Nhổ răng hàm - Những điều cần biết! | Nha Khoa Nevada
Banner giảm béo

Nhổ răng hàm – Những điều cần biết!

Cập nhật ngày: 16/01/2020

Hàm răng của chúng ta gồm 4 loại răng là răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm và răng hàm. Mỗi loại răng có đặc điểm và chức năng quan trọng riêng. Bài viết hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu thêm về răng hàm và nhổ răng hàm trong nha khoa hiện đại.

Răng hàm là gì? Vì sao chúng ta cần nhổ răng hàm?

Răng hàm là một loại răng cùng nằm trong kết cấu hàm của chúng ta. Trong một số trường hợp cụ thể, cũng giống như các răng khác, răng hàm cần phải được nhổ bỏ theo chỉ định để đảm bảo sức khỏe toàn diện của cơ thể.

  • Răng hàm là gì?

Răng hàm là những răng có kết cấu bề mặt phẳng ở phía trong của khoang miệng, bên cạnh răng cửa. Nếu như răng cửa có chức năng chính là cắn, xé thức ăn thì răng hàm dùng để nhai, và nghiền nhỏ thức ăn; hỗ trợ chúng ta trong quá trình tiêu hóa thức ăn.

Kí hiệu của răng hàm trong nha khoa được đánh số như sau:

+ Răng số 4, 5: răng tiền hàm

+ Răng số 6, 7: răng hàm số 1, răng hàm số 2

+ Răng số 8: răng khôn

Mô hình hàm răng người

  • Nhổ răng hàm là gì?

Nhổ răng hàm là một phương pháp điều trị trong nha khoa nhằm loại bỏ răng hàm, tách răng ra khỏi cấu trúc xương hàm.

Mục đích của việc nhổ răng hàm là để loại bỏ chiếc răng hàm không thể lưu lại nhưng không thể cải thiện bằng các cách phục hình khác như hàn răng, bọc sứ…

  • Vì sao cần phải nhổ răng hàm?

+ Thay răng theo lứa tuổi: khi răng vĩnh viễn đã bắt đầu mọc nhưng răng sữa vẫn chưa rụng theo đúng chu kì thay răng thì răng sữa cần được nhổ bỏ để tránh nguy cơ răng mọc lệch, khấp khểnh….

+ Niềng răng chỉnh nha: trong một số trường hợp khi niềng răng xô lệch, răng sai vị trí…thì bác sĩ cần chỉ định nhổ răng để tạo khoảng trống giúp điều chỉnh vị trí răng.

+ Răng mọc lệch, mọc ngầm: răng mọc sai vị trí có thể chèn ép lên các răng xung quanh gây đau nhức, nên cần nhổ bỏ theo chỉ định của bác sĩ

+ Bệnh lý không thể phục hồi hay điều trị bằng phương pháp khác: các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy nếu bị nhiễm trùng nghiêm trọng, phá hủy cầu trúc răng thì bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng nhằm điều trị triệt để.

+ Tai nạn nghiêm trọng: khi răng bị tổn thương vì gặp tai nạn như vỡ, gãy… mà không thể phục hình bằng các phương pháp thẩm mỹ nha khoa thông thường thì bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ răng hỏng và tư vấn trồng răng giả.

Răng hàm số 8 (răng khôn) mọc lệch cần đươc nhổ bỏ

Nhổ răng hàm có nguy hiểm không?

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nhổ răng hàm

Sức khỏe tổng quan của người bệnh

Nếu khách hàng có tiền sử mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường, huyết áp, … thì phải được thăm khám kĩ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa để được lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm trong khi thực hiện nhổ răng hàm.

+ Tình trạng răng miệng của người bệnh

Nhổ răng hàm không nên thực hiện với những khách hàng đang gặp bệnh lý răng miệng như viêm lợi,…vì khi nhổ răng hàm có thể gây chảy máu kéo dài, dê gây nhiễm trùng nguy hiểm

+ Chuyên môn của bác sĩ nha khoa và phương pháp nhổ răng

Hiện nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các phương pháp nhổ răng hàm trên cũng được cải tiến giúp giảm tối đa cảm giác đau đớn cho khách hàng, đồng thời rút ngắn thời gian phục hồi sau khi nhổ.

Bên cạnh đó, nha sĩ có tay nghề sẽ biết được phương pháp nhổ răng nào là đơn giản và hiệu quả và phù hợp tình trạng khách hàng nhất giúp xử lý răng cần nhổ một cách tốt nhất, giúp vết nhổ phục hồi nhanh hơn.

  • Nhổ răng hiện đại : Không đau – không sưng – không ê buốt kéo dài

Như đã phân tích ở trên, nhổ răng hàm có nguy hiểm không thì còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến kĩ thuật thực hiện và tay nghề của bác sĩ nha khoa.

Hiện nay có 2 phương pháp nhổ răng phổ biến là nhổ răng bằng khí cụ nha khoa và nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome. Trong đó phương pháp nhổ răng bằng máy siêu âm piezotome sẽ giúp vết thương lành nhanh hơn. Bởi phương pháp này không tác động đến các mô mềm và khung xương hàm xung quanh chân răng.

Ngoài ra, việc được thăm khám và thực hiện nhổ răng hàm trên với bác sĩ nha khoa có chuyên môn và kinh nghiệm cũng giúp bệnh nhân yên tâm hơn, đảm bảo kết quả nhổ răng hàm trên được tốt và không gây nguy hiểm.

Bởi những lý do như vậy, khi nhổ răng hàm trên bạn nên chọn một cơ sở nha khoa có uy tín, có nha sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại để đến khám và tư vấn cụ thể về nhổ răng hàm.

Nhổ răng hàm với máy siêu âm piezotome được ưa chuộng hiên nay

  • Quy trình nhổ răng không đau tại Nha khoa Quốc tế Nevada

+ Bước 1: Khám kiểm tra các bệnh lý toàn thân: Huyết áp cao, máu khó đông, ung thư xương hàm hoặc vùng đầu mặt cổ, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch…Nếu có thì phải có các biện pháp kiểm soát trước, trong và sau khi nhổ răng

+ Bước 2: Chụp X- quang răng để xác định vị trí, kích thước và những bất thường xung quanh răng cần nhổ.

+ Bước 3: Giải thích, tư vấn và giải tỏa tâm lý giúp bệnh nhân thấy thoải mái.

+ Bước 4: Bôi thuốc tê.

+ Bước 5: Chích thuốc tê đợi trong vòng 2 phút để thuốc tê phát huy tác dụng.

+ Bước 6: Sử dụng các dụng nhổ răng như: Kìm, nạy… và các vật dụng chuyên dụng khác.

+ Bước 7: Sau khi nhổ răng bác sĩ sẽ bơm betadine vào ổ răng khi cần thiết.

+ Bước 8: Với những trường hợp nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ khâu lại và hẹn tái khám sau 1 tuần.

+ Bước 9: Kê toa thuốc và dặn dò bệnh nhân trước khi ra về.

 



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chia sẻ từ chuyên gia nha khoa | mới nhổ răng có ăn được thịt gà không?
Mới nhổ răng có ăn được thịt gà không [1]? Đi tìm câu trả lời ...
Răng số 7 bị lung lay có nên nhổ không? Nhổ răng số 7 giá bao nhiêu
Răng số 7 được coi là chiếc răng quan trọng trong cung hàm đảm nhận ...
Nhổ răng số 8 ở đâu tốt? Địa chỉ nha khoa nhổ răng số 8 uy tín
Nhổ răng số 8 ở đâu tốt nhất? là thắc mắc luôn được đặt ra ...
Mới nhổ răng ăn rau muống được không? Nhổ răng có nên ăn rau muống không?
Rau muống là món ăn quen thuộc nhưng thường không được khuyến khích ăn khi ...
Răng khôn là răng số mấy? Khi nào cần nhổ bỏ răng khôn?
Nhiều người vẫn thường nghe nhắc đến răng khôn nhưng không biết nó là răng ...
Nhổ răng có nên ăn sáng không? Đừng đùa với chuyện nhổ răng!
Chuyện nhổ răng có nên ăn sáng không [1] nghe tưởng đùa nhưng thực sự ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia