Nhổ răng cấm - Những điều không thể không biết!
Banner giảm béo

Nhổ răng cấm – Những điều không thể không biết!

Cập nhật ngày: 16/01/2020

Nhổ răng cấm là phương pháp điều trị trong nha khoa, được thực hiện khi răng cấm gặp các vấn đề mà không thể xử lý bằng các biện pháp phục hình khác. Vì nhổ răng cấm phải được thực hiện tại phòng khám nha khoa, kết hợp với quy trình thăm khám kĩ lưỡng nên chi phí nhổ răng cấm có nguy là điều được nhiều khách hàng rất quan tâm tìm hiểu. Nha khoa Quốc tế Nevada hi vọng có thể giúp bạn có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Nhổ răng cấm là gì? Vì sao cần phải nhổ răng cấm

  • Răng cấm là gì?

Răng cấm hay còn được gọi là răng số 6, hoặc răng hàm số 1; là răng quan trọng trong hệ thống răng của con người. Chức năng chính của răng cấm là nhai, nghiền nhỏ thức ăn; giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.

Răng cấm thường mọc trong độ tuổi từ 6-8 tuổi, và chỉ mọc 1 lần duy nhất, không có hiện tượng rụng đi rồi thay mới như răng sữa. Bên cạnh đó, răng cấm có sự liên hệ chặt chẽ với hệ thống dây thân kinh xương hàm. Mất răng cấm ngoài việc khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn mà còn có thể xảy ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm nha chu, yếu xương hàm….

Vậy nên nhổ răng cấm cần phải được thăm khám kĩ lưỡng và do bác sĩ chuyên khoa có tay nghề thực hiện để đảm bảo an toàn và tránh những hệ quả nguy hiểm.

Vị trí của răng cấm trên cung hàm

  • Vì sao cần phải nhổ răng cấm?

Trên thực tế, răng cấm thường bị ảnh hưởng bởi 2 nguyên nhân sau: răng cấm bị sâu và răng cấm bị vỡ.

+ Răng cấm bị sâu

Răng cấm bị sâu xảy ra do một số nguyên nhân như vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, chế độ ăn uống thiếu cân bằng dinh dưỡng, sử dụng thuốc kháng sinh trị bệnh…. khiến men răng bị tổn thương, gây ra sâu răng cấm.

Răng cấm sâu ở mức độ nhẹ thì nha sĩ có thể tiến hành làm sạch răng, loại bỏ ổ viêm sau đó trám (hàn) lại bằng chất liệu trám chuyên dụng hoặc tiến hành bọc sứ nhằm giúp phục hồi thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng.

Răng cấm sâu ở mức độ nghiêm trọng, men răng bị phá hủy hoàn toàn, tủy răng bị ảnh hưởng và có khả năng lan rộng ổ viêm sang các răng khác; thì bác sĩ sẽ kiểm tra kĩ lưỡng và chỉ định nhổ bỏ. Vị trí răng cấm sau khi nhổ sẽ được thực hiện trồng răng giả để đảm bảo chức năng thẩm mỹ và chức năng ăn nhai vốn có.

Răng cấm bị sâu

+ Răng cấm bị vỡ

Răng cấm bị vỡ có thể xảy ra khi có tai nạn va đập nghiêm trọng hoặc chúng ta cắn phải vật cứng trong quá trình sinh hoạt hàng ngày (ăn thức ăn cứng, dùng răng làm dụng cụ,…)

Quá trình xử lý răng cấm bị vỡ cũng tương tự như đối với răng cấm bị sâu. Tùy mức độ răng tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp.

Răng cấm bị vỡ

Xem thêm: Nhổ răng số 8 có đau không?

Nhổ răng cấm giá bao nhiêu?

Mỗi cơ sở nha khoa sẽ có một mức chi phí nhổ răng cấm khác nhau. Sự khác biệt này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà ngay sau đây chúng ta sẽ cùng phân tích.

  • Nhổ răng cấm giá bao nhiêu? Các yếu tố tác động đến chi phí nhổ răng cấm?

Chi phí nhổ răng cấm thường dao động trong khoảng 300.000đ – 2.000.000đ tùy vào quy trình và độ khó của việc điều trị.

+ Sức khỏe của khách hàng

Nếu khách hàng mắc phải các bệnh mãn tính như máu khó đông, cao huyết áp, tim mạch,…thì bắt buộc phải thông báo tình trạng sức khỏe với bác sĩ và phải được thăm khám kĩ lưỡng trước khi quyết định nhổ răng cấm để tránh các biến chứng nguy hiểm.

+ Tình trạng răng miệng của khách hàng

Răng cấm chỉ được nhổ bỏ khi tình trạng răng miệng xung quanh tốt hoặc tương đối tốt. Nếu khách hàng đang gặp phải một số vấn đề như viêm lơi, chảy máu chân răng do thiếu chất,… thì cần phải được điều trị dứt điểm trước khi nhổ răng cấm.

+ Công nghệ nhổ răng cấm

Bạn lựa chọn phương thức nhổ răng gì cũng ảnh hưởng đến số tiền bạn phải chi trả cho dịch vụ.

Hiện nay, có 2 phương pháp nhổ răng cấm phổ biến đó là sử dụng khí cụ và máy siêu âm Piezotome.

Nhổ răng cấm với máy siêu âm Piezotome là phương pháp ra đời sau, được nghiên cứu chế tạo kĩ lưỡng đáp ứng tốt yêu cầu nhổ răng không đau và an toàn. Bởi phương pháp này không tác động đến các mô mềm và khung xương hàm xung quanh chân răng nên không gây đau đớn, vết thương cũng lành nhanh hơn.

+ Tay nghề và chuyên môn của bác sĩ nha khoa

Như chúng ta đã biết, nhổ răng cấm tương đối nguy hiểm, có nhiều yêu cầu khắt khe để chống các biến chứng có thể xảy ra. Bởi vậy, bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao, kinh nghiệm tốt sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao. Đồng thời, điều này cũng khiến khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi thực hiện điều trị.

Nhổ răng cấm cần được thực hiện tại phòng khám nha khoa chuyên nghiệp

  • Quy trình nhổ răng an toàn tại Nha khoa Quốc tế Nevada

Bước 1: Khám kiểm tra các bệnh lý toàn thân: Huyết áp cao, máu khó đông, ung thư xương hàm hoặc vùng đầu mặt cổ, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch…Nếu có thì phải có các biện pháp kiểm soát trước, trong và sau khi nhổ răng

Bước 2: Chụp X- quang răng để xác định vị trí, kích thước và những bất thường xung quanh răng cần nhổ.

Bước 3: Giải thích, tư vấn và giải tỏa tâm lý giúp bệnh nhân thấy thoải mái.

Bước 4: Bôi thuốc tê.

Bước 5: Chích thuốc tê đợi trong vòng 2 phút để thuốc tê phát huy tác dụng.

Bước 6: Sử dụng các dụng nhổ răng như: Kìm, nạy… và các vật dụng chuyên dụng khác.

Bước 7: Sau khi nhổ răng bác sĩ sẽ bơm betadine vào ổ răng khi cần thiết.

Bước 8: Với những trường hợp nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ khâu lại và hẹn tái khám sau 1 tuần.

Bước 9: Kê toa thuốc và dặn dò bệnh nhân trước khi ra về.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mới nhổ răng có đánh răng được không? Chăm sóc răng sau khi nhổ đúng cách
Mới nhổ răng có đánh răng được không [1]? Có ảnh hưởng gì không? Mới nhổ ...
Mới nhổ răng uống sữa được không? Nhổ răng nên uống sữa gì thì tốt?
Giải đáp thắc mắc những người mới nhổ răng uống sữa được không [1] qua ...
Bị đau răng khôn nên ăn gì và không nên ăn gì tốt nhất?
Mọc răng khôn gây ra đau nhức, mệt mỏi kéo dài vô cùng khó chịu ...
Nằm mơ thấy tự nhổ răng không chảy máu báo hiệu điều gì?
Giấc mơ báo hiệu nhiều điều xảy ra trong tương lai, vậy nằm mơ thấy ...
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Câu hỏi: Chào bác sĩ, em đang bị mọc răng khôn, rất đau, khó chịu ...
Nhổ răng hàm – Những điều cần biết!
Hàm răng của chúng ta gồm 4 loại răng là răng cửa, răng nanh, răng ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia