Đăng ký Tư vấn miễn phí
Niềng răng đánh răng như thế nào? Vệ sinh đúng cách cho người niềng răng
Bạn vừa mới thực hiện niềng răng và đang quan tâm đến vấn đề niềng răng đánh răng như thế nào?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha thực hiện trong một quá trình dài và hiệu quả của nó phụ thuộc một phần không nhỏ vào chế độ chăm sóc của người bệnh tại nhà. Niềng răng, đặc biệt là niềng răng mắc cài sẽ có những vấn đề thắc mắc liên quan đến việc niềng răng có đánh răng được không hay niềng răng đánh răng như thế nào. Nha khoa Quốc tế Nevada sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời chính xác nhất trong bài viết sau đây.
Bạn đang thực hiện phương pháp niềng răng nào?
Niềng răng đánh răng như thế nào? Trước khi giải đáp thắc mắc này thì bạn cần xác định được mình đang thực hiện phương pháp niềng răng nào nhé. Sau đây, Nha khoa Quốc tế Nevada sẽ phân niềng răng thành hai loại chủ yếu đang rất phổ biến hiện nay.
-
Niềng răng mắc cài
Đây là phương pháp chỉnh nha quen thuộc, sử dụng các loại khí cụ là mắc cài (kim loại, sứ, pha lê,…) để gắn lên răng, dùng lực của dây cung, chun siết, band cố định để co kéo hàm răng lệch về đúng vị trí chuẩn trên cung hàm. Niềng răng mắc cài kim loại hiện nay còn có thể gắn vào mặt trong của răng để tạo thẩm mỹ. Phương pháp này có thể thực hiện điều trị được những ca bệnh khó liên quan đến cả răng và hàm.
Niềng răng bằng mắc cài là biện pháp truyền thống ra đời đầu tiên nhưng có rất nhiều ưu điểm trong hiệu quả chỉnh nha. Tuy nhiên, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi sinh hoạt vì mắc cài gây vướng, dễ bị giắt thức ăn thừa và có thể bị bung bật bất cứ lúc nào.
-
Niềng răng không mắc cài
Niềng răng bằng khay trong suốt là phương pháp mới được ra đời, có tính thẩm mỹ cao và tiện dụng hơn bởi có thể tháo lắp dễ dàng. Nó khắc phục được những hạn chế mà niềng răng mắc cài còn tồn tại, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa được sử dụng thông dụng bằng phương pháp cũ. Nếu bạn thực hiện niềng răng không mắc cài thì cũng không cần quá lo lắng về việc ăn uống, vệ sinh răng, niềng răng thì đánh răng như thế nào,…
Niềng răng đánh răng như thế nào?
Có nhiều người thắc mắc niềng răng có đánh răng được không. Câu trả lời là hoàn toàn có thể đánh răng bình thường để vệ sinh răng miệng nhưng niềng răng đánh răng như thế nào để không ảnh hưởng hay gây hại đến quá trình chỉnh nha cũng như đảm bảo sức khỏe răng miệng?
-
Cách đánh răng cho người niềng răng
Đối với người niềng răng, đặc biệt là niềng răng mắc cài thì việc vệ sinh sẽ cần phải cẩn thận và tỉ mỉ hơn bởi làm sạch răng đồng thời cũng cần làm sạch các khí cụ gắn trên răng.
– Súc miệng bằng nước sạch để rửa trôi những thức ăn thừa trong khoang miệng cũng như giắt trong mắc cài.
– Chải răng bằng cách cầm bàn chải chếch 45 độ chải ở mép nướu. Đặt bàn chải lên trên mắc cài hướng xuống dưới để làm sạch đỉnh mắc cài. Sau đó chải đến phần dưới của mắc cài và các dây cung, đảm bảo rằng đã di chuyển bàn chải đến hết các phần của răng và khí cụ.
– Sau khi vệ sinh bằng bàn chải, người niềng răng cần dùng thêm bàn chải kẽ để làm sạch những mảng bám trong khe khí cụ mà bàn chải không chạm tới được. Đây là bước rất quan trọng mà không ít người bỏ qua, vô tình khiến cho thức ăn không được làm sạch sẽ gây mùi khó chịu cũng như phát sinh các bệnh lý về răng miệng. Nếu có thể, bạn nên dùng thêm máy tăm nước để làm sạch dễ dàng và triệt để hơn.
– Súc miệng lại bằng dung dịch nước muối ấm để rửa trôi toàn bộ mảng bám còn sót lại trong khoang miệng.
-
Niềng răng nên đánh răng mấy lần?
Những người niềng răng nên đánh răng đều đặn mỗi ngày tối thiểu 2 lần, tùy thuộc vào từng loại mắc cài mà có số lần đánh răng khác nhau. Điều quan trọng đó là phải luôn thực hiện chải răng sau mỗi bữa ăn vì thực tế khi ăn uống xong có rất nhiều thức ăn thừa bị giắt lại. Việc đánh răng này cũng để đảm bảo cho việc sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày bên cạnh vấn đề giữ gìn sức khỏe răng miệng cho người niềng răng.
Cách chăm sóc răng miệng cho người niềng răng
Niềng răng là một quá trình dài tối thiểu 12 tháng, hiệu quả phụ thuộc một phần không nhỏ vào chế độ chăm sóc tại nhà của bệnh nhân. Vậy cần lưu ý những gì trong việc chăm sóc răng miệng khi đang trong giai đoạn niềng răng?
– Vệ sinh cẩn thận và đúng cách bằng việc chải răng đều đặn tối thiểu 2 ngày/lần sau bữa ăn. Bên cạnh đó cần tạo thói quen súc miệng nước muối, dùng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ,… để làm sạch toàn bộ thức ăn thừa và mảng bám còn sót lại trong kẽ răng.
– Hạn chế ăn các loại thực phẩm cứng, giòn, dai,… vì răng yếu dễ bị đau nhức cũng như ảnh hưởng đến độ bền chắc của khí cụ. Mắc cài rất dễ rơi khi có lực tác động, ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả của quá trình niềng.
– Bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng tốt cho răng như canxi, protein, khoáng chất, viatmin A, D,… có nhiều trong sữa, các chế phẩm từ sữa, rau, củ, quả, thịt, tôm, cua, cá, các loại hải sản,…
– Thăm khám nha sĩ theo đúng lịch hẹn hoặc khi có những vấn đề phát sinh như bung mắc cài, đứt dây cung,… để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.
Nha khoa Quốc tế Nevada là phòng khám nha khoa uy tín hàng đầu trên khắp cả nước trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ và điều trị các vấn đề bệnh lý răng miệng. Đối với phương pháp niềng răng được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn cao, tay nghề giỏi cùng các thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại với niềng răng mắc cài và không mắc cài. Bạn sẽ được thăm khám, kiểm tra tình trạng và tư vấn lộ trình niềng răng rõ ràng, cam kết về hiệu quả.
Bài viết trên đây là những thông tin giải đáp niềng răng đánh răng như thế nào để đảm bảo vệ sinh và không ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha. Mọi thắc mắc cần được hỗ trợ xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc tế Nevada tại HOTLINE: 1800.2045.
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]