Mất nhiều răng có niềng được không? Phục hình răng bị mất
Banner giảm béo

Mất nhiều răng có niềng được không?

Cập nhật ngày: 09/07/2020

Răng không đều đẹp còn bị mất nhiều răng có niềng được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé

Mất nhiều răng có niềng được không? Niềng răng là phương pháp nha khoa thẩm mỹ đươc áp dụng nhiều nhất hiện nay. Phương pháp này giúp chỉnh nha và giúp hàm răng của bạn trở lên đều và đẹp hơn. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng được phương pháp này. Câu hỏi bị mất răng có niềng được không, mất răng lâu năm có niềng được không là một trong rất nhiều thắc mắc của khách hàng khi đến phòng khám nha khoa Quốc tế Nevada. Hãy tìm hiểu thêm về những ảnh hưởng, hệ luỵ và giải pháp về việc niềng răng khi hàm không còn nguyên vẹn trong bài viết tiếp theo đây nhé!

Mất nhiều răng có niềng được không?

Nguyên nhân gây mất răng vĩnh viễn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mất răng vĩnh viễn ở 1 người. Không chỉ đơn giản là bệnh lý, những tác nhân bên ngoài cũng có thể khiến bạn mất răng nếu không chú ý.

  • Bệnh lý nha chu

Bệnh lý nha chu là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mất răng vĩnh viễn. Khi bạn bị mắc các bệnh nha chu, bất cứ là bệnh gì cho dù là nhẹ nhàng nhất như viêm lợi, sâu răng… cho đến nặng hơn như viêm tuỷ, hỏng men răng… Nếu không được điều trị triệt để, kịp thời, đều dẫn đến kết quả cuối cùng là mất răng do cấu trúc mô mềm, hoặc cấu trúc thân răng đã bị phá huỷ nặng nề, không còn nuôi sống được răng.

Mất răng do bị bệnh lý nha chu lâu ngày không điều trị

  • Chăm sóc răng miệng không đúng cách

Thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, hoặc không duy trì đều đặn kết hợp với chế độ ăn thiếu lành mạnh sẽ rất dễ khiến răng bị suy yếu, mất răng sau 1 thời gian dài không được chăm sóc đúng cách. Các thực phẩm dễ gây ra tình trạng hư hỏng cấu trúc men răng, viêm tuỷ răng… bao gồm các đồ ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh, thực phẩm nhiều đường, acid, cồn, tinh bột…

  • Nguyên nhân khác

Ngoài ra, còn có rất nhiều các nguyên nhân khác như: thiếu mầm răng bẩm sinh, mất răng do tai nạn, tuổi tác…

Do tuổi già, tai nạn, bẩm sinh thiếu mầm răng…

Hệ luỵ của việc mất răng lâu ngày

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề mất nhiều răng có niềng được không, bạn cũng nên biết về những hệ luỵ ảnh hưởng đến sức khoẻ khi mất răng lâu ngày. Không chỉ khiến thẩm mỹ khuôn mặt khi cười trở nên kém duyên, xấu xí. Mất răng còn khiến cho sức khoẻ người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng như:

  • Tiêu xương hàm

Răng là 1 phần không thể thiếu trong cấu trúc toàn bộ xương hàm. Khi 1 răng mất đi, lỗ hổng mà răng đó để lại chính là nguy cơ hình thành ổ viêm nhiễm lớn nhất. Các thức ăn thừa sẽ dễ dàng bị kẹt lại tại khe răng khuyết thiếu, lâu dần sinh viêm nhiễm, bệnh lý nha chu, ảnh hưởng trực tiếp tới cấu trúc khuôn hàm. Khi xương hàm bị viêm nhiễm tấn công, lâu dần sẽ rất tình trạng tiêu ổ xương hàm vô cùng nguy hiểm.

Mất răng gây tiêu xương hàm, biến dạng mặt

  • Biến dạng mặt

Khi trình trạng tiêu xương hàm diễn ra, theo lẽ dĩ nhiên thì gương mặt bạn cũng sẽ dần biến dạng. Bởi xương hàm chính là “bộ đỡ” chính cho toàn bộ cấu trúc gương mặt. Xương hàm khi bị mất đi cấu trúc hoàn chỉnh sẽ kéo theo các cơ, dây chằng trên mặt chảy xệ, xô lệch… Trực quan dễ thấy nhất của quá trình biến dạng này chính là má hóp sâu, da chảy xệ, nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn…

  • Khó giao tiếp

Khi gương mặt, đặc biệt là khuôn hàm bị biến dạng sẽ bóp méo đi khả năng phát âm chuẩn xác của bạn. Lúc đó, việc giao tiếp trở nên khó khăn hơn rất nhiều khi mọi cơ quan khoang miệng của bạn không còn ở vị trí chuẩn xác ban đầu.

Khuôn mặt biến dạng khiến khả năng giao tiếp trở nên khó khăn hơn

  • Ảnh hưởng tâm lý

Khi mặt bị biến dạng, khả năng giao tiếp bị hạn chế, lẽ dĩ nhiên người bệnh cũng vì thế sẽ bị ảnh hưởng tâm lý, trở nên tự ti, nhút nhát, sống khép kín, thậm chí là trầm cảm.

  • Rối loạn khớp thái dương hàm

Khi 1 răng mất đi, các răng khác sẽ phải chịu trách nhiệm hoạt động cho cả phần răng đã mất. Do đó, nhiều răng mất đi sẽ gây áp lực lên toàn hàm, khiến bạn có thể bị chứng rối loạn khớp thái dương hàm, đau cơ nhai do phải sử dụng lực nghiền thức ăn vượt quá hạn mức cơ thể.

  • Ảnh hưởng sức khoẻ toàn cơ thể

Khi mất răng, việc nhai nghiền thức ăn cũng không được đảm bảo. Thức ăn không được nghiền kỹ sẽ dễ gây rói loạn tiêu hoá, đau dạ dày… Chưa kể việc nhai nuốt không được đảm bảo sẽ khiến người bệnh ăn mất ngon, bỏ bữa, gây suy hụt dinh dưỡng cơ thể, thể trạng yếu dần đều.

Thức ăn khi không có đủ răng để nghiền kĩ sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá

Mất nhiều răng có niềng được không?

Với câu hỏi mất nhiều răng có niềng được không, câu trả lời CÓ THỂ chỉ xảy ra khi bạn đã phục hình răng trước đó. Nguyên do là bởi khi mất nhiều răng, việc niềng răng sẽ gây ra tình trạng các răng khác bị xô lệch, nghiêng ngả khi chịu lực siết của niềng. Điều này sẽ khiến tình trạng khuyết điểm răng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, các chuyên gia nha khoa hàng đầu lĩnh vực đều khuyên bạn tốt nhất nên phục hình răng đã mất bằng phương pháp trồng răng Implant nhằm đảm bảo răng vẫn giữ đúng vị trí cân xứng khớp cắn khi dịch chuyển.

Bạn cần phục hình răng bằng phương pháp trồng Implant trước

Còn với trường hợp chỉ mất 1-2 răng, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ xem vị trí răng mất có gây ảnh hưởng gì quan trọng không. Nếu không, bạn hoàn toàn có thể thực hiện niềng răng như bình thường vì với 1 số trường hợp hàm không đủ kích cỡ chứa hết toàn bộ răng, bác sĩ vẫn sẽ phải nhổ đi để khớp cắn có thể cân chỉnh vừa xứng.

Sau đó mới có thể niềng răng như bình thường

Nếu bạn có ý định niềng răng, tuyệt đối không áp dụng các phương pháp bọc răng sứ, dán sứ thẩm mỹ trước đó. Bởi răng sứ không phù hợp để chịu lực siết của niềng, dễ khiến ảnh hưởng chất lượng hiệu quả của cả 2 phương pháp này. Để biết rõ hơn tình trạng răng miệng bản thân phù hợp với phương pháp thẩm mỹ nha khoa nào, đừng ngại ngần gì mà không nhấc máy lên gọi trực tiếp tới HOTLINE: 1800.2045 hoặc vui lòng ĐỂ LẠI THÔNG TIN để được các chuyên gia Nha khoa Quốc tế Nevada tư vấn cụ thể, chi tiết nhất.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Niềng răng cho trẻ 7 tuổi có được không?
Trẻ 7 tuổi là độ tuổi các bé đang trong giai đoạn còn thay răng, ...
Niềng răng mắc cài sứ có hiệu quả không? Giá bao nhiêu?
Có 2 loại niềng răng mắc cài sứ đang được ưa chuộng nhiều hiện nay ...
Niềng răng có bị hóp má không, làm sao để niềng răng không bị hóp má?
Câu hỏi: Chào bác sĩ, tôi muốn hỏi rằng niềng răng có bị hóp má ...
Angelababy – Cô nàng “quê mùa” trở thành mỹ nhân số 1 Hoa ngữ nhờ niềng răng
Cư dân mạng phát sốc khi  nhìn thấy  những tấm ảnh trước đây của Angelababy ...
Niềng răng mắc cài có tốt không? Địa chỉ niềng răng mắc cài uy tín
Niềng răng mắc cài đang là thắc mắc chung của rất nhiều người đang quan ...
Miếng niềng răng silicon cho người lớn có hiệu quả không?
Bạn là người trưởng thành nhưng hàm răng của bạn khấp khểnh, mọc không đều ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia