Tổng hợp những cách giúp trị viêm môi vùng mép hiệu quả
Banner giảm béo

Tổng hợp những cách giúp trị viêm môi vùng mép hiệu quả

Cập nhật ngày: 29/07/2020

Viêm môi vùng mép là 1 chứng bệnh khiến cho vùng da bên khoé môi bị nứt nẻ, khô ráp. Chứng bệnh này tuy không quá nguy hại nhưng có thể gây chảy máu, sưng môi, nứt nẻ và thậm chí là ngứa cho người bệnh. Đôi khi, 1 số bệnh nhân còn cảm thấy hơi thở luôn không được thơm mát. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm chứng bệnh này.

Những cách giúp trị viêm môi vùng mép hiệu quả

Cải thiện chế độ ăn uống

Viêm môi vùng mép là biểu hiện của việc cơ thể bị thiếu hụt các khoáng chất, đặc biệt là kẽm, sắt và vitamin B2. Hãy chăm chỉ bổ sung thêm chất sắt qua các loại rau xanh như rau bina (rau chân vịt), đậu nành, đậu lăng và các loại rau có màu xanh đậm. Bạn cũng có thể bổ sung thêm sắt bằng các món ăn chế biến từ thịt bò và cừu.

Bổ sung sắt nhờ đậu lăng sẽ giúp môi mềm mại hơn

Các loại thực phẩm như đậu xanh, măng tây, rau mầm Brussel rất giàu chất kẽm. Vitamin B2 thường có trong phô mai, thịt bò, thịt cừu, cá có nhiều dầu tự nhiên như cá ngừ hoặc cá thu. Nếu bạn đang vị viêm môi vùng mép, hãy nhanh chóng bổ sung những món ăn này vào bữa ăn hàng ngày để cải thiện sức khoẻ tốt hơn.

Các món ăn từ thịt bò rất giàu vitamin B2 tốt cho cơ thể 

Viêm mép môi do nhiễm trùng

1 nguyên nhân thứ 2 khiến bạn bị viêm mép môi chính là nhiễm trùng. Khi nước bọt tích tụ quá nhiều ở khoé miệng, nó có thể khiến da bị ăn mòn và trở nên khô nứt. Thói quen liếm môi để làm ẩm vùng da môi bị khô sẽ khiến nơi đó bị nhiễm trùng, làm tình trạng nứt nẻ thêm trầm trọng hơn.

Có rất nhiều cách để chữa trị hiệu quả tình trạng viêm mép môi do nhiễm trùng như sau:

  • Mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn tự nhiên vô cùng tuyệt vời. Bên cạnh đó, các dưỡng chất có trong mật trong cũng sẽ giúp làm ẩm khoé môi, chữa lành vết thương.

Mật ong giúp dưỡng môi, kháng khuẩn vô cùng hiệu quả

  • Uống nhiều nước

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cấp ẩm hiệu quả cho toàn bộ cơ thể, đặc biệt là vùng môi. Nhờ đó, môi của bạn sẽ không bị khô ráp, nứt nẻ và tránh được tình trạng viêm môi vùng mép 1 cách hiệu quả.

Uống nhiều nước giúp môi luôn được cấp ẩm đầy đủ

  • Sử dụng bơ ca cao hoặc thạch dầu hoả để dưỡng môi

Sử dụng 1 ít bơ ca cao hoặc thạch dầu hoả thoa lên mỗi sẽ giúp vết thường lành lại 1 cách nhanh chóng.

Bơ ca cao sẽ giúp trị viêm môi vùng mép hiệu quả nhanh chóng

Chăm chỉ vệ sinh răng miệng mỗi ngày

Việc lười vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày cũng có thể khiến bạn bị viêm khoé môi. Đó là bởi khi khoang miệng không được làm sạch, nấm men Candida cũng như các loại vi khuẩn khác có thêm cơ hội tấn công, gây viêm nhiễm vùng da môi nhạy cảm.

Vệ sinh răng miệng đầy đủ mỗi ngày sẽ giúp bạn loại bỏ các vi khuẩn gây hại cho môi và khoang miệng

Đôi khi việc sử dụng niềng răng hoặc răng giả kém chất lượng cũng dẫn đến tình trạng này. Nếu bạn thuộc nhóm những người đang sử dụng các phương pháp chỉnh nha và gặp triệu chứng viêm môi vùng mép, hãy thăm khám nha khoa uy tín ngay lập tức để được xác định và điều trị bệnh kịp thời, dứt điểm.

Một vài nguyên nhân khác

Có rất nhiều nguyên nhân khác ngoài 3 điều trên có thể gây ra chứng viêm mép môi của bạn. Ví dụ như:

– Hút thuốc

– Thường sử dụng các chất có cồn, đồ ăn nhiều acid

– Nồng độ đường trong máu cao

– Lạm dụng insulin

– …

Thuốc lá và các chất kích thích luôn khiến môi khô ráp, nứt nẻ

Nếu bạn đang có lối sống không lành mạnh với thuốc lá, cần sa, các chất kích thích, đồ uống có cồn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, acid… Hãy từ bỏ ngay lập tức nếu bạn không muốn bệnh biến chứng sang dạng nguy hiểm tới tính mạng.

Nếu bạn đang có nồng độ đường trong máu cao, hay phải phụ thuộc vào insulin, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc cải thiện tình trạng này thông qua chế độ ăn, hoặc dùng các loại thuốc ít tác dụng phụ hơn.

Bên cạnh đó, cũng đừng quên thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khoẻ, và cân bằng chế độ ăn uống, chăm sóc sức khoẻ thật hợp lý nhé.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Niềng răng đánh răng như thế nào? Vệ sinh đúng cách cho người niềng răng
Bạn vừa mới thực hiện niềng răng và đang quan tâm đến vấn đề niềng ...
Chân răng bị sưng có mủ và chảy máu phải làm sao?
Chân răng bị sưng có mủ và chảu máu khiến việc ăn nhai và giao ...
TOP 5 nguyên nhân bị ê buốt chân răng thường gặp nhất
Theo thống kê, cứ khoảng 5 người Việt Nam thì có 1 người mắc chứng ...
Bác sĩ nha khoa giải đáp: Thời gian lấy cao răng mất bao lâu 1 lần?
Bạn muốn đi lấy cao răng và muốn biết lấy cao răng mất bao lâu ...
Bọc răng sứ bị sưng lợi – Cảnh Báo nguy cơ hỏng tủy mất răng vĩnh viễn
Bọc răng sứ bị sưng lợi, sưng nướu, chảy máu chân răng sau khi bọc ...
Bất ngờ với cách chữa nhiệt miệng bằng khế chua ít ai biết
Tìm hiểu ngay cách chữa nhiệt miệng bằng khế chua [1] vô cùng đơn giản, ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia