Đăng ký Tư vấn miễn phí
Dấu hiệu bé mọc răng hàm là gì? Bé mọc răng hàm trong bao lâu?
Những dấu hiệu bé mọc răng hàm sẽ giúp bố mẹ nhanh chóng có giải pháp can thiệp khi con trẻ quấy khóc lúc mọc răng. Có thể bạn chưa biết bé mọc răng hàm là dấu mốc quan trọng khi con bạn bắt đầu có thể tiếp cận nhiều loại thực phẩm hơn. Đặc biệt thời điểm bé mọc răng hàm thường kèm theo dấu hiệu sốt cao và hay bị nhầm lẫn với cảm sốt thông thường dẫn đến bố mẹ không có biện pháp giúp con vượt qua cảm giác khó chịu, điều này khiến quãng thời gian con mọc răng hàm trở thành nỗi lo lắng đối với các vị phụ huynh.
Dấu hiệu bé mọc răng hàm
Các dấu hiệu bé mọc răng hàm thường được thể hiện rất rõ ra bên ngoài nên chỉ cần quan sát kĩ hơn một chút là bố mẹ có thể biết con đang mọc răng. Vậy đâu là những biểu hiện bé mọc răng hàm mà bố mẹ cần lưu ý?
– Dấu hiệu bé mọc răng hàm không chịu ăn
Khi những chiếc răng hàm nhú lên khỏi lợi khiến vùng lợi trở nên sưng đỏ và đau nhức. Lúc này bé tỏ ra khó chịu khi ăn uống bất kì thứ gì ngay cả việc ngậm ti mẹ cũng không còn là niềm vui của trẻ. Vì thế nếu thấy dấu hiệu bé mọc răng hàm bỏ ăn hay bé mọc răng hàm biếng ăn bố mẹ nên có biện pháp kịp thời để không ảnh hướng tới việc ăn uốn của trẻ.
Dấu hiệu bé mọc răng hàm là biếng ăn, bỏ ăn
– Bé mọc răng hàm sưng lợi, chảy nhiều dãi hơn
Nước bọt tiết ra là do sự điều khiển hệ thống thần kinh trung ương. Vào thời điểm con mọc răng, dây thần kinh số 5 bị kích thích cùng với cấu tạo khoang miệng của trẻ nông cộng với chức năng nuốt nước bọt chưa linh hoạt khiến dãi chảy ra ngoài nhiều hơn.
– Hay cắn là dấu hiệu bé mọc răng hàm
Khi răng nhú lên và mọc ra ngoài lợi sẽ khiến lợi bị ngứa ngáy, vì thế trẻ sẽ có thói quen nhai và căn mọi vật xung quanh để làm dịu bớt sự khó chịu.
– Bé mọc răng hàm sốt mấy ngày
Vào thời điểm mọc răng hàm thân nhiệt của trẻ tăng cao do lúc này hệ miễn dịch của trẻ dần giảm sút là cơ hội thuận lợi cho các virut gây sốt tấn công.
Sốt là dấu hiệu bé mọc răng hàm
– Bé mọc răng hàm khóc đêm
Bé mọc răng hàm bị đau và bứt rứt khiến bé chẳng chịu chơi, hơn nữa tình trạng sốt và đau nhức càng diễn biến phức tạp vào ban đêm nên trẻ thường quấy khóc vào thời điểm này.
– Tiêu chảy
Thời điểm mọc răng sức đề kháng của con yếu hơn nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, và nguy cơ tiêu chay là rất cao, đi tướt mọc răng có thể diễn ra 4 – 5 lần/ngày. Thế nhưng đi tướt cũng là một biểu hiện của một số bệnh lý khác mà mẹ cần lưu ý để tránh nhầm lẫn.
Trên đây là các dấu hiệu bé mọc răng hàm mà bố mẹ cần lưu lại để chuẩn bị tâm lý trước khi con mọc răng hàm. Đây là thời điểm rất quan trọng nên bố mẽ hãy cùng con vượt quá những khoảnh khắc này.
Xem thêm: Trẻ mọc răng sốt mấy ngày? Trẻ mọc răng bị sốt phải làm sao?
Khi nào bé mọc răng hàm?
Sau khi đã nắm bắt được những dấu hiệu bé mọc răng hàm bố mẹ cũng cần biết mấy tuổi bé mọc răng hàm bởi vẫn có trẻ mọc sớm hoặc mọc muộn hơn so với dự định. Thông thường bé bắt đầu mọc răng ở tháng thứ 6 đó là thời điểm mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Khi răng sữa mọc hoàn thiện sẽ tới mọc răng hàm và thường nó rơi vào khoảng tháng thứ 13 – 14. Thời gian mọc răng nói trên không áp dụng cho mọi trẻ em bởi cũng có trẻ mọc đúng thời điểm nhưng cũng có trẻ mọc muộn hơn, điều này phụ thuộc vào việc bổ sung canxi trong quá trình mang thai. Nếu con mọc răng hàm muộn hơn rất nhiều so với thời gian dự kiến thì bố mẹ nên đưa con tới gặp sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.
Dấu hiệu bé mọc răng hàm sẽ xuất hiện khi nào?
Bé mọc răng hàm trong bao lâu?
Theo quy trình mọc răng hàm của trẻ, thì dấu hiệu bé mọc răng hàm đầu tiên sẽ mọc trong khoảng thời gian từ tháng 13 – tháng 19 còn răng hàm dưới mọc từ tháng 14 – tháng 18. Tiếp đến răng hàm thứ 2 sẽ mọc trong khoảng tháng thứ 25 – 33 với răng hàm trên và từ 23 – 31 đối với răng hàm dưới. Cứ mỗi thời điểm mọc răng con trẻ sẽ có biểu hiện khó chịu, quấy khóc kèm theo hiện tượng sốt. Và chúng cũng nhanh chóng hết khi chiếc răng mọc trồi lên khỏi lợi.
Sốt mọc răng hàm kéo dài bao lâu? Tùy theo từng thời điểm mọc răng, vì răng hàm không mọc liên tiếp từng cái mà sẽ có sự ngắt quãng giữa các đợt mọc răng. Bé sốt mọc răng hàm mấy ngày? Thông thường bé bị sốt khoảng 8 ngày khi mọc răng, 4 ngày trước khi răng bắt đầu nhú lên và 4 ngày sau khi răng nhú hoàn toàn.
Dấu hiệu bé mọc răng hàm trong bao lâu?
Như vậy sau khoảng gần 3 năm trẻ sẽ hoàn thiện sẽ toàn bộ hàm răng sữa và có thể tiếp cân nhiều loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Răng sữa này sẽ tồn tại cho tới khi trẻ bắt đẩu rụng dần răng sữa và mọc răng trưởng thành khi lên 6 tuổi.
Cách giảm đau cho bé mọc răng hàm
– Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Khi con mọc răng nước dãi cháy rất nhiều thì đây chính là dấu hiệu bé mọc răng hàm, vì vậy các mẹ chú ý lau miệng cho con thường xuyên để tráng sự xâm nhập của vi khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
– Cho con ăn đồ ăn mềm
Con bị đau nhức răng và gặp khó khăn trong việc ăn uống, lúc này mẹ có thể chế biến đồ ăn mềm nhuyễn để con không cần nhai mà nuốt trực tiếp, tốt nhất nên cho con ăn soup hoặc cháo loãng.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi bé dấu hiệu mọc răng hàm
– Hạ sốt cho con
Liên tục kẹp nhiệt độ để kiểm tra tình trạng sốt của con, nhất là vào ban đêm. Nếu còn sốt khoảng 38 – 38,5 độ C thì mẹ có thể dùng một chiếc khăn ấm ấm đặt lên trán hoặc lau người cho trẻ. Trong trường hợp sử dụng thuốc hạ sốt thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho con uống.
Trong trường hợp con sốt li bì, tiêu chảy mất nước và liên tục quấy khóc thì mẹ nên nhanh chóng đưa con tới gặp bác sĩ để có giải pháp kịp thời đồng thời giúp giảm đau cho bé mọc răng hàm.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các cách xử lý khi có dấu hiệu bé mọc răng hàm mà Nha khoa Nevada đã cung cấp, bạn có thể liên hệ theo số hotline: 1800.2045 để được nhận tư vấn miễn phí sớm nhất.
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]