Chữa viêm lợi bằng dân gian có tốt không?
Banner giảm béo

Chữa viêm lợi bằng các phương pháp dân gian – Câu trả lời từ chuyên gia

Cập nhật ngày: 20/02/2020

Viêm lợi là bệnh lý rất dễ gặp phải và mang lại nhiều phiền toái. Chữa viêm lợi bằng các phương pháp dân gian từ các thành phần thiên nhiên là bí quyết được truyền lại từ lâu đời, được chứng minh điều trị rất tốt và mang lại hiệu quả cao.

Viêm lợi là gì?

Viêm lợi là tình trạng vùng lợi (nướu) bị nhiễm trùng, sưng tấy. Viêm lợi là dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm nha chu, nếu không được xử lý kịp thời sẽ có những hệ quả rất nghiêm trọng.

  • Các triệu chứng của viêm lợi

+ Lợi bị tấy đỏ, có thể chỉ đỏ tại 1 vị trí hoặc đỏ toàn bộ vùng nướu

+ Viêm sưng, có nốt sưng hoặc nhiều nốt sưng

+ Chảy máu khi bị tác động như nhai thức ăn, đánh răng, xỉa răng…

+ Hơi thở có mùi khó chịu, khiến người bệnh thiếu tự tin khi giao tiếp

+ Cảm giác nhức, đau rát khó chịu; gây ảnh hưởng đến việc nói chuyện và ăn uống

Chữa viêm lợi bằng các phương pháp dân gian

Chữa viêm lợi bằng các phương pháp dân gian

  • Nguyên nhân viêm lợi

+Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Hàng ngày chúng ta cần làm sạch răng miệng cẩn thận bằng chỉ nha khoa để lấy đi các vụn thức ăn kẹt trong kẽ hoặc chân răng; chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm tối thiểu 2 lần; súc miệng với nước muối ấm hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.

Ngoài ra định kì 3 – 6 tháng, chúng ta nên đến nha sĩ để lấy cao răng để làm sạch kĩ các mảng bám cứng đầu, ngăn ngừa tối đa nguyên nhân viêm lợi do vệ sinh.

Chế độ ăn uống

Thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường và acid: đây là những nguyên nhân gây ra mảng bám làm viêm nướu răng nặng hơn, acid sẽ làm viêm nướu bỏng rát và dễ lây sang những vùng khác hơn. Các loại cần tránh như kẹo, bánh ngọt, nước ngọt, soda, thức ăn chế biến sẵn,…

Bia, rượu, chất kích thích như thuốc lá, xì gà, cà phê: vì các loại này sẽ làm tăng tình trạng khô miệng, giảm tiết nước bọt sẽ khiến vi khuẩn không được rửa trôi, chúng sẽ có cơ hội phát triển làm viêm nướu răng nặng thêm.

Thức ăn nóng, lạnh: như tương ớt, hạt tiêu, đá lạnh, nước nóng,… vì dễ gây kích ứng khiến nướu sưng thêm.

Các loại thịt có sợi dài, dai: thịt gà, thịt trâu bò,… vì chúng thường giắt vào các kẽ răng, khi lấy ra dễ làm nướu bị sưng, chảy máu sẽ khiến viêm nướu nặng hơn.

+ Suy giảm hệ miễn dịch

 Khi hệ miễn dịch bị suy giảm (khi chúng ta bị ốm), thì sẽ trở nên dễ bị mắc phải các bệnh do vi khuẩn gây ra như cảm cúm, viêm lợi,…

Thay đổi nội tiết

Thay đổi nội tiết trong cơ thể gây ảnh hưởng tới tất cả các bộ phận, thói quen ăn uống và khiến nướu trở nên nhạy cảm hơn. Thay đổi nội tiết thường xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai, và trẻ em trong độ tuổi dậy thì.

Do sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có khả năng làm giảm chức năng của tuyến nước bọt, khiên miệng hay bị khô. Nước bọt có công dụng làm sạch mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên răng. Nếu tuyến nước bọt bị suy giảm, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công khiến nướu bị tổn thương, gây viêm nướu.

Chữa viêm lợi bằng các phương pháp dân gian

Viêm lợi xảy ra do rất nhiều nguyên nhân

Chữa viêm lợi bằng các phương pháp dân gian

  • Vì sao các bài thuốc dân gian trị viêm lợi được ưa chuộng?

Viêm lợi là bệnh lý xảy ra khi cấu trúc lợi bị nhiễm khuẩn, trở nên viêm nhiễm và sưng tấy. Bên cạnh thăm khám và sử dụng thuốc trị viêm lợi theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn có thể tham khảo sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên giúp hỗ trợ kháng khuẩn, trị viêm lợi cực hiệu quả.

Các nguyên liệu thiên nhiên trị viêm lợi tốt có thể kể đến như: mật ong, chanh, muối, trà xanh…

Các nguyên liệu thiên nhiên thường rất dễ kiếm, chi phí rẻ và phù hợp hầu hết với tất cả mọi người. Nhược điểm lớn nhất khi chữa viêm lợi bằng các phương pháp dân gian đó là cần kiên nhẫn, sử dụng trong thời gian dài, không nhanh chóng như khi dùng các loại thuốc đặc trị

Tuy nhiên độ an toàn cao, giá thành rẻ và dễ dàng thực hiện là điểm cộng to lớn khiến các nguyên liệu thiên  nhiên được ưa chuộng.

Chữa viêm lợi bằng các phương pháp dân gian

Các nguyên liệu chữa viêm lợi tại nhà

  • Một số bài thuốc chữa viêm lợi bằng dân gian 

+ Muối

Muối có vị mặn, đặc tính kháng khuẩn rất tốt. Khi sử dụng muối để trị viêm lợi, chúng ta chi cần pha nước muối ấm, dùng súc miệng 2-3 lần/ngày, các dấu hiệu viêm lợi sẽ giảm đi đáng kể

Muối giúp chữa viêm lợi 

+ Mật ong

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và khử trùng giúp điều trị nhiễm trùng, viêm nướu răng rất hữu hiệu.
Bạn có thể sử dụng mật ong chữa viêm lợi bằng cách bôi một lượng nhỏ trực tiếp vào phần nướu bị viêm, khoảng 10-15 phút sau súc miệng sạch sẽ. Mỗi ngày làm 2 đến 3 lần sau mỗi bữa ăn.
Sau một tuần viêm lợi có thể khỏi hẳn. Tuy nhiên, chất lượng mật ong trong trường hợp này là yếu tố quyết định bài thuốc này có hiệu nghiệm hay không.

Mật ong có khả năng kháng khuẩn tuyệt vời

Lá trầu không
Theo Đông y, lá trầu không có vị cay, tính ấm, rất giàu các chất chống oxy hóa có tác dụng tốt với hệ tiêu hóa, ngoài ra còn có khả năng diệt khuẩn, sát trùng tự nhiên.

Lá trầu không còn có tác dụng rất tốt đối với các chứng bệnh răng miệng. Bạn chọn lá trầu không, và pha với nước như pha chè, dùng súc miệng ngày 2-3 lần.

Lá trầu không

Lá trà xanh
Lá trà xanh chưa các chất chống oxy hóa cao cùng đặc tính sát khuẩn tốt nên có thể dùng để xử lý các triệu chứng viêm lợi tại nhà rất hữu hiệu.

Chúng ta chỉ cần đun nước trà xanh (hơi đặc) và dùng súc miệng hàng ngày. Tuy nhiên bạn nên súc miệng lại bằng nước sạch sau khi sử dụng nước trà xanh để hạn chế nguy cơ gây xỉn, ố màu răng.

Lá trà xanh giúp xử lý các dấu hiệu viêm lợi hiệu quả

Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng chữa viêm lợi bằng các phương pháp dân gian chỉ là phương pháp tạm thời chứ không thể xử lý triệt để nguồn gốc gây đau răng, và viêm lợi hoàn toàn có khả năng tái phát sau một thời gian ngắn.

Để xử lý viêm lợi hiệu quả, chúng ta nên đến cơ sở nha khoa để được nha sĩ có chuyên môn thăm khám và hỗ trợ điều trị, giúp mang lại hiệu quả cao và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Nha khoa Quốc tế Nevada – địa chỉ điều trị viêm lợi được khách hàng tin tưởng lựa chọn. Liên hệ hotline 1800 2045  để được tư vấn ngay!



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Viêm lợi mủ khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo các nghiên cứu cho thấy, có đến 50% mẹ bầu bị viêm lợi có ...
Đau răng ăn mực được không? Những lưu ý khi ăn mực
Đang đau răng ăn mực được không [1]? Ăn mực có gây nhức răng ...
Hiệu quả tức thì với 3 cách chữa viêm lợi bằng lá trầu không ngay tại nhà
Viêm lợi là một bệnh lý nha chu phổ biến và thường gặp ở nhiều ...
Cách chữa trị vàng răng và hôi miệng hiệu quả nhất
Có phải bạn đang mất rất nhiều thời gian để tìm ra cách chữa trị ...
Bọc răng sứ bị ê buốt bao lâu thì hết?
Câu hỏi: Chào bác sĩ, răng tôi bị mẻ mất 2 chiếc răng cửa. Tôi ...
Viêm lợi có ăn được thịt gà không? Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm lợi
Thịt gà là thực phẩm dinh dưỡng quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia