Giải đáp: Trẻ nuốt phải kem đánh răng có sao không?
Banner giảm béo

Trẻ nuốt phải kem đánh răng có sao không? Phụ huynh cần xử lý như thế nào?

Cập nhật ngày: 06/02/2020

Từ 2 – 3 tuổi, trẻ đã tiếp xúc nhiều hơn với các loại thực phẩm và việc dùng kem đánh răng hàng ngày là hết sức cần thiết để bảo vệ toàn bộ khoang miệng. Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng có thể thực hiện thành thạo các bước đánh răng và việc nuốt phải kem đánh răng là điều khó có thể tránh khỏi. Vậy trẻ nuốt phải kem đánh răng có sao không, xử lý ra sao và phụ huynh cần làm gì để chấm dứt tình trạng này?

nuốt phải kem đánh răng có sao không

Trẻ nuốt phải kem đánh răng có sao không?

TRẺ NUỐT PHẢI KEM ĐÁNH RĂNG CÓ SAO KHÔNG?

Trẻ nuốt phải kem đánh răng có sao không là thắc mắc của hầu hết phụ huynh vì con họ đều có ít nhất 1 lần nuốt kem đánh răng vào bụng. Để biết cụ thể, trước hết bạn cần tìm hiểu chi tiết về kem đánh răng và các thành phần trong nó.

    • Kem đánh răng có độc không?

Kem đánh răng là một dạng gel nhão dùng để làm sạch răng miệng và là một sản phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình. Mỗi loại kem, mỗi nhà sản xuất kem đánh răng khác nhau lại quy định thành phần khác nhau trong mỗi tuyp kem, tuy nhiên về cơ bản chúng vẫn chứa công thức chung bao gồm chất mài mòn, Florua và chất hoạt động bề mặt.

nuốt phải kem đánh răng có sao không

Hàm lượng Florua quyết định đến sự an toàn trong mỗi tuýp kem đánh răng

Để đánh giá kem đánh răng có độc hay không còn phụ thuộc vào liều lượng cụ thể của nó. Đặc biệt là Florua – chúng là một trong những chất độc thần kinh và gây ung thư và nếu liều lượng không được đảm bảo thì ngay chúng có thể gây hại cả đến sức khỏe của người lớn chứ không riêng gì trẻ em.

Đây chính là lý do bạn cần lựa chọn loại kem đánh răng có chứa lượng Florua phù hợp. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, hàm lượng fluor dao động từ 0,5 – 1mg/l là an toàn, nếu vượt quá ngưỡng này men răng của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

  • Những tác hại khi nuốt kem đánh răng nhiều lần

Trẻ nuốt phải kem đánh răng sẽ đều gây ra những ảnh hưởng nhất định, nếu việc này lặp lại quá nhiều lần có thể gây ra những biến chứng sau:

+ Răng bị nhiễm fluor

Đây là tình trạng răng có những vết rằn, ngả màu vàng ố hoặc đen nhưng không đều nhau. Tình trạng này kéo dài, ảnh hưởng đến cả hàm răng vĩnh viễn sau khi thay của trẻ và khó có thể tẩy trắng răng lại bằng cách thông thường.

nuốt phải kem đánh răng có sao không

Răng bị nhiễm Florua rất khó tẩy trắng lại được bằng các phương pháp thông thường

+ Ảnh hưởng khung xương

Không có quá nhiều trường hợp xảy ra tình trạng này nhưng việc cho trẻ nuốt kem đánh răng thường xuyên sẽ khiến cho hệ xương của trẻ bị ảnh hưởng. Xương không còn chắc khỏe, dễ vỡ và khiến cho trẻ chậm phát triển. Đây cũng có thể là một lý do khiến con bạn thấp bé hơn những đứa trẻ khác cùng trang lứa.

+ Sức khỏe bị ảnh hưởng

Trong kem đánh răng, ngoài fluor hay chất bào mòn còn có chất tạo bọt cùng những hương liệu và phẩm màu hóa học, nếu để trẻ nuốt những chất này vào bụng thì cũng sẽ gây ảnh hưởng đến súc khỏe của chúng về lâu dài, thậm chí còn làm tăng khả năng ung thư khi trưởng thành.

CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ NUỐT KEM ĐÁNH RĂNG TẠI NHÀ

Khi đã hiểu về việc trẻ nuốt phải kem đánh răng có sao không, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể xử lý đúng cách, bảo vệ tốt nhất cho bé yêu trong những năm tháng đầu đời.

nuốt phải kem đánh răng có sao không

Trẻ nuốt phải kem đánh răng cần xử lý như thế nào?

Những tác hại khi nuốt kem đánh răng chỉ xảy ra khi trẻ nuốt quá nhiều lần mà phụ huynh không có biện pháp khắc phục. Chính vì thế khi bé tập đánh răng lần đầu và vô ý nuốt phải thì bạn cũng không nên quá lo lắng, 1 – 2 lần nuốt kem đánh răng không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu cẩn thận bạn vẫn nên cho bé uống nhiều nước hơn một chút để tăng quá trình bài tiết, hòa tan lượng kem đánh răng đã nuốt và nhanh chúng “tống khứ” chúng ra ngoài.

Sau đó, hãy dừng việc sử dụng kem đánh răng một thời gian và quay trở lại việc chải răng bằng nước lọc thông thường cho bé để gióc bé tập lại các thao tác đánh răng. Lúc này, bạn cần làm gương cho bé để bé biết lúc nào cần nhổ nước ra ngoài khi đánh răng. Sau khi bé thật nhuẫn nhuyễn với việc này, hãy thử lại bằng kem đánh răng một lần nữa.

LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ VỀ VIỆC VỆ SINH RĂNG MIỆNG CHO TRẺ

Để không phải lo lắng với việc trẻ nuốt phải kem đánh răng có sao không, ngay từ khi bé chưa học đánh răng, ba mẹ hãy chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Tập cho bé thao tác súc – nhổ với nước trắng thông thường

nuốt phải kem đánh răng có sao không

Hãy tập cho bé thao tác nuốt – nhổ nước trong miệng 

Như đã nói bên trên, thao tác này đặc biệt quan trọng và là mấu chốt để giúp bé không nuốt kem đánh răng vào bụng. Nếu bạn dự định cho bé dùng kem đánh răng vào khoảng năm 2 tuổi thì khi bé được 1 tuổi rưỡi, hãy chuẩn bị 1 chiếc bàn chải chuyên dụng và dậy bé cách súc miệng – chải răng và nhổ nước mỗi ngày. Đây là một quá trình dài nên cần sự kiên trì của cả bố và mẹ.

nevada Xem thêm: DẠY BÉ ĐÁNH RĂNG ĐÚNG CÁCHnevada
  • Giám sát quá trình chải răng của bé

Đừng rời mắt khỏi con mình khi chúng đang thực hiện chải răng, sự chú ý của bố mẹ sẽ là động lực tốt nhất giúp bé làm tốt nhiệm vụ của mình. Trẻ cần những lời khen và sự động viên nên nếu bé có làm không tốt như bạn kỳ vọng cũng đừng gây áp lực cho bé, hãy cổ vũ bé trong những lần tiếp theo.

Nếu có thể, bạn hãy đánh răng cùng bé! Việc cả nhà cùng nhau đánh răng không chỉ giúp bé học đánh răng nhanh hơn mà còn làm tăng mối liên kết giữa bé với bố mẹ và tạo ra một “đứa trẻ hạnh phúc” ở mọi thời điểm trong tương lai.

nuốt phải kem đánh răng có sao không

Cả nhà cùng nhau chải răng sẽ là cách giúp bé học hỏi nhanh nhất

  • Lựa chọn các loại kem đánh răng nuốt được

Kem đánh răng của người lớn không chỉ quá cay mà còn có hàm lượng fluor không hợp với bé, chính vì thế hãy chọn cho bé những loại kem đánh răng hợp với lứa tuổi. Hiện nay, có những dòng kem đánh răng nổi tiếng cho trẻ em như Lion, Pegion, Tom’s of Maine, Jack n’Jill, Babyganics… Tuy được quảng cáo là kem đánh răng nuốt được nhưng bạn hãy cứ tập cho bé nhổ kem đánh răng ra cho quen dần với việc đánh răng đúng cách nhé!

  • Cho bé làm quen với việc khám răng định kỳ

Đây là việc đặc biệt quan trọng để giúp bé có một hàm răng khỏe mạnh. Hãy đưa bé đến nha khoa khám răng định kỳ ngay cả khi khoang miệng bé không có dấu hiệu gì bất thường. Việc khám răng khi còn bé giúp bé làm quen với các bác sĩ nha khoa và không còn áp lực khi đến nha khoa khi cần thiết.

nuốt phải kem đánh răng có sao không

Cho bé làm quen với việc thăm khám nha khoa định kỳ

Hãy chọn một nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ tận tình và môi trường nha khoa hiện đại để bé không cảm thấy sợ hãi. Ngoài ra, bạn cũng nên cho bé làm quen với nha khoa bằng các món đồ chơi nhỏ, điều này giúp trẻ nhận biết được tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng rất hiệu quả.

Những thông tin liên quan đến việc trẻ nuốt phải kem đánh răng có sao không cũng như cách xử lý và một vài lời khuyên nhỏ hi vọng sẽ giúp ích được các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé yêu nhà mình. Để đặt lịch khám nha khoa đình kỳ cho bé hoặc nghe tư vấn về những vấn đề nha khoa liên quan, bạn vui lòng liên hệ đến hotline 1800.2045 hoặc để lại thông tin theo form ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được giải đáp cụ thể!



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trẻ nuốt phải kem đánh răng có sao không? Phụ huynh cần xử lý như thế nào?
Từ 2 - 3 tuổi, trẻ đã tiếp xúc nhiều hơn với các loại thực ...
Hướng dẫn cách chọn kem đánh răng phù hợp cho cả gia đình
Cách chọn kem đánh răng phù hợp [1] như thế nào tốt nhất cho răng ...
Đi tìm dấu hiệu bị dị ứng kem đánh răng – Những sự thật ngỡ ngàng được tiết lộ
Có thể bạn phải ngỡ ngàng với những dấu hiệu bị dị ứng kem đánh ...
Kem đánh răng Optifresh có tốt không và mua ở đâu chính hãng?
Kem đánh răng Optifresh là sản phẩm chăm sóc răng miệng thuộc dòng kem đánh ...
Sự thật về kem đánh trắng răng Amway có tốt không? Giá bao nhiêu
Kem đánh răng Amway là dòng kem đánh trắng răng được nhiểu người ưa thích. ...
Kem đánh răng nào tốt cho người niềng răng giúp răng chắc khỏe, trắng sáng?
Bật mí top kem đánh răng nào tốt cho người niềng răng [1] không thể ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia