Đăng ký Tư vấn miễn phí
Có nên đánh răng sau khi ăn? Vấn đề tưởng quen hoá ra lại rất lạ
Đánh răng đều đặn ngày 2 lần chắc hẳn là kiến thức mà ai cũng thuộc lòng từ khi còn bé nếu muốn răng luôn trắng xinh, khoẻ mạnh. Tuy nhiên, đánh răng như thế nào mới đúng thì lại chưa phải ai cũng hiểu rõ. Có đôi khi ăn những món ăn hơi nặng mùi, hay gây tê răng khiến bạn vô cùng khó chịu và muốn đánh răng ngay lập tức. Nhưng, thực sự có nên đánh răng sau khi ăn ngay như vậy không? Hay phải đợi đúng thời gian mới có thể đánh răng? Cách làm nào là tốt nhất cho răng? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp ngay trong bài viết này nhé.
Có nên đánh răng sau khi ăn? Lý do cần phải chờ đợi là gì?
Theo nghiên cứu mới nhất cho thấy, việc có nên đánh răng sau khi ăn là điều dĩ nhiên nên làm. Tuy nhiên, có tới 90% người Việt Nam thường nhầm lẫn và chỉ đánh răng sau bữa tối – trước khi đi ngủ và buổi sáng thì lại đánh răng ngay sau khi ngủ dậy – trước bữa ăn sáng.
Quan niệm này thực sự sai lầm, các nhà khoa học cho biết, thời gian nghỉ ngơi của cơ thể vào ban đêm chính là thời điểm lý tưởng để các vi khuẩn có lợi cho men răng hoạt động và gia tăng số lượng. Quy trình hoạt động đầy âm thầm, kín đáo này sẽ chấm dứt ngay khi bạn thức giấc. Do đó, việc đánh răng ngay sau khi ngủ dậy sẽ khiến triệt tiêu hoàn toàn “công sức” tái tạo có lợi cho răng trước đó.
Đánh răng trước khi ăn sáng là 1 quan niệm hết sức sai lầm
Không chỉ có vậy, việc đánh răng trước bữa sáng sẽ khiến mảng bám mới có cơ hội lưu lại cho tới tận tối khuya, trước khi bạn chuẩn bị đánh răng trước khi đi ngủ. Điều này có nghĩa là gì? Vi khuẩn có hại cho răng sẽ tha hồ tung hoành từ sáng cho tới tối đêm, răng bạn sẽ thêm 1 bước tới gần với bệnh lý viêm nha chu, sâu răng… hơn.
Các chuyên gia khuyến khích mọi người nên hình thành thói quen đánh răng sau 2 bữa chính khoảng 20-30 phút. Đây là thời điểm vàng để các acid trong bữa ăn được trung hoà tuyệt đối bởi nước bọt, cân bằng nồng độ kiềm hợp lý cho khoang miệng, tránh hư hại cấu trúc men răng.
Thời gian hợp lý để đánh răng là sau bữa ăn chính từ 20-30 phút
Nếu miệng bạn có mùi khó chịu, hay có chất dịch nhờn do đang bị các bệnh hô hấp gây ra, bạn có thể súc miệng qua với nước muối ấm hoặc nước súc miệng chuyên dụng. Sau đó, bạn sử dụng bữa sáng như bình thường và chải răng sau khi ăn khoảng 30 phút để giữ cho răng luôn khoẻ mạnh, hơi thở thơm mát, sảng khoái.
Tương tự, sau các bữa ăn nhẹ hoặc ăn vặt gây mùi nặng, khó chịu, bạn cũng có thể súc miệng bằng nước muối ấm, hoặc sử dụng kẹo cao su có tác dụng làm sạch răng, giúp bảo vệ răng 1 cách toàn diện nhất.
Bạn có thể nhai singgum hoặc dùng nước súc miệng thay thế nếu lỡ ăn phải đồ ăn nặng mùi trong ngày
Bạn tuyệt đối không nên đánh răng quá 2 lần/ngày, đánh răng quá nhiều lần trong ngày không đồng nghĩa với việc răng sẽ sạch hơn, việc làm này thậm chí còn khiến men răng bị phá huỷ, các vi khuẩn có lợi cũng bị triệt tiêu, khiến răng dễ bị ê buốt, lung lay, viêm nhiễm nhiều hơn bình thường.
Bạn cũng cần lưu ý về thời gian chải răng, trung bình chỉ nên chải răng từ khoảng 2-3 phút và chải đúng cách. Nếu không, bạn biết đấy, men răng sẽ lại 1 lần nữa bị đe doạ nếu bạn chải răng quá lâu và sai cách đó.
Còn 1 điều nữa mà chúng ta rất hay bỏ qua, hoặc không hề biết đến chính là cạo sạch lưỡi. Nếu bạn không có dụng cụ làm sạch lưỡi chuyên biệt thì có thể dùng chính bàn chải của mình nhé. Việc cạo sạch dơ lưỡi sau khi ăn sẽ giúp loại bỏ 50% vi khuẩn gây hại ở bề mặt lưỡi, chống mọi loại viêm nhiễm, lở loét vô cùng hiệu quả.
Đánh răng sai cách sẽ khiến vi khuẩn có hại thêm cơ hội tấn công men răng
Tại sao không nên đánh răng sau khi ăn ngay lập tức? Như đã nói ở trên, việc đánh răng chỉ nên diễn ra 2 lần/ngày, sau khi ăn xong bữa chính khoảng 20-30 phút. Nếu bạn đánh răng sau khi ăn ngay lập tức mà không chờ đợi gì sẽ gây hại rất nhiều tới men răng. Đây là thời điểm mà acid có trong thực phẩm đang làm suy yếu men răng, nếu đánh răng ngay sẽ có thể gây tổn thương không mong muốn cho men răng.
Những sai lầm khi đánh răng thường gặp khác
Ngoài việc quan tâm đến vấn đề có nên đánh răng sau khi ăn, chúng ta cũng cần phải chú ý tới những lỗi thường gặp khi đánh răng. Những lỗi này tuy nhỏ, nhưng hậu quả gây ra cho răng lại vô cùng lớn, thậm chí còn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng về lâu dài. Hãy cùng kiểm tra xem bạn có đang mắc phải những lỗi sau không nhé? Nếu có thì hãy mau mau khắc phục, đổi mới thói quen nếu không muốn 1 ngày thức dậy, hàm răng xinh đẹp bỗng mất tiêu.
Thay đổi thói quen đánh răng giúp cơ thể thêm khoẻ mạnh, đẹp xinh
Chỉ chải răng 1 lần mỗi ngày
Có rất nhiều bạn vì lười mà chỉ chải răng 1 lần trong ngày như 1 cách tổng vệ sinh. Tuy nhiên, việc này không những chả giúp được gì cho răng, mà còn khuyến khích mọi loại vi khuẩn gây hại mau chóng phát triển, ủ bệnh và tổn thương tới răng cũng như mô nướu, lợi.
Nếu không muốn răng sớm bị hư hại nặng nề, hãy chải răng đủ 2 lần mỗi ngày trong khoảng thời gian đã lưu ý phía trên. Điều này không chỉ giúp bạn ngăn ngừa được nguy cơ gây bệnh, mà còn giúp hơi thở luôn thơm mát, tự nhiên.
Lười ăn lười mặc chứ đừng lười đánh răng!
Sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng
Nhiều người thường không chú ý mấy đến độ mềm của lông bàn chải đánh răng. Điều này dẫn đến việc đôi khi nướu răng sẽ bị tổn thương, gây chảy máu chân răng.
1 chiếc bàn chải với lớp lông chà răng mềm mại, đàn hồi tốt sẽ giúp bảo vệ toàn diện men răng, mô nướu lợi cũng như chải răng sạch hơn, thậm chí là cả ở kẽ răng.
Bàn chải đánh răng quá cứng sẽ khiến răng dễ bị tổn thương hơn
Không thay mới bàn chải đánh răng theo định kỳ
Rất nhiều người thường không có thói quen, hoặc quên mất việc thay bàn chải đánh răng theo định kỳ. Mọi người thường có thói quen chỉ thay bàn chải đánh răng khi đã không còn có thể sử dụng chúng được nữa. Điều này thật không tốt chút nào!
1 chiếc bàn chải đánh răng cũ có thể chứa tới 4 triệu vi khuẩn gây hại
Những chiếc bài chải quá cũ mòn sẽ không hề có chút hiệu quả nào trong việc làm sạch răng. Thậm chí, chúng còn là nơi cư ngụ lý tưởng của những vi khuẩn gây hại tích tụ lâu dần qua ngày tháng. Theo các nhà nghiên cứu cho biết, 1 chiếc bàn chải cũ có thể chứa đến 4 triệu vi khuẩn xấu, có hại cho răng. Chắc chắn bạn sẽ không hề muốn đưa vào miệng mình đủ 4 triệu vi khuẩn này mỗi ngày đâu nhỉ? Vậy thì hãy nhớ kỹ việc thay mới bàn chải sau 3 tháng sử dụng kể cả khi chúng vẫn trông có vẻ mới nhé.
Chải răng quá nhanh hoặc quá chậm
Việc chải răng quá nhanh sẽ khiến răng không được làm sạch 1 cách kỹ lưỡng. Do đó, hãy đảm bảo bạn đánh răng đủ 2-3 phút/lần. Đừng đánh răng quá nhanh, cũng đừng đánh răng quá lâu, vì như nào cũng sẽ khiến men răng của bạn yếu đi. Nếu không chắc chắn về việc căn thời gian chuẩn xác, hãy đặt hẹn giờ cho mỗi lần đánh răng của bạn.
Đánh răng quá nhanh sẽ khiến răng không được vệ sinh sạch sẽ, kỹ lưỡng
Chà răng quá mạnh
Việc chà răng quá mạnh sẽ khiến bạn vô tình làm tổn hại đến cả men răng lẫn nướu lợi. 1 hàm răng được yêu thương đúng cách là 1 hàm răng được chà sạch với lực vừa phải. Đừng “bạo hành” răng của bạn nếu không muốn 1 ngày nào đó phải tốn tiền điều trị những chứng bệnh nha khoa do chính tay mình tạo ra.
Chà răng quá mạnh có thể khiến men răng bị tổn thương
Không làm sạch mọi bề mặt trong răng
Nhiều người thường đánh răng theo kiểu “cho có”, chỉ làm chà răng ở mặt bên ngoài mà bỏ qua phần làm sạch bề mặt phía trong cũng như kẽ răng. Điều này khiến cho các tác nhân gây hại vẫn sẽ được dịp bùng phát, gây hư tổn đến cho răng. Vậy nên, nếu muốn hàm răng của mình luôn chắc khoẻ, trắng sáng xinh tươi, hãy đảm bảo bạn đã làm sạch đủ mọi bề mặt của răng cũng như kẽ răng nhé.
Mọi bề mặt của răng đều cần phải được chăm sóc đều như nhau
Súc miệng bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh
Nhiều người thường có thói quen súc miệng bằng nước lạnh cho tỉnh táo hơn, hoặc súc miệng bằng nước ấm nóng khi trời đông lạnh. Tất cả những điều này tuy tốt cho cảm giác của bạn, nhưng lại gây hại tới răng vô cùng nhiều. Bạn chỉ nên sử dụng nước ở nhiệt độ bình thường hoặc hơi ấm để kem đánh răng có thể phát huy tối đa công dụng của mình.
Nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến triệt tiêu hoàn toàn mọi vi khuẩn có lợi cho răng, cũng như khiến men răng và mô nướu lợi bị ảnh hưởng vô cùng nhiều.
Súc miệng bằng nước quá nóng hay quá lạnh đều không tốt cho sức khoẻ của răng
Như bạn thấy đó, việc đánh răng tưởng dễ nhưng lại khó không tưởng. Nếu bạn phạm phải 1 trong những lỗi kể trên, hãy học cách thay đổi thói quen càng sớm càng tốt nhé. Đánh răng là cách duy nhất để bảo vệ răng miệng ngay từ khi chúng mới nhú và phát triển. Đừng tự tay huỷ hoại chính sức khoẻ bản thân chỉ vì những lỗi lầm nhỏ không đáng có như vậy nhé.
Trên đây là toàn bộ đáp án cho câu hỏi “Có nên đánh răng sau khi ăn” hay không? Thông qua bài viết này, rất hy vọng bạn đã có được những bí kíp hữu ích để bảo vệ răng miệng 1 cách toàn diện hơn.
Răng có chắc khoẻ thì cơ thể mới dồi dào năng lượng
Tuy nhiên, đánh răng thôi là chưa đủ, bạn cũng cần lưu ý tới vấn đề thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần, cũng như lấy cao răng đầy đủ. Đánh răng đúng cách tuy làm sạch 90% mảng bám, nhưng 10% cứng đầu còn lại sẽ cần phải tới các chuyên gia nha sĩ giúp bạn làm sạch bằng công nghệ hiện đại. Hãy lựa chọn những trung tâm lấy cao răng uy tín, chất lượng để thực hiện thăm khám cũng như viêm nha chu định kỳ đều đặn. Bảo vệ sức khoẻ răng miệng cũng chính là cách giữ cơ thể luôn ở trạng thái khoẻ khoắn, vui tươi và ngập tràn năng lượng.
Đừng quên thăm khám nha khoa định kỳ để đảm bảo sức khoẻ răng miệng toàn diện nhất
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về có nên đánh răng sau khi ăn hay không, cũng như tìm hiểu thêm về các biện pháp bảo vệ sức khoẻ răng miệng khác. Đừng ngại ngần gì mà hãy nhấc điện thoại lên và gọi ngay về Hotline: 1800.2045 hoặc vui lòng ĐỂ LẠI THÔNG TIN để được tư vấn cụ thể, chi tiết nhất. Cũng như biết thêm nhiều quà tặng, ưu đãi hấp dẫn đang chờ đón bạn.
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]