Đăng ký Tư vấn miễn phí
Khớp cắn
Khớp cắn là gì? Có những dạng khớp cắn nào? Liệu mắc các bệnh về lệch khớp cắn có gây nguy hiểm tới sức khoẻ không? Tất cả những vấn đề về khớp cắn và cách chứng lệch khớp cắn cũng như cách điều trị sẽ được tổng hợp thông qua những bài viết dưới đây.
Khớp cắn là gì?
Khớp cắn là gì?
Khớp cắn là sự tương qua giữa 2 hàm trên và hàm dưới, được đánh giá qua sự cân xứng giữa 2 hàm khi ở cả trạng thái nghỉ và hoạt động.
-
Khớp cắn chuẩn là như thế nào?
Khớp cắn chuẩn là khớp cắn có sự tương xứng, cân đối giữa 2 hàm và toàn bộ tổng thể gương mặt. 1 tỷ lệ chuẩn phải đạt hết các yếu tố tiêu chuẩn đó là: khi khép miệng thì vòm hàm trên và vòm hàm dưới phải cân đối, kẽ răng giữa 2 hàm thẳng hàng với nhau, môi và má không bị kích, lưỡi không bị cắn phải.
Khớp cắn chuẩn phải bảo đảm các tiêu chí cân xứng về hàm
Khớ cắn chuẩn không chỉ giúp khuôn mặt cân đối, hài hoà hơn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chức năng nhai, sức khoẻ của hàm.
-
Dấu hiệu nhận biết khớp cắn chuẩn
Để kiểm tra xem khớp cắn của bận có chuẩn hay không, bạn có thể dựa vào những tiêu chí đánh giá như sau:
– Tổng thể khuôn mặt luôn cân xứng dù ở bất cứ góc nhìn nào, đường nhân trung bao gồm: trán – mũi – cằm luôn thẳng hàng, cân đối 2 bên mặt.
– Khe răng cửa của 2 hàm phải tạo thành 1 đường thẳng, chia cằm thành 2 bên cân xứng, không gãy gập, gấp khúc hay bị lệch.
– Răng hàm trên bao trùm hàm dưới, vừa khớp, không bị thụt vào cũng không hô ra, không để lại khoảng trống quá nhiều.
– Bề mặt nhai của răng 2 hàm tiếp giáp nhau vừa khít, không lệch, méo, cộm, vướng.
Khớp cắn chuẩn cho nụ cười tự tin
Những dạng lệch khớp cắn thường gặp
Lệch khớp cắn gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề, không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn là toàn bộ chức năng nhai, sức khoẻ răng miệng. Lệch khớp cắn để lâu dễ khiến răng trở nên yếu, dễ gãy rụng, tiêu xương hàm… Những dạng lệch khớp cắn thường gặp bao gồm:
-
Khớp cắn sâu
Khớp căn sâu hay chính là trường hợp hô hàm trên, khiến hàm dưới bị bao trọn bởi hàm trên, ảnh hưởng nặng nề tới chức năng nhai xé, giao tiếp của hàm và thẩm mỹ khuôn mặt.
-
Khớp cắn lệch
Đây là dạng khớp cắn ngược thể nhẹ, khớp cắn lệch khiến răng cửa 2 hàm không khép kín khi ở trạng thái nghỉ, còn khi nhai thì khớp cắn không thể tiếp xúc nhau gây khó khăn.
-
Khớp cắn chéo
Khớp cắn chéo là tình trạng răng bị xô lệch, khấp khểnh không đều nhau hoặc có thể 2 hàm bị lệch về 2 hướng khác nhau. Tuỳ mức độ nặng nhẹ mà dạng khớp cắn này gây ra những khó chịu, bệnh lý khác nhau. Người có khớp cắn thường có khuôn mặt hơi méo, cằm lệch sang 1 bên khiến khuôn mặt bị biến dạng.
-
Khớp cắn hở
Khớp cắn ở là tình trạng 2 hàm không thể khép kín vào với nhau dù ở trạng thái nghỉ hay hoạt động. Tình trạng này khiến người bệnh không thể nói tròn chữ, rõ tiếng và thường hay bị lộ lưỡi khi nói chuyện. Người bị khớp cắn hở thường rất dễ bị mỏi hàm, rối loạn khớp thái dương hàm.
-
Khớp cắn ngược
Răng móm là hiện tượng răng hàm dưới bị nhô hẳn ra so với hàm trên, khiến hàm trên thụt hẳn vào trong gây mất cân xứng. Trường hợp nhẹ thường chỉ có thể nhận biết khi người bệnh để lộ 2 hàm, còn nặng thì thường sẽ khiến khuôn mặt ở dạng “lưỡi cày”.
Các dạng lệch khớp cắn thường gặp
Phương pháp khắc phục tình trạng lệch khớp cắn
Tuỳ thuộc vào độ nặng nhẹ của sai lệch khớp cắn mà sẽ có phương pháp riêng biệt được áp dụng. Thông thường, để khắc phục tình trạng lệch khớp cắn, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp niềng răng thẩm mỹ, bọc răng sứ, dán sứ Veneer với thể nhẹ, hoặc phẫu thuật chỉnh với thể nặng. Đôi khi, bệnh nhân bị lệch khớp cắn do cả cấu trúc hàm và răng sẽ buộc phải áp dụng đồng thời 2 phương pháp niềng răng và phẫu thuật cùng lúc để đạt hiện quả tốt nhất.
Niềng răng và phẫu thuật thẩm mỹ là 2 phương pháp chỉnh khớp cắn lệch hiệu quả nhất hiện nay
Trên đây là toàn bộ thông tin về khớp cắn cũng như các dạng lệch khớp cắn và phương pháp điều trị. Nếu có bất cứ câu hỏi, thắc mắc nào cần giải đáp thêm về khớp cắn, các bạn có thể gọi ngay tới HOTLINE: 1800.2045 để được các chuyên gia của Nha khoa Quốc tế Nevada tư vấn cụ thể, chi tiết nhất.