Đăng ký Tư vấn miễn phí
Mỏi hàm đau đầu – Nguy cơ mất răng tiềm ẩn
Mỏi hàm đau đầu là một triệu chứng dễ gặp ở bất cứ ai, và thường thì khi gặp phải tình trạng này đại đa số sẽ bỏ qua, không quan tâm tới. Điều này thực sự rất nguy hiểm! Mặc dù các cơn đau có thể không kéo dài, nhưng nếu để lâu không thăm khám, điều trị bạn sẽ rất dễ bị mắc các chứng bệnh nguy hiểm tiềm ẩn. Do đó, hãy lưu ý đặc biệt ngay những điều sau đây khi cơ thể có triệu chứng như vậy.
Mỏi hàm đau đầu – Nguy cơ mất răng tiềm ẩn
Mỏi hàm đau đầu – Dấu hiệu bệnh tiềm ẩn
Những cơn mỏi hàm đau đầu về ban đầu có vẻ như rất vô hại, nhưng nếu bạn cứ lơ đi mà không quan tâm, điều trị chúng 1 cách dứt điểm thì rất có thể về lâu dài, bạn sẽ bị mắc các chứng bệnh sau.
-
Viêm xoang
Nghe thì có vẻ không liên quan, nhưng viêm xoang cũng là 1 chứng bệnh có dấu hiệu là mỏi hàm nhức đầu, thậm chí cả dị ứng hoặc cảm lạnh cũng vậy. Lý do là bởi hệ thống khoang miệng luôn liên kết chặt chẽ với vùng họng và vũi, cho nên khi cơn đau đầu mỏi hàm kéo dài kèm mệt mỏi, cảm cúm thì rất có thể bạn đã bị viêm xoang rồi đó.
Viêm xoang khi không được chữa trị triệt để, kịp thời sẽ dần chuyển biến thành dạng mãn tính, gây khó khăn trong việc hô hấp, thậm chí còn có thể gây ra tử vong khi cơn khó thở kéo dài không được xông mũi kịp thời.
Viêm xoang cũng có khả năng gây ra chứng mỏi hàm nhức đầu
-
Viêm khớp thái dương hàm
Viêm khớp thái dương hàm (hay Rối loạn thái dương hàm – TMD) là 1 chứng bệnh khá phổ biến, đặc biệt thường gặp ở phụ nữ đến tháng hoặc tiền mãn kinh. Mặc dù viêm khớp thái dương hàm thường không đe doạ đến tính mạng, nhưng nếu để lâu không điều trị dứt điểm sẽ gây ra biến chứng làm biến dạng gương mặt vô cùng nguy hiểm.
Đau nhức đầu mỏi hàm có thể là dấu hiệu của chứng viêm khớp thái dương hàm
Chứng rối loạn thái dương hàm nhìn qua thì không có gì đe doạ, nhưng thực tế lại gây ảnh hưởng rất nhiều đến người bị bệnh. Những cơn đau sẽ liên tục “quấy rầy” bạn, gây khó khăn trong việc nhai nuốt thức ăn hay giao tiếp. Người bệnh khi thực hiện thao tác chuyển động hàm như nhai xé thức ăn hay trò chuyện sẽ cảm giác được tiếng khớp kêu lục cục bên tai. Viêm khớp thái dương hàm ngoài việc khiến bạn bị mỏi hàm đau đầu, còn kèm theo các triệu chứng khác như đau tai, nhức – giật cơ mặt, nổi hạch ở vùng bị viêm, vùng thái dương luôn nhói buốt, phì cơ đại… lâu dần mặt sẽ bị phù to, mất cân đối.
Mặc dù ban đầu viêm khớp thái dương hàm có vẻ vô hại nhưng càng để lâu sẽ càng khiến bạn khó chịu, mệt mỏi, đau nhức hơn
Viêm khớp thái dương hàm để lâu không được điều trị triệt để, nhanh chóng, kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng giãn khớp. Từ giãn khớp có thể gây ra tình trạng trật khớp, dính khớp. Nghiêm trọng hơn còn có thể gây thoái hoá khiến đĩa khớp bị dính với các đầu xương, gây thủng đĩa khớp. Thủng đĩa khớp nếu không được điều trị còn có thể làm tiêu huỷ cấu trúc đầu xương, xơ cứng khớp, lâu dần người bị sẽ không há được miệng, thậm chí còn có thể bị kèm tiêu xương ổ răng, mất răng, biến dạng mặt… vô cùng nguy hiểm.
Nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn khớp thái dương hàm có thể do thoái hoá khớp gây ra
Nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn khớp thái dương hàm là do bản thân người bệnh đang mắc các loại bệnh lý về xương khớp như thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn khớp… Trong đó, có tới 50% là do viêm khớp dạng thấp gây nên. Một vài nguyên nhân phổ biến khác là do tai nạn giao thông, bị ngã đập vùng xương hàm, va đập mạnh hoặc do ngáp, há miệng quá to và đột ngột, nghiến răng lúc ngủ, siết chặt hàm tạo áp lực lớn không cần thiết gây viêm nhiễm. Đôi khi còn do răng mọc lệch, chen chúc, hoặc do quá trình nhổ răng không an toàn gây viêm. 1 vài nguyên nhân hiếm gặp khác cũng gây ra chứng bệnh này là do sang chấn tâm lý, stress, thay đổi hormone, nội tiết tố…
Làm gì khi bị mỏi hàm nhức đầu?
Khi bị mỏi hàm nhức đầu, đối với các trường hợp do viêm xoang gây ra, bạn có thể đến các phòng khám tai – mũi – họng để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể, phù hợp nhất. Tránh để lâu dẫn đến tình trạng mãn tính, có hại cho hệ hô hấp và sức khoẻ cơ thể.
Đau đầu mỏi hàm lâu ngày dẫn đến mệt mỏi kéo dài
Còn với các trường hợp mỏi hàm đau đầu do viêm khớp thái dương hàm gây ra, các bác sĩ sẽ tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có những hướng điều trị thích hợp nhất. Thông thường, ở giiai đoạn ban đầu các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh 1 vài loại thuốc kháng viêm, giãn cơ, giảm đau… đặc trị chuyên biệt. Đồng thời, kết hợp thêm các phương pháp vật lý trị liệu như chiếu tia hồng ngoại, xoa bóp cơ, chườm nóng… để gia tăng kết quả điều trị.
Nếu nguyên nhân gây ra chứng bệnh viêm khớp thái dương hàm là do bệnh răng miệng, các bác sĩ sẽ hỗ trợ người bệnh điều trị dứt điểm bằng việc áp dụng các phương pháp chỉnh nha như niềng răng, nhổ bỏ răng bị sai lệch vị trí hoặc tổn thương, nong hàm chỉnh khớp cắn, phục hình thẩm mỹ răng bằng phương pháp bọc sứ hoặc trồng răng implant… Với các biến chứng nặng hơn của rối loạn khớp thái dương hàm, sẽ cần phải làm phẫu thuật xương ổ răng, nối hàm, chỉnh khớp cắn…
Đau khớp thái dương hàm do cấu trúc răng gây nên cần phải được áp dụng các biện pháp chỉnh nha phù hợp
Để nói về thời gian thuyên giảm bệnh khi mắc chứng đau đầu mỏi hàm do viêm khớp thái dương hàm gây ra, còn tuỳ thuộc vào thể trạng của người bệnh. Với đối tượng bệnh nhân thích ứng tốt, đủ sức khoẻ và tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị, cũng như tình trạng bệnh mới chớm nhẹ ở giai đoạn đầu, thời gian phục hồi chỉ gói gọn trong vài ngày. Đối với trường hợp đã để thành biến chứng nặng, nguy hiểm, thời gian phục hồi có thể tính bằng tháng, bằng năm, thậm chí là kéo dài suốt cuộc đời.
Để đề phòng nguy cơ mắc chứng viêm khớp thái dương hàm, bạn nên chú ý tránh ăn đồ ăn cần dùng lực nhai, xé quá mạnh; cũng như loại bỏ thói quen xấu như nghiến răng, cắn chặt răng, chống cằm, cắm móng tay… Hạn chế mọi loại va đập mạnh vùng mặt bằng cách sử dụng đồ bảo vệ an toàn theo quy định kể cả là khi đi đường hoặc chơi thể thao hay trong công việc.
Khi bị stress dẫn đến mỏi hàm đau đầu, hãy thư giãn, nghỉ ngơi thật đầy đủ để cải thiện sức khoẻ
Với trường hợp do cấu trúc răng sai lệch, hãy áp dụng các biện pháp chỉnh nha càng sớm càng tốt để phục hồi chức năng răng cũng như đưa răng về đúng vị trí. Khi bị áp lực, stress hoặc rối loạn hormone, nội tiết tố, các bạn cũng nên có những phương pháp thư giãn, cân bằng phù hợp như áp dụng chế độ ăn uống khoa học, ngủ nghỉ thời gian hợp lý kết hợp vận động thể chất thường xuyên với tần suất phù hợp.
Đừng quên thăm khám nha khoa định kỳ để bảo vệ sức khoẻ răng miệng toàn diện nhất
Các bạn cũng nên giữ gìn vệ sinh chung trong không gian sống, cũng như ý thức tốt trong việc vệ sinh răng miệng đúng cách, đều đặn thường xuyên mỗi ngày. Đừng quên thăm khám nha khoa trực tiếp kể cả khi có dấu hiệu của bệnh hay không. Kết hợp lấy cao răng 6 tháng/lần để ngăn ngừa tối đa nguy cơ hình thành ổ vi khuẩn, gây viêm nhiễm khoang miệng, khung hàm… đe doạ trực tiếp tới sức khoẻ bản thân.
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]