Đăng ký Tư vấn miễn phí
Bệnh khớp cắn ngược là gì? Bệnh khớp cắn ngược có nguy hiểm không?
Khớp cắn ngược là 1 khuyết điểm nặng của hàm, vậy bệnh khớp cắn ngược là gì?
Khớp cắn ngược là 1 dạng khuyết điểm răng mà tuỳ kiểu sẽ ảnh hưởng nhẹ hay nghiêm trọng tới thẩm mỹ và chức năng răng miệng. Chính xác thì bệnh khớp cắn ngược là gì? Bệnh này có những dạng nào và gây ra ảnh hưởng gì tới sức khoẻ người bệnh? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây nhé.
Bệnh khớp cắn ngược là gì? Bệnh khớp cắn ngược có nguy hiểm không?
Bệnh khớp cắn ngược là gì?
Bệnh khớp cắn ngược là 1 dạng khuyết điểm phổ biến, gây ra những tình trạng bệnh không mong muốn cho răng cũng như sức khoẻ người bệnh.
-
Bệnh khớp cắn ngược là bệnh gì?
Bệnh khớp cắn ngược, hay tên thường gọi chính là “móm”, là tình trạng 2 hàm có sự chênh lệch kích thước rõ rệt. Trong đó, hàm trên răng có kích thước ngắn hơn, khiếp răng cụp vào trong gây sai lệch khớp cắn. Khớp cắn ngược khiến cho thẩm mỹ toàn khuôn mặt cũng như chức năng cơ bản của hàm bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khớp cắn ngược hay chính là móm
Bệnh khớp cắn ngược tiếng anh là gì?
Thuật ngữ khớp cắn ngược đã không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là trong các phòng khám nha khoa ở Việt Nam. Tuy nhiên tại các phòng khám nha khoa Quốc Tế hay ở nước ngoài cần phải sử dụng tiếng anh để giao tiếp thì nhiều người gặp khó khăn khi diễn tả bệnh khớp cắn ngược trong tiếng anh là gì?
Câu trả lời cũng rất đơn giản, khớp cắn ngược trong tiếng anh nghĩa là: Crossbite occlusion (tương đương với khớp cắn ngược/ chéo)
Nguyên nhân gây tình trạng khớp cắn ngược
Nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh khớp cắn ngược là gì? Khớp cắn ngược có 2 dạng nguyên nhân chính tác động mà thành, đó là:
Khớp cắn ngược do cấu trúc răng
Khớp cắn ngược do cấu trúc răng sẽ có biểu hiện bằng việc nhóm răng cửa hàm dưới chìa hẳn ra ngoài, ôm trọn lấy răng hàm trên. Nguyên nhân là do răng cửa hàm trên mọc không đồng đều về mặt thời gian với răng hàm dưới, khiến kích cỡ răng bị sai lệch. Hoặc cũng có thể do trong quá trình thay răng, người bệnh có thói quen trượt hàm sang bên theo hướng ngược với khớp cắn của hàm.
Khớp cắn ngược do cấu trúc răng
Khớp cắn ngược do cấu trúc xương hàm
Khớp cắn ngược do cấu trúc xương hàm nguyên nhân có thể do cơ thể thiếu hụt dưỡng chất trong giai đoạn phát triển, do dị tật hàm bẩm sinh… khiến xương hàm trên phát triển kém hơn hàm dưới, hoặc do dị tật hở vòm miệng khiến 2 hàm có kích thước lệch nhau quá lớn. Từ đó dẫn đến tình trạng hàm trên quặp lại, gây khớp cắn ngược cho người bệnh.
Khớp cắn ngược do cấu trúc xương hàm
Tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ do đâu?
Nếu trẻ chưa thay răng sữa mà đã có biểu hiện bị khớp cắn ngược, ba mẹ cần theo dõi sát sao quá trình phát triển cấu trúc hàm. Sở dĩ hàm của trẻ giai đoạn này chưa phát triển hoàn thiện, có nhiều biến đổi lớn. Do đó, những thói quen hàng ngày của trẻ cũng có thể tác đông đến hình dạng hàm. Loại bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến cấu trúc hàm như chống cằm, cắn nghiến răng, gặm đồ cứng… triệt để. Thực hiện các phương pháp trị liệu cấu trúc hàm nhờ massage theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp nắn chỉnh hàm cho trẻ từ sớm.
Còn nếu bệnh khớp cắn ngược ở trẻ biểu lộ rõ ràng từ quá sớm, hãy thăm khám nha khoa ở các địa chỉ uy tín để tìm ra nguyên nhân chính xác cũng như cách khắc phục triệt để nhất.
Khớp cắn ngược ở trẻ do thói quen xấu
Khớp cắn ngược có nguy hiểm không?
Là 1 dạng khiếm khuyết của hàm, khớp cắn ngược gây ra những hệ luỵ nghiêm trọng gì cho sức khoẻ?
-
Mất thẩm mỹ, cân đối cho khuôn mặt
Ảnh hưởng đầu tiên, trực quan, dễ thấy nhất mà bệnh khớp cắn ngược gây ra cho người bệnh chính là việc khiến thẩm mỹ gương mặt trở nên xấu xí, khó coi, thậm chí là biến dạng, mất cân đối nghiêm trọng.
Khớp cắn ngược gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt
-
Ảnh hưởng tâm lý người bệnh
Khi thẩm mỹ bị ảnh hưởng, dĩ nhiên sẽ kéo theo việc tâm lý người bệnh bị ảnh hưởng theo. Việc trở nên lo lắng, tự ti… thậm chí có nhiều trường hợp bị trầm cảm do bị tẩy chay, đả kích diện mạo… là điều dễ gặp.
-
Ảnh hưởng nghiêm trọng chức năng nhai
Ngoài vẻ bề ngoài, người bị bệnh khớp cắn ngược còn bị ảnh hưởng nặng nề chức năng nhai. Việc sai lệch khớp cắn khiến cho khả năng nhai xé thức ăn trở nên khó khăn hơn, răng cũng yếu hơn. Chưa kể đó, cấu trúc hàm không đồng đều còn khiến cho việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều trở ngại, khó vệ sinh sạch hoàn toàn. Từ đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát các bệnh lý nha chu từ nhẹ đến nguy hiểm.
-
Ảnh hưởng khả năng phát âm chuẩn xác
Khi cấu trúc hàm sai lệch, việc phát âm chuẩn xác cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều dẫn đến nói ngọng, khó nghe hoặc nói nuốt âm.
Khớp cắn ngược ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp
Khớp cắn bị ngược là một trong những bệnh lý thường gặp của tình trạng lệch khớp cắn, thực tế thì lệch khớp cắn còn được biểu hiện ở rất nhiều bệnh lý khác nhau. Để tìm hiểu thêm những mối nguy hại do lệch khớp cắn mang lại đối với sức khoẻ, bạn có có thể tìm hiểu qua bài viết: Những tác hại của lệch khớp cắn mà bạn không thể ngờ đến
Các dạng khớp cắn ngược và cách điều trị
Các dạng bệnh khớp cắn ngược là gì và cách điều trị chính xác cho từng trường hợp ra sao, hãy cùng nghiên cứu ở phần tiếp sau đây.
-
Khớp cắn ngược loại 1
Khớp cắn ngược loại 1 – dạng nhẹ nhất của chứng bệnh này chính là do cấu trúc răng tạo nên. Với trường hợp bệnh lý này, phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến nhất chính là niềng răng thẩm mỹ.
Bệnh nhân bị khớp cắn ngược loại 1 nên được chữa trị, đeo niềng răng từ sớm để nắn chỉnh khuôn răng dễ dàng, cho hiệu quả tốt hơn. Thời gian niềng tuỳ mức độ móm mà sẽ dao động khoảng 12 – 36 tháng. Chi phí niềng răng rơi vào khoảng 30.000.000 – 120.000.000 vnđ/răng dựa theo mẫu niềng răng mà bạn lựa chọn.
Niềng răng cho trẻ từ sớm cho hiệu quả điều trị tốt hơn
-
Khớp cắn ngược loại 2
Khớp cắn ngược loại 2 – do cấu trúc hàm dưới phát triển quá mạnh, hoặc do dị tật hở vòm miệng gây ra sẽ được điều trị bằng phẫu thuật thẩm mỹ. Với trường hợp này, bệnh nhân chỉ được phép thực hiện điều trị khi đã tròn 18 tuổi để tránh các biến chứng bất thường do cơ thể phát triển chưa hoàn thiện gây ra.
Khớp cắn ngược loại 2 phải được điều trị bằng phẫu thuật thẩm mỹ
-
Khớp cắn ngược loại 3
Khớp cắn ngược loại 3 – do cả cấu trúc răng và hàm gây ra sẽ được điều trị kết hợp cả niềng răng và phẫu thuật xương hàm để phục hồi thẩm mỹ và chức năng răng 1 cách tối ưu nhất. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được thực hiện đeo niềng để răng về đúng vị trí khớp cắn. Sau đó, khi đã đủ tuổi quy định sẽ tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ, đưa hàm dưới về đúng vị trí vừa khớp với hàm trên.
Khớp cắn ngược loại 3 phải được điều trị bằng cả 2 cách trên
Có thể thấy được có rất nhiều tình trạng khớp cắn ngược và với mỗi loại khớp cắn ngược khác nhau đều phải có pháp đồ điều trị phù hợp do các bác sĩ nha khoa có chuyên môn cao chỉ định. Bởi vậy nếu bạn đang gặp tình trạng khớp cắn ngược hãy đến các cơ sở nha khoa uy tín để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Trên đây là toàn bộ những giải đáp chi tiết nhất về bệnh khớp cắn ngược là gì – nguyên nhân và cách điều trị. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi, thắc mắc nào cần giải đáp xung quanh vấn đề điều trị bệnh khớp cắn ngược, đừng ngại ngần gì mà không nhấc máy lên gọi trực tiếp tới HOTLINE: 1800.2045 hoặc vui lòng ĐỂ LẠI THÔNG TIN để được các chuyên gia Nha khoa Quốc tế Nevada tư vấn cụ thể, chi tiết nhất.
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]