Đăng ký Tư vấn miễn phí
Răng bé bị lấm tấm đen | Có điều gì ẩn giấu mà ba mẹ chưa biết?
Tình trạng răng bé bị lấm tấm đen là bị làm sao? Nguyên nhân làm răng bị lấm tấm đen là gì? Thông thường, ba mẹ luôn cho rằng răng bé có chấm đen là vì bị sâu, thay răng là hết. Sự thực không chỉ có vậy, răng em bé bị đen cũng do những nguyên nhân khác gây ra, và có những biến chứng nguy hiểm khó lường. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, ba mẹ hãy cùng theo dõi kỹ nội dung bài viết dưới đây nhé!
Hình ảnh răng bé bị lấm tấm đen
Răng bé bị lấm tấm đen do nguyên nhân nào?
Răng sữa là những chiếc răng sẽ xuất hiện trong những năm tháng đầu tiên của con người. Không chỉ là những chiếc răng đóng vai trò tập nhai, xé thức ăn cho trẻ, răng sữa còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hình khuôn hàm về sau.
Răng trẻ bị lấm tấm đen do đâu?
Khi răng sữa của trẻ có vấn đề, ba mẹ đừng vội bỏ qua dù chỉ là những dấu hiệu nhỏ như răng bé bị lấm tấm đen. Đây có thể là dấu hiệu của các loại bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc răng của trẻ. Cụ thể như sau:
-
Sâu răng
Sâu răng là 1 dạng bệnh lý phổ biến, rất hay gặp ở trẻ nhỏ vì thói quen hảo ngọt, mê đồ ăn vặt mà lại lười vệ sinh răng miệng của trẻ. Khi răng bé bị lấm tấm đen, rất có thể là dấu hiệu của loại bệnh này. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời như vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, sâu răng sẽ phá hủy lớp men răng, tấn công ngà răng, hủy hoại cấu trúc răng của trẻ. Trường hợp nặng hơn, sâu răng có thể “ăn” vào tủy răng, hủy hoại chân răng … Từ đó tiềm ẩn những nguy cơ phá hoại khuôn hàm, ảnh hưởng tới việc mọc răng vĩnh viễn của trẻ.
Răng trẻ bị đen có thể là do sâu răng
-
Lạm dụng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh khi không được sử dụng đúng cách, lạm dụng quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến men răng của trẻ. Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu thường xuyên phải dùng kháng sinh cũng có thể khiến răng bé bị lấm tấm đen ngay từ khi mới sinh ra. Khi em bé đạt độ tuổi mọc nhú răng sữa đầu tiên, ta có thể dễ dàng thấy em bé 16 tháng bị đen răng mà chưa cần bất cứ tác động nào về thức ăn bên ngoài. Đó chính là kết quả của việc sử dụng kháng sinh trong quá trình mang thai mà mẹ đem lại cho bé.
Tương tự như khi bé 4 tuổi bị đen răng, có thể là do tác động xấu từ ảnh hưởng trong quá trình còn ở bụng mẹ mà răng trẻ em bị xỉn đen dần. Cũng có thể là do thói quen ăn uống của trẻ tác động mà thành. Dù là vì lý do gì, ba mẹ cũng cần phải đưa trẻ tới các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám, điều trị kịp thời
Sử dụng kháng sinh sai cách cũng có thể khiến răng trẻ bị chấm đen
-
Mảng bám cao răng tích tụ
Vệ sinh răng miệng không đúng cách, hay lười vệ sinh răng miệng mỗi ngày cũng là nguyên nhân dẫn đến răng bé bị lấm tấm đen. Tại sao lại nói như vậy? Đó là bởi khi trẻ lười vệ sinh răng miệng, các mảng bám trên răng sẽ có cơ hội lưu trữ lại trên răng, từ từ nuôi dưỡng vi khuẩn gây hại men răng. Đồng thời, các mảng bám cũng sẽ bị vôi hóa bởi nước bọt của trẻ, biến thành cao răng, khiến răng trẻ bị chấm đen.
Mảng bám cao răng tích tụ cũng sẽ khiến răng trẻ bị đen
-
Thiếu khoáng chất, vitamin cần thiết
Khi chế độ ăn uống của trẻ bị thiếu hụt các vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển răng miệng như canxi, vitamin D … cũng có thể khiến răng bé bị lấm tấm đen. Thậm chí, kể cả khi mẹ mang bầu bé bị thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu này, trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng tương tự.
Răng trẻ bị đen có thể do thiếu hụt vitamin, khoáng chất cần thiết
-
Thói quen ăn uống phản khoa học
Việc trẻ lạm dụng, ăn quá nhiều đồ ăn ngọt, đồ có nhiều muối tinh, nước uống có gas … mà lười ăn rau quả, đồ ăn bổ dưỡng cũng khiến các mảng bám có cơ hội bám giữ lâu hơn ở răng. Điều này, như đã nói ở trên, sẽ khiến cho quá trình tích tụ vôi răng diễn ra nhanh hơn, đốm đen xuất hiện nhiều hơn, bệnh lý cũng vì thế mà gia tăng nguy cơ mắc phải.
Thói quen ăn vặt xấu xí cũng có thể khiến trẻ bị đen răng
Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng răng bị chấm đen thông qua bài viết: Chấm đen trên răng là bệnh gì? Cách loại bỏ chấm đen trên răng
Biến chứng răng bé bị lấm tấm đen lâu ngày
Răng bé bị lấm tấm đen lâu ngày không được điều trị dứt điểm kịp thời sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nặng hơn, gây nguy hiểm trực tiếp đến sự phát triển sức khoẻ răng miệng của trẻ như:
-
Thân răng bị mòn (sún răng)
Như bạn đã biết, tình trạng răng trẻ bị đốm đen là do các tác nhân xấu gây ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển của men răng. Chúng khiến men răng của bé bị tổn thương, dần mất đi lớp bảo vệ ngà răng. Ngà răng cũng vì thế dần bị ăn mòn, khiến thân răng ngày càng mòn vẹt nham nhở khiến răng luôn ê buốt, khó chịu khi ăn uống.
Trẻ bị sún răng do bị lấm tấm đen quá lâu mà không được chữa trị
-
Răng vĩnh viễn bị ảnh hưởng chất lượng
Khi răng sữa của bé bị sún, sẽ rất đến việc thay răng bị ảnh hưởng. Tình trạng răng mòn vẹt, mất thân răng dễ khiến cho việc thay răng gặp nhiều vấn đề như khó thay răng, răng mọc chậm… Nguy hiểm hơn, còn có thể gây mất mầm răng vĩnh viễn, khiến bé bị thiếu răng về sau.
Quá trình thay răng bị ảnh hưởng do răng bị mòn quá nhiều
-
Hệ tiêu hoá kém
Khi răng của bé đã bị mòn quá nhiều, trở nên nham nhở thì hệ quả tất yếu răng cũng sẽ yếu đi, khó giằng xé, nhai nghiền thức ăn hơn. Răng bé cũng trở nên nhạy cảm hơn khi gặp các món ăn hơi lạnh hoặc nóng. Khi thức ăn không được nghiền nhuyễn, hệ tiêu hoá non nớt của bé sẽ phải hoạt động quá tần suất bình thường nhằm hấp thụ thức ăn tốt hơn. Điều này sẽ khiến bé dễ mắc các bệnh về đường tiêu hoá từ sớm, lâu dần khiến bé khó hấp thụ dưỡng chất, gây ra tình trạng gầy còm, suy dinh dưỡng.
Răng bị sún khiến trẻ ăn không ngon, tiêu hoá kém
Mẹo khắc phục tình trạng răng em bé bị lấm tấm đen tại nhà
Khi răng bé bị lấm tấm đen mới chớm, ba mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian tại nhà để giúp trẻ khỏi bệnh cách an toàn, lành tính nhất. 1 vài mẹo trị răng bị đốm đen tại nhà đơn giản, có thể thực hiện nhanh chóng như sau.
-
Hỗn hợp nước muối sinh lý và giấm táo
Với mẹo này, ba mẹ cần chuẩn bị:
– Gạc sạch hoặc miếng tưa lưỡi
– 200ml nước muối sinh lý
– 1-2 giọt giấm táo
Đầu tiên, ba mẹ cần hoà tan 200ml nước muối sinh lý cùng 1-2 giọt giấm táo. Đảm bảo rửa tay sạch sẽ trước khi tiến hành vệ sinh miệng cho con. Sau đó, quấn gạc sạch hoặc miếng tưa lưỡi đã được vệ sinh vô trùng vào ngón trỏ. Nhúng ướt vừa đủ bông gạc/miếng tưa lưỡi rồi lau răng cho trẻ. Mỗi ngày thực hiện 1-2 lần, làm khoảng 2-3 tuần đến khi răng bé mất hẳn chấm đen thì dừng.
Vệ sinh răng đều đặn cho trẻ mỗi ngày sẽ giúp làm mất đốm đen
-
Sử dụng nước cốt chanh
Cách này khá đơn giản, ba mẹ chỉ cần lựa 1 quả chanh tươi mọng nước. Đem vắt lấy nước, bỏ hạt, lọc tép vụn. Sử dụng gạc hoặc miếng tưa lưỡi chấm lấy 1 ít nước cốt chanh rồi chà vào phần răng bị đốm đen của trẻ. Sau đó, giúp trẻ làm sạch khoang miệng lại với nước là xong. Ngày thực hiện 1-2 lần, làm khoảng 2 tuần sẽ giúp sạch đốm đen hoàn toàn.
Nước cốt chanh giúp làm sạch đốm đen trên răng cho trẻ an toàn
Những cách trên đây đều chỉ áp dụng hiệu quả khi ba mẹ kiên trì mỗi ngày. Ba mẹ cũng cần lưu ý, khi đốm đen trên răng của trẻ quá lớn và có nguy cơ biến thành sâu răng, viêm tuỷ… nặng. Hãy lập tức đem trẻ tới điều trị nha khoa uy tín thay vì áp dụng mẹo dân gian, vì mẹo dân gian chỉ có hiệu quả với trường hợp răng mới chớm bị mà thôi.
Điều trị đứt điểm tình trạng răng em bé bị lấm tấm đen
Răng bé bị lấm tấm đen không chỉ khiến nụ cười của trẻ bớt vui vẻ, tự tin, hạnh phúc. Mà còn khiến cho chức năng nhai, xé thức ăn cũng bị ảnh hưởng. Một vài trường hợp răng trẻ bị đốm đen quá nhiều còn có nguy cơ mắc bệnh lý nha chu, hoặc ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn về sau của trẻ.
Khi răng bé bị lấm tấm đen, dù ít hay nhiều, ba mẹ cũng cần đưa trẻ đến ngay các trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám, chữa trị kịp thời. Đồng thời, kết hợp những thói quen tốt, giúp trẻ bảo vệ răng miệng toàn diện từ sâu bên trong như:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Không ăn đồ quá cứng, quá dẻo, quá dai hay quá nóng, quá lạnh
- Không sử dụng thực phẩm có chất tạo màu, nước có gas hay đồ chứa nhiều đường, quá ngọt
- Nên ăn đồ ăn mềm, uống sữa, ăn nhiều rau củ quả để có nhiều vitamin, rất tốt cho sức khỏe răng miệng
- Khi ăn, nhắc trẻ chú ý nhai thức ăn đều ở cả 2 hàm để lực tác động lên 2 hàm răng bằng nhau
- Nếu trẻ có thói quen nghiến răng trong lúc ngủ, hãy cố gắng tập cho trẻ từ bỏ thói quen này vì nó có thể khiến răng trẻ bị sứt vỡ hoặc mẻ răng
- Thăm khám nha khoa định kỳ để đảm bảo sức khoẻ răng miệng toàn diện
Rèn cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng đầy đủ, đều đặn mỗi ngày
Địa chỉ điều trị tình trạng răng bé bị lấm tấm đen uy tín, hiệu quả
Khi răng bé bị lấm tấm đen, ba mẹ hãy đưa trẻ tới nha khoa để thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân khiến răng trẻ bị bệnh, từ đó đưa ra những phương pháp khắc phục phù hợp nhất.
Đối với các trường hợp răng trẻ bị đen do sâu răng, các bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch chỗ sâu răng, sau đó trám lại vết hổng do sâu của trẻ bằng nguyên liệu nha khoa chuyên dụng. Tuy nhiên, với trường hợp răng trẻ bị hư hỏng quá nặng, các bác sĩ sẽ bắt buộc phải tiến hành bọc răng sứ hoặc nhổ bỏ toàn bộ chiếc răng đó để tránh việc chấm đen có cơ hội lan rộng ra các răng khác.
Thăm khám nha khoa định kỳ giúp bảo vệ răng trẻ tối ưu nhất
Nha khoa Quốc tế Nevada với công nghệ thăm khám nha khoa hiện đại, kế thừa trực tiếp từ các quốc gia hàng đầu thế giới như Mỹ, Anh, Đức … sẽ hỗ trợ thăm khám, điều trị tận gốc tình trạng răng bé bị lấm tấm đen, giúp trẻ có một hàm răng khỏe mạnh, xinh đẹp nhất.
Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, tay nghề cao, được đào tạo và đến từ các quốc gia hàng đầu thế giới như Mỹ sẽ giúp thăm khám chi tiết, toàn diện và điều trị theo liệu trình nhanh gọn, triệt để nhất.
Đội ngũ nha khoa, bác sĩ chuyên nghiệp tại Nha khoa Quốc tế Nevada
Không chỉ chăm sóc trẻ chu đáo trong khi sử dụng dịch vụ điều trị, Nha khoa Quốc tế Nevada luôn sẵn sàng hỗ trợ ba mẹ khi có bất cứ thắc mắc gì trong cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ sau điều trị với dịch vụ hậu mãi tận tình, chu đáo nhất.
Khi tới thăm khám, điều trị tại Nha khoa Quốc tế Nevada, bạn sẽ không cần phải băn khoăn về chi phí cũng như các phụ phí phát sinh sau đó vì bảng giá điều trị tại Nha khoa Quốc tế Nevada là công khai, luôn được thông báo ngay từ khi bác sĩ xác định rõ tình trạng răng bé bị lấm tấm đen là do đâu.
Nha khoa Quốc tế Nevada – địa chỉ điều trị tình trạng răng bé bị lấm tấm đen an toàn, hiệu quả cao
Trên đây là những thông tin về tình trạng tình trạng răng bé bị lấm tấm đen và các nguyên nhân, cũng như cách xử lý đối với mỗi trường hợp. Hy vọng thông qua bài viết này, các ba mẹ trẻ sẽ có thêm những kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng con trẻ. Nếu có bất cứ nhu cầu nào về thăm khám, điều trị tình trạng răng bé bị lấm tấm đen, ba mẹ có thể liên hệ trực tiếp tới Hotline: 1800.2045 để được tư vấn miễn phí một cách chi tiết, cụ thể nhất.
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]
Thùy Linh
bé nhà mình dù chăm sóc răng miệng rất cẩn thận nhưng vẫn bị, có phương pháp nào để răng trẻ bị đốm đen không xảy ra không ạ?
14 phút trước