Đăng ký Tư vấn miễn phí
Mẹo rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày giúp mọc răng không sốt
Giúp con mọc răng dễ chịu hơn với mẹo rơ lưỡi bằng lá hẹ – cách rơ lá hẹ cho bé mọc răng không sốt cho bé lớn khôn khoẻ mạnh!
Mẹo rơ lưỡi bằng lá hẹ giúp bé mọc răng không sốt là phương pháp dân gian được truyền lại từ ngày xưa. Mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ được rất nhiều các bà mẹ đang có con nhỏ đang độ tuổi mọc răng sữa áp dụng. Tưa lưỡi, rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ khi bé được 3 tháng 10 ngày sẽ giúp trẻ không quấy khóc vì ốm sốt, khó chịu, ngứa lợi, đau nướu. Dưới đây là những chia sẻ về cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé mọc răng không sốt cực kì đơn giản, đã được nhiều mẹ bỉm sữa thực nghiệm và khuyên dùng.
Mẹo rơ lưỡi bằng lá hẹ giúp bé mọc răng không sốt
Mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ cho trẻ 3 tháng 10 ngày
Mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ, cách rơ lá hẹ cho bé mọc răng không sốt được lưu truyền đã lâu trong dân gian. Mẹo vặt này được rất nhiều các mẹ tin tưởng và làm cho con mình mỗi khi bé đến độ tuổi 3 tháng 10 ngày. Vậy lá hẹ là lá gì? chữa sốt mọc răng bằng lá hẹ có thực sự hiệu quả? Tại sao mẹo rơ lưỡi bằng lá hẹ giúp bé mọc răng không sốt?
-
Lá hẹ là lá gì?
Hẹ thuộc họ Hành, có tên gọi khác là cửu thái tử, khởi dương thảo và nhiều tên khác. Lá hẹ tên tiếng anh và danh pháp khoa học là Allium ramosum L. Hẹ là 1 loại gia vị tự nhiên cùng họ với hành, lá hẹ to, bẹt hơn so với lá hành và búp hoa cũng khá lớn, mùi hăng hơn hành.
-
Tại sao rơ lưỡi bằng lá hẹ giúp trẻ mọc răng không sốt?
Theo nghiên cứu khoa học thành phần trong lá hẹ chứa nhiều vitamin B cũng như các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như đồng, pyrindoxin, sắt, niacin, mandan, thiamin, canxi, riboflavin … Đặc biệt, lá hẹ cũng rất giàu vitamin K, một loại khoáng chất cực thiết yếu cho sự chắc khoẻ của răng, giúp trẻ bọc răng dễ hơn, nhẹ nhàng hơn. Có thể dùng mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ cho bé là bởi chúng còn chứa nhiều loại hoạt chất kháng sinh như allcin, odorin, sulfit… giúp chống nhiễm trùng, ngứa ngáy hiệu quả.
Nước ép lá hẹ có nhiều khoáng chất giúp trẻ mọc răng không sốt
Đối với các bé vẫn còn đang bú mẹ, ba mẹ có thể áp dụng phương pháp tưa lưỡi, lau miệng cho bé bằng nước lá hẹ. Bên cạnh cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh, bạn cũng có thể sử dụng thêm các mẹo dân gian khác như mẹo mọc răng không sốt bằng giá đỗ cho bé hay thử áp dụng câu thần chú mọc răng của các cụ ngày xưa “răng mọc như giá không đau không sốt“… dù sao những mẹo này cũng không gây hại cho bé lên đều có thể thử.
-
Review mẹo rơ lưỡi bằng lá hẹ webtretho
Để review về phương pháp dùng lá hẹ giúp bé mọc răng không sốt nha khoa quốc tế Nevada đã tìm hiểu từ rất nhiều nguồn thông tin khác nhau. Đặc biệt là trên diễn đàn về gia đình, sức khỏe cũng có rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm về mẹo rơ lưỡi bằng lá hẹ. Dưới đây là câu hỏi của một bà mẹ mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm về mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ cho con trên diễn đàn webtretho.
Thắc mắc dùng lá hẹ tưa lưỡi cho bé có thực sự hiệu quả không?
Chủ đề ngay lập tức rất được quan tâm, có rất nhiều phản hồi về vấn đề này. Vì là kinh nghiệm chia sẻ của mỗi người nên có rất nhiều ý kiến trái chiều nhau.
Một thành viên chia sẻ tưa lưỡi bằng lá hẹ giúp bé mọc răng không sốt khá hiệu quả
Cũng có người chia sẻ dùng lá hẹ tưa lưỡi cho bé không có tác dụng giúp mọc răng không sốt
Mặc dù có rất nhiều ý kiến trái chiều nhau, tuy nhiên cũng chưa có review nào nói đến việc lá hẹ gây ảnh hưởng không tốt đến bé. Bởi vậy chỉ cần chú ý về vệ sinh khi làm nước ép lá hẹ, ba mẹ vẫn có thể yên tâm mà áp dụng phương pháp này khi bé được 3 tháng 10 ngày tuổi.
-
Chuyên gia nói gì về phương pháp rơ lưỡi giúp trẻ mọc răng không sốt bằng lá hẹ?
Theo các chuyên gia nha khoa thẩm mỹ cho biết, mẹo rơ lưỡi bằng lá hẹ đến nay chưa có 1 nghiên cứu khoa học nào khẳng định về hiệu quả chính xác của chúng. Tuy nhiên, lá hẹ trong thuốc Nam được cho là có tính ấm, kháng viêm, diệt khuẩn vô cùng tốt. Có lẽ chính vì vậy mà bài mẹo này sẽ có tác dụng với tuỳ từng bé. Ba mẹ khi thực hiện phương pháp này lên trẻ cần chú ý vài điều như sau:
- Sử dụng nước ấm đun sôi ép lấy nước lá hẹ để đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ
- Hãy thử 1 ít để xem cơ thể bé có bị dị ứng với thành phần gì trong lá hẹ hay không, rồi mới thực hiện hoàn chỉnh hoặc ngưng ngay khi bé có dấu hiệu phản ứng xấu
Sức khoẻ của con yêu luôn là điều quan trọng nhất. Do vậy, ba mẹ khi muốn áp dụng phương pháp nào cũng hãy chú ý đến sức khoẻ và phản ứng cơ thể của con đầu tiên nhé.
Chú ý đến phản ứng của trẻ khi tưa lưỡi bằng lá hẹ
Hướng dẫn mẹo rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé giúp trẻ mọc răng không sốt
Để mẹo rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé có hiệu quả, ba mẹ cũng cần phải chú ý làm theo hướng dẫn cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé dưới đây, đặc biệt là chú ý thời điểm vàng là lần đầu rơ nướu cho bé.
-
Chọn thời điểm rơ lưỡi, nướu cho bé
Theo các mẹ bỉm sữa truyền nhau, thời điểm dùng mẹo rơ lưỡi bằng lá hẹ thích hợp nhất cho bé chính là lúc bé được 3 tháng 10 ngày (tức là tròn 100 ngày sau sinh). Tính từ thời điểm bé chào đời, kể cả về ngày giờ, chỉ cần tới khoảnh khắc 100 ngày của bé, ba mẹ thực hiện rơ nướu theo các cách đã chuẩn bị từ trước là đã có thể đạt hiệu quả gấp đôi.
-
Cách rơ lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày
Để mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ phát huy hiệu quả công dụng của mình, ba mẹ có thể thực hiện cách rơ lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày từ sớm hoặc khi béo có dấu hiệu mọc răng theo hướng dẫn sau.
Khi trẻ có dấu hiệu chuẩn bị mọc răng, bé sẽ thường nghiến lợi khi bú, dãi cũng nhễu nhiều hơn bình thường. Lúc đó, ba mẹ chỉ cần:
– Ra chợ hoặc siêu thị gần nhà, chọn lá hẹ tươi sạch, có mùi hăng nhẹ để đảm bảo hẹ tự nhiên không dùng thuốc tăng trưởng.
– Sau đó, rửa sạch chỗ hẹ vừa mua về
– Đem giã nhuyễn hoặc xay chắt lấy nước
– Cho nước cốt vừa vắt được vào 1 chén nhỏ sạch
Ba mẹ sử dụng nước ép lá hẹ để vệ sinh nướu cho bé
– Sau khi trẻ bú xong khoảng 30 phút, ba mẹ vệ sinh tay sạch sẽ
– Quấn gạc tiệt trùng hoặc đeo dụng cụ vệ sinh răng chuyên dụng cho trẻ sơ sinh vào ngón trỏ.
– Chấm nhẹ sao cho nước cốt hẹ ngấm vào gạc, hoặc đã ướt bề mặt bàn chải rồi tiến hành chà nướu cho bé.
Ba mẹ vệ sinh miệng cho bé tương tự như đang đánh răng, chà nhẹ nướu, lưỡi để làm sạch rơ lưỡi và màng sữa còn đọng trên nướu cho con. Lặp lại khoảng 10 lần thì có thể lau nhẹ lại bằng nước ấm cho con đỡ bị hăng miệng là được.
Nếu cẩn thận hơn, ba mẹ có thể ngâm lá hẹ vào nước ấm già, dằm nát lấy nước, để nguội 1 chút rồi xoa nướu cho con cũng sẽ có hiệu quả tương tự. Ngoài lá hẹ ra thì ba mẹ có thể sử dụng mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ và giá đỗ hoặc nha đam thay thế cũng cho tác dụng tương tự. Ba mẹ có thể sử dụng bàn chải chuyên dụng hoặc băng gạc sạch rồi nhúng lấy nước cốt lá hẹ vệ sinh miệng bé đều được.
Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ 3 tháng 10 ngày cho bé để ngăn các bệnh về miệng lưỡi
-
Các cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Trong trường hợp bé nhà bạn không thực sự thích hợp hay bị kích ứng bởi lá hẹ, hãy thử các cách rơ lưỡi sau đây, tất cả đều là từ thành phần tự nhiên, khá lành tính với cơ thể bé và cũng nhận được nhiều review tích cực từ hội các bà mẹ bỉm sữa.
Cách rơ lưỡi bằng rau ngót
Rau ngót có tính mát, rất lành tính và bổ dưỡng với sức khoẻ. Do đó, việc rơ lưỡi bằng rau ngót cho trẻ rất an toàn, không lo kích ứng. Chuẩn bị nguyên liệu cũng rất đơn giản như sau:
– 1 miếng gạch vô trùng
– Lá rau ngót non
– Muối
– Bát nhỏ
Sau đó, thực hiện theo các bước như sau:
– Đem lá rau ngót rửa sạch, ngâm nước muối 10 phút, vớt ra để ráo nước
– Đun sôi lá rau ngót rồi đem xay hoặc giã lấy nước cốt, lọc bỏ bã
– Ba mẹ trước khi tiến hành rơ lưỡi cho bé hãy vệ sinh tay sạch sẽ
– Sau đó quấn gạc vào đầu ngón tay vừa với miệng bé, nhúng gạc vào nước lá ngót cho vừa đủ ướt
– 1 tay bế chắc trẻ, nâng cao đầu trẻ so với thân dưới, nhẹ nhàng đặt ngón tay quấn gạc vào miệng trẻ, rơ lưỡi từ 2 bên má, lợi và cuối cùng là vùng lưỡi.
Cách rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý với nồng độ muối thấp sẽ giúp bé vừa được làm sạch lưỡi, vừa tăng cường khả năng chống viêm rất tốt. Các bước chuẩn bị cũng vô cùng đơn giản khi chỉ cần:
– 1 miếng gạc sạch vô trùng
– Nước muối sinh lý
– Bát nhỏ sạch
Sau đó, ba mẹ thực hiện rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý theo các bước như sau:
– Rửa tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho trẻ, cho nước muối vào bát nhỏ sạch
– Quấn gạc vào 1 đầu ngón tay rồi nhúng vào nước muối sao cho vừa đủ ướt
– Bế bé thật vững trên tay, nâng cao đầu bé 1 chút rồi nhẹ nhàng luồn ngón tay đeo gạc vào miệng bé
– Rơ lưỡi cho bé từ 2 bên má, lợi rồi cuối cùng là lưỡi, làm sạch gạc bằng nước muối sinh lý
Những lưu ý khi sử dụng mẹo rơ lưỡi bằng lá hẹ giúp trẻ mọc răng không sốt
Khi thực hiện mẹo rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ, ba mẹ cũng cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khoẻ của trẻ.
-
Lưu ý khi dùng cách rơ lá hẹ để mọc răng không sốt
Hãy chú ý những điều sau khi dùng cách rơ lá hẹ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Trong quá trình làm sạch nướu, miệng cho trẻ, bé có thể quấy khóc, ba mẹ đừng la mà hãy nhẹ nhàng vỗ về, dỗ dành con yêu nhé.
- Để tránh trẻ không bị nôn, ba mẹ có thể lau từ 2 khoang má rồi hẵng đến lưỡi và nướu. Tuy nhiên, nếu bé vẫn ói thì đấy là hiện tượng bình thường, ba mẹ không cần quá lo lắng.
- Gạc hay bàn chải chuyên dụng làm sạch nướu cho trẻ đều phải được tiệt trùng trước khi sử dụng.
- Trước khi vệ sinh miệng, ba mẹ hay cho bé uống từ 1-2 thìa nước để làm ẩm khoang miệng, giúp vệ sinh dễ dàng hơn. Khi làm sạch cũng cần thao tác nhẹ nhàng, không chà xát mạnh làm bé bị tổn thương, nhiễm trùng dẫn đến viêm nha chu nguy hiểm.
- Mặc dù lá hẹ rất nhiều công dụng cũng như chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, nhưng vì là mẹo dân gian nên hiệu quả còn tuỳ cơ địa từng trẻ.
hiệu quả mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ còn phụ thuộc vào cơ địa của trẻ
Còn 1 điều ba mẹ cần đặc biệt lưu ý khác, đó là về cơn sốt mọc răng sữa của trẻ. Thông thường, trẻ sốt mọc răng sữa khi đạt ngưỡng cao nhất cũng khoảng 38 độ. Do vậy, khi thấy trẻ rơi vào tình trạng sốt cao, mê man, khó thở, người tím tái hoặc đỏ lịm hãy mau lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời thăm khám, cấp cứu, tránh gây nguy hiểm cho trẻ.
Ba mẹ cũng không nên quá dựa vào cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé mọc răng không sốt hay các mẹo dân gian mà lơ đi việc đưa trẻ thăm khám nha khoa quốc tế Nevada định kỳ. Chỉ có thăm khám nha sĩ mới có thể giúp ba mẹ nắm rõ tình trạng mọc răng của trẻ, cũng như phát hiện kịp thời dấu hiệu sâu bệnh, bảo vệ con 1 cách tốt nhất.
-
Rơ lưỡi cho bé bằng gì?
Ba mẹ có thể sử dụng gạc vô trùng, được bày bán rất nhiều ở các cửa hiệu y tế để rơ lưỡi cho trẻ. Đây là cách tiết kiệm chi phí nhất, lại đảm bảo sạch sẽ khi rơ lưỡi cho trẻ 3 tháng 10 ngàt tuổi.
Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể lựa chọn dụng cụ tưa lưỡi chuyên biệt cho trẻ được bán rất nhiều trên các shop hàng online. Đừng quên tiệt trùng thật kỹ trước khi dùng để tưa lưỡi cho trẻ, tránh khiến trẻ bị nhiễm trùng nhé.
-
Gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh loại nào tốt?
Gạc dùng để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tốt nhất nên là gạc y tế được bán chính thức ở các hiệu thuốc. Đây đều là gạc đã được tiệt trùng sạch sẽ từ khâu sản xuất, đảm bảo an toàn, sức khoẻ tuyệt đối cho trẻ.
-
Bé không chịu rơ lưỡi thì phải làm sao?
Bé mọc răng không sốt khỏe mạnh đáng yêu
Một số công dụng khác của lá hẹ
Không chỉ có tác dụng trong mẹo rơ lưỡi bằng lá hẹ, ngoài việc giúp trẻ mọc răng không sốt bằng lá hẹ, loại rau này còn có thể giúp ích cho sức khoẻ không chỉ cho bé mà còn cả gia đình trong rất nhiều trường hợp khác như:
- Lá hẹ chữa ho cho trẻ sơ sinh: Dùng lá hẹ hấp đường phèn, lá hẹ hấp mật ong có công dụng trị ho rất tốt
- Chữa cảm mạo, lá hẹ trị ho cho người lớn
- Chữa nhức răng ở người lớn
- Hỗ trợ điều trị người bị bệnh đái tháo đường
- Giúp nhuận tràng, trị táo bón
- Ngăn cản những cơn đái dầm của trẻ
- Giúp sáng mắt, mắt tinh anh
- Chữa đau lưng, thấp khớp, ăn uống kém
- Lá hẹ ngâm rượu tăng cường sinh lý nam giới
Ba mẹ có thể sử dụng lá hẹ như 1 loại rau gia vị trong các món canh, cháo, súp hoặc các món xào để tăng hương vị cũng như bổ dưỡng cho món ăn.
Ngoài giúp trẻ mọc răng không sốt, lá hẹ trị ho cũng rất hiệu quả
Ba mẹ muốn tìm hiểu về mẹo rơ lưỡi bằng lá hẹ hay mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ giúp bé hạ sốt khi mọc răng sữa, hoặc tham khảo chi phí dịch vụ khám chữa răng cho trẻ, đừng ngại ngần gì mà hãy nhấc điện thoại lên và gọi ngay về Hotline: 1800.2045 hoặc vui lòng ĐỂ LẠI THÔNG TIN để được tư vấn cụ thể, chi tiết nhất. Rất nhiều quà tặng, ưu đãi hấp dẫn đang chờ đón ba mẹ ngay hôm nay.
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]
Thu Thảo
Mình rơ lá hẹ 3 tháng 10 ngày cho con có cần chú ý gì không?
12 phút trướcNha khoa Quốc tế Nevada
Chào bạn, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc gửi lại thông tin liên hệ ở form đăng kí, chuyên gia của Nha khoa Quốc tế Nevada sẽ liên hệ lại và tư vấn cho bạn nhé.
Trả lời 8 phút trướcQuyên Vũ
Cho e hỏi làm đúng 3 thang 10 ngày thui hả , sau này nó mọc rang nưa vậy có tiếp tục làm nưa ko ạ
11 phút trướcNha khoa Quốc tế Nevada
Chào bạn, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc gửi lại thông tin liên hệ ở form đăng kí, chuyên gia của Nha khoa Quốc tế Nevada sẽ liên hệ lại và tư vấn cho bạn nhé.
Trả lời 4 phút trướcPhương Thảo
Say cả nắm lá hẹ mà ko phải 7 lá hay 9 lá được ko ạ
15 phút trướcQuỳnh Trang
Em cũng rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ mà bé vẫn bị sốt khi mọc răng. Thấy bác sĩ bảo là còn do cơ địa của từng bé nữa cơ các mẹ ạ
15 phút trướcNguyễn Kỳ Duyên
May quá bé nhà em lúc sắp được 3 tháng 10 ngày thì em có rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ như bài viết này nói. Trộm vía bé mọc răng ngoan và không quấy khóc, cũng không sốt. Thật sự cảm ơn bác sĩ
13 phút trướcNguyễn Ngân
Bác sĩ cho em hỏi bé nhà em được 4 tháng tuổi rơ lưỡi bằng lá hẹ vẫn được chứ ạ? Lúc mọc răng liệu có sốt không ạ?
10 phút trướcNha khoa quốc tế Nevada
Chào Ngân! bé nhà bạn được 4 tháng tuổi vẫn có thể rơ lưỡi, rơ nướu bằng lá hẹ bình thường bạn nhé. Vì đến hơn 6 tháng tuổi trẻ mới có dấu hiệu mọc răng. Việc hiệu quả hay không thì không thể chắc chắn 100% còn phụ thuộc vào cơ địa của từng bé. Bạn chỉ cần theo dõi trong thời gian rơ lưỡi bằng lá hẹ bé có phản ứng gì khác thường không là được bạn nhé.
Trả lời 5 phút trước