Cách chữa sâu răng hàm? Thông tin ai cũng nên biết
Banner giảm béo

Cách chữa sâu răng hàm? Thông tin ai cũng nên biết

Cập nhật ngày: 19/02/2020

85% dân số từng bị sâu răng hàm. Đây là bệnh lý thường gặp và gây ra tác hại rất nghiêm trọng đến sức khỏe và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Vậy nguyên nhân khiến răng hàm bị sâu là gì? Cách chữa sâu răng hàm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Cách chữa sâu răng hàm

Sâu răng hàm là gì? Cách chữa sâu răng hàm

Sâu răng hàm là gì?

Sâu răng hàm là tình trạng bệnh lý mà cấu trúc răng hàm bị phá hoại. Sâu răng hàm mức độ nhẹ là khi răng xuất hiện một số mảng đen, còn khi tình trạng sâu răng trở nên nặng hơn, răng sẽ xuất hiện lỗ hổng kéo theo cảm giác đau nhức, sưng lợi khó chịu. Nếu bệnh nhân không chữa sâu răng hàm kịp thời có thể gặp nhiều biến chứng như: lây lan sâu răng, viêm nha chu, hôi miệng, mất răng….Do đó, khi phát hiện sâu răng hàm người bệnh nên đến nha khoa để được thăm khám và có cách chữa sâu răng hàm dứt điểm.

  • Nguyên nhân gây sâu răng hàm

Nguyên nhân gây sâu răng hàm chủ yếu là do một số loại vi khuẩn tạo ra acid gây ra. Các vi khuẩn này sinh sôi và phát triển trong môi trường có khả năng lên men tinh bột như sucrose, fructose, glucose.

Lý do chính dẫn đến hiện tượng trên là do răng miệng không được vệ sinh kĩ lưỡng; chế độ ăn uống thiếu điều độ như sử dụng đồ ăn nhiều đường, lười uống nước, không ăn hoặc ít ăn rau xanh;… tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

  • Triệu chứng của sâu răng hàm

Sâu răng hàm ở mức độ nhẹ sẽ có sự xuất hiện các mảng đen khiến cho răng bị xỉn, kém đẹp mắt; hơi thở có mùi hôi khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp.

Khi tình trạng sâu răng trở nên nặng hơn mà không được chữa trị kịp thời thì sẽ kéo theo các triệu chứng như vùng răng sâu bị đau nhức, lợi bị viêm sưng nghiêm trọng; tình trạng đau nhức có thể lan sang các răng xung quanh.

Ngoài ra gương mặt người bị sâu răng hàm có thể gặp hiện tượng bị sưng, lệch khi vấn đề trở nên trầm trọng; và có thể dẫn đến trạng thái đau đầu, mệt mỏi, ,không tập trung trong công việc.

Cách chữa sâu răng hàm

Triệu chứng răng hàm bị sâu

Cách chữa sâu răng hàm

Cách chữa sâu răng hàm tốt nhất là đến phòng khám nha khoa để thăm khám và được tư vấn điều trị. Tùy vào từng mức độ của sâu răng, nha sĩ sẽ có phương pháp khắc phục cụ thể để khắc phục phù hợp.

  • Cách chữa sâu răng hàm mức độ nhẹ

Khi răng mới chớm sâu và tình trạng sâu răng còn tương đối nhẹ; bác sỹ sẽ tiến hành điều trị để giúp loại bỏ vi khuẩn, phục hình răng bằng chất liệu trám chuyên dụng giúp bít lại vết răng sâu; nhằm giúp bạn hết đau nhức và phục hồi chức năng ăn nhai trở lại.

Cách chữa sâu răng hàm

Hình ảnh răng trước và sau khi trám

  • Cách chữa sâu răng hàm mức độ nghiêm trọng

Trường hợp răng hàm bị sâu nghiêm trọng, tình trạng viêm nhiễm quá nặng, hoặc sâu răng có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe thì nha sĩ có thể cân nhắc các biện pháp khác phù hợp với tình trạng của mỗi người.

+ Điều trị sâu răng hàm bằng phương pháp bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ nha khoa được áp dụng trong điều trị răng sâu rất được khách hàng tin tưởng lựa chọn. Phương pháp này sử dụng sứ để thay thế cho răng thật hay còn được gọi là mão sứ.

Nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch và loại bỏ yếu tố gây sâu răng, viễm nhiễm; sau đó lấy khuôn răng cần bọc sứ. Khuôn răng sau đó sẽ được sử dụng mô phỏng để chế tác một chiếc mão giống với hình dạng chiếc răng sâu’ mão răng có thể được làm từ sứ, zirconium hay thậm chí bằng vàng. Sau khi chế tạo xong, nha sĩ dùng chất kết dính chuyên dụng để gắn chiếc mão vào răng.

Cách chữa sâu răng hàm

Bọc răng sứ chữa sâu răng hàm

+ Điều trị sâu răng hàm bằng cách lấy tủy răng

Khi sâu răng đã lan tới phần tủy, phần lõi răng đã bị sâu, nhiễm trùng thì nha sĩ sẽ chỉ định phải lấy tủy răng ngay. Sau khi lấy tủy, thì phần chân răng sẽ được mài phẳng và bọc sứ lại để ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm khuẩn, tổn thương răng và nướu.

Đối với những trường hợp răng đã bị sâu và bị ăn 1 phần hoặc gần như là đã bị sâu ăn gần hết tủy thì việc lấy tủy răng sẽ vừa dễ dàng và ít có cảm giác bị đau, có trường hợp còn không có cảm giác đau khi lấy tủy.

Tuy nhiên với những người bị vỡ 1 phần hoặc gãy nửa chiếc năng nhưng nửa còn lại vẫn khỏe mạnh thì việc lấy tủy răng sẽ khó khăn và người bị lấy tủy răng cũng sẽ có cảm giác đau hơn.

+ Điều trị sâu răng bằng cách nhổ bỏ

Khi các phương pháp trên đều không thể áp dụng được nữa, răng đã bị hỏng hoàn toàn và các cách chữa sâu răng hàm trên không còn hiệu quả nữa thì nha sĩ sẽ yêu cầu phải nhổ răng hàm bị sâu.

Nhổ răng hàm sâu là phương pháp tách răng sâu ra khỏi cấu trúc xương hàm nhằm giải quyết vấn đề răng bị tổn thương, và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm nặng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bước đầu tiên khi tiến hành nhổ răng đó là, nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn, đồng thời chỉ định cho bạn chụp X- Quang, nhằm xác định một cách chính xác hình dáng răng, vị trí răng cần nhổ bỏ. Việc này để tránh những tình huống xấu có thể xảy ra trong và sau khi nhổ răng, đồng thời tìm ra phương pháp nhổ răng phù hợp với bạn nhất..

Đương nhiên cách chữa sâu răng hàm bằng việc nhổ răng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hàm răng, chính vì thế sau khi nhổ răng các bạn sẽ được các nha sĩ khuyên làm cầu răng hoặc trồng răng giả.

Bọc răng sứ Invy Ultra 3P tại Nha khoa Quốc tế Nevada là phương pháp điều trị sâu răng hàm hiệu quả, được khách hàng tin tưởng lựa chọn. Để biết thêm thông tin, Quý khách hàng có thể gọi điện thoại đến số 1800.2045 hoặc trực tiếp đến với Nevada để được tư vấn ngay bây giờ.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nguyên nhân trẻ bị mủn răng và cách phòng ngừa điều trị
60% trẻ em đều từng bị mủn răng, nguyên nhân trẻ bị mủn răng [1] ...
Tư vấn nha khoa | Răng sâu nặng có bọc sứ được không?
Câu hỏi: Chào bác sĩ, em có một chiếc răng sâu ở hàm trên gần ...
Cách làm răng sâu nhanh rụng và sự nguy hiểm khi răng sâu tự rụng là gì?
Tìm hiểu cách làm răng sâu nhanh rụng [1] trong bài viết sau đây. Sâu răng ...
Sâu răng hàm trên có nên nhổ hay không?
Răng hàm hay còn gọi là răng cấm, nằm ở vị trí gần phía trong ...
Cách chữa sâu răng cho trẻ 2 tuổi, bố mẹ cần lưu ý
Cách chữa sâu răng cho trẻ 2 tuổi được nhiều ông bố bà mẹ quan ...
Nhổ răng hàm – Những điều cần biết!
Hàm răng của chúng ta gồm 4 loại răng là răng cửa, răng nanh, răng ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia