vào tủy và dẫn đến sự phá hủy men răng. Bệnh nhân lúc này đã bắt đầu cảm nhận được sự đau nhức khi ăn uống cũng như những cơn đau bất chợt có thể ập đến, gây khó chịu và bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt.

Xử lý sâu răng ở mức độ 2, nha sĩ sẽ tiến hành hàn, trám răng. Điều này cần được thực hiện càng sớm càng tốt để tránh việc sâu răng lan rộng và ảnh hưởng nặng hơn. Bác sĩ sẽ dùng những dụng cụ chuyên dụng làm sạch vết sâu, ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Sau đó tiến hành đắp vật liệu trám răng vào lỗ sâu để khôi phục lại cấu trúc của răng và hạn chế vi khuẩn tiếp tục ăn mòn răng.

Răng sâu cấp độ 2 – sâu răng ảnh hưởng vào tuỷ răng

  • Sâu răng cấp độ 3

Đây là mức độ sâu răng nặng và gây hại nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng trong các mức độ sâu răng. Khi răng có những biểu hiện đau nhức dữ dội khi ăn uống hoặc cơn đau có thể ập đến bất cứ lúc nào, răng có những lâu sâu đen rộng,… cũng báo hiệu tình trạng răng sâu rất nặng. Vì khuẩn sâu răng ăn sâu vào chân răng, hình thành ổ viêm nhiễm và gây ra tình trạng viêm tủy răng. Nếu không được xử lý kịp thời, sâu răng cấp độ 3 sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, mất răng,…

Trình trạng sâu răng nặng – sâu răng cấp độ 3

Biện pháp xử lý lúc này còn phụ thuộc vào từng tình trạng. Nếu như tủy răng đã bị phá hủy quá nghiêm trọng thì việc hàn trám răng không thể giải quyết được, cần phải thực hiện triệt tủy sâu và nhổ bỏ răng.

Cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả bạn cần biết

Dù cho răng của bạn đã có dấu hiệu sâu hay chưa thì cũng cần có những biện pháp phòng ngừa kịp thời để tránh bệnh xuất hiện và phát triển. Dưới đây là những cách phòng ngừa sâu răng mà tất cả chúng ta cần áp dụng.

– Thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày là cách để bạn chăm sóc và nâng niu hàm răng của mình. Bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, vitamin A, D, protein,… có chứa nhiều trong các loại rau củ quả tươi, tôm, cua, cá, sữa và các chế phẩm từ sữa,… Hạn chế sử dụng đồ ngọt, đá lạnh, các thực phẩm chua, có chứa nhiều axit,…

– Vệ sinh răng miệng khoa học, chải răng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và cần thay bàn chải thường xuyên. Tạo thói quen súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn, dùng chỉ nha khoa để làm sạch mọi mảng bám trong khoang miệng là những tác nhân gây sâu răng.

– Lấy cao răng tại phòng khám thường xuyên theo chỉ dẫn của nha sĩ. Sự tồn tại của cao răng chính là nguyên nhân gây nên các bệnh lý về răng miệng trong đó có sâu răng.

– Khám nha sĩ định kỳ tối thiểu 6 tháng một lần tại địa chỉ nha khoa uy tín để phát hiện và điều trị kịp thời khi sâu răng ở mức độ nhẹ.

Điều trị sâu răng tại các cơ sở nha khoa uy tín

Nha khoa Quốc tế Nevada là địa chỉ phòng khám nha khoa uy tín hàng đầu cả nước trong lĩnh vực thẩm mỹ và điều trị bệnh lý răng miệng. Hàng triệu khách hàng đã sử dụng và hài lòng về dịch vụ điều trị sâu răng an toàn, hiệu quả tại Nha khoa Nevada bằng công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cũng như mức chi phí vô cùng hợp lý. Để biết rõ hơn về tình trạng của mình, bạn cần đến trực tiếp phòng khám để bác sĩ trực tiếp thăm khám và đưa ra phác đồ xử lý.

Bài viết trên đây đã chỉ ra các mức độ sâu răng từ nhẹ đến nặng hy vọng đã giúp bạn nhận biết chính xác hơn tình trạng của mình. Tuy nhiên, điều cần thiết phải làm đó là nhanh chóng đến phòng khám nha khoa để kiểm tra và điều trị kịp thời. Mọi vấn đề cần hỗ trợ xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc tế Nevada tại HOTLINE: 1800.2045



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu cách chữa đau răng bằng lá lốt ngay tại nhà | Mẹo hay bạn có biết?
Cách chữa đau răng bằng lá lốt là một mẹo hay, một bài thuốc dân ...
Đau răng hàm gây đau đầu – Ẩn chứa nguy cơ khôn lường!
Đau răng hàm gây đau đầu là tình trạng rất nhiều người gặp phải và ...
Đau răng ăn kiêng gì? Câu trả lời sau đây sẽ khiến nhiều người “chột dạ”
Đau răng không phải là vấn đề của riêng trẻ nhỏ mà kể cả khi ...
Giải đáp hiện tượng đau răng khi trời lạnh và biện pháp khắc phục
Nếu bạn thường xuyên bị đau răng khi trời lạnh [1], đừng bỏ qua bài ...
Cách giảm đau nhức răng cho bà bầu an toàn tại nhà – Dứt điểm cơn đau
Tình trạng đau răng khi mang thai tháng cuối xảy ra ở rất nhiều bà ...
Đau răng có ăn được rau muống không | Liệu có cần kiêng ăn rau muống?
Đau răng có ăn được rau muống không? Rau muống là 1 món ăn rất ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia