Răng lung lay có hàn được không? Răng lung lay thế nào thì hàn được?
Banner giảm béo

Răng lung lay có hàn được không? Khắc phục răng lung lay như thế nào tốt nhất?

Cập nhật ngày: 04/05/2022

Nếu bạn đang lo lắng răng lung lay có hàn được không, khi nào nên hàn răng lung lay thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.

Răng lung lay là hiện tượng không hiếm gặp cảnh báo tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Có nhiều cách khắc phục răng lung lay như bọc sứ, dùng chỉ thép cố định, tình trạng nặng hơn có thể cấy ghép răng implant,… Trong đó nhiều người quan tâm rằng răng lung lay có hàn được không bởi đây là cách đơn giản và nhanh nhất để khôi phục lại răng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này cũng như lời khuyên về cách khắc phục răng bị lung lay hiệu quả nhất.

Giải đáp thắc mắc răng lung lay có hàn được không?

Răng lung lay có hàn được không?

Hàn răng là một thủ thuật trong nha khoa được thực hiện tương đối đơn giản để chỉnh thể lại răng và xử lý các vấn đề về bệnh lý như sâu răng, răng không còn chắc chắn nhẹ. Răng lung lay có hàn được không là vấn đề được không ít người quan tâm. Ngay dưới đây sẽ là lời giải đáp dành cho bạn.

Có nên hàn răng lung lay không?

Răng lung lay có trám được không thì câu trả lời là CÓ. Nếu như răng của bạn bị lung lay không đáng kể thì nha sĩ hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này bằng vật liệu trám răng chuyên dụng. Tuy nhiên, hàn răng sẽ không xử lý được toàn bộ vấn đề mà chỉ mang tính chất tạm thời thôi nhé. Khoảng 1 – 2 năm trong quá trình ăn uống thì lớp răng trám bị lung lay sẽ mất đi thì có thể tình trạng sẽ trở lại và nặng hơn trước.

Những trường hợp có thể và không thể hàn răng lung lay

Như đã nói, hàn răng là một thủ thuật đơn giản và chỉ mang tính chất tạm thời. Dưới đây là những trường hợp bạn có thể thực hiện hàn răng lung lay và những trường hợp không thể thực hiện hàn răng để khắc phục tình trạng.

Khi nào răng lung lay có thể hàn được?

– Răng lung lay nhẹ và không đau nhức: Trường hợp này răng còn khỏe mạnh nên bạn hoàn toàn có thể thực hiện hàn răng để khắc phục tình trạng răng lung lay.

– Răng bị ê buốt lung lay: Đây là biểu hiện răng đang gặp phải vấn đề bệnh lý, tuy nhiên có thể xử lý hàn hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân thực tế. Thông thường với trường hợp này bạn vẫn có khả năng thực hiện trám răng được.

– Răng sâu bị lung lay: Trong trường hợp răng sâu nhẹ thì vẫn có thể hàn răng được, tuy nhiên nếu vết sâu nặng thì không nên hàn răng mà có thể bọc răng sứ hoặc thay răng mới.

– Răng lung lay do mọc răng khôn: Đơn giản thôi, hãy nhanh chóng nhổ bỏ chiếc răng khôn để tránh gây ảnh hưởng đến những chiếc răng lân cận. Bạn thậm chí còn không cần hàn răng mà chúng sẽ tự hồi phục.

– Răng lung lay do niềng răng hoặc bọc răng sứ: Tiến hành điều trị bệnh lý răng nếu nguyên nhân do các vấn đề này gây ra. Nếu không sẽ cần phải nhổ bỏ răng hoặc thay đổi phương pháp nếu là răng niềng hoặc thay răng mới nếu là răng sứ.

Có một số trường hợp răng lung lay không thể hàn

Giải đáp những thông tin thú vị về răng lung lay được nhiều người thắc mắc

Dưới đây là một số câu hỏi thú vị về răng lung lay được nhiều người quan tâm.

  • Răng lung lay có giữ được không?

Răng lung lay vẫn có thể giữ được trong trường hợp tình trạng lung lay không đáng kể xuất phát từ quá trình ăn uống, sinh hoạt. Lúc này, bạn có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho răng như sữa, rau xanh, hải sản, thịt,… tuy nhiên hãy chế biến nhỏ. Nếu tình trạng không cải thiện, bạn có thể thực hiện hàn răng lung lay, trám răng hoặc dùng chỉ thép cố định mà không cần phải nhổ bỏ chiếc răng của mình.

Không nhất thiết phải nhổ bỏ răng lung lay

  • Răng sâu bị lung lay có nên nhổ không?

Nếu tình trạng sâu và lung lay nhẹ thì cũng không cần thiết phải nhổ bỏ toàn bộ răng. Nếu chân răng vẫn còn chắc, bạn có thể thực hiện trám răng hoặc bọc răng sứ. Tuy nhiên, nếu tình trạng răng sâu nặng, gây nên tình trạng viêm tủy răng, viêm nướu răng, hoặc chân răng đã rất yếu thì nên nhổ bỏ và trồng răng giả.

  • Răng cửa lung lay có nên nhổ không?

Răng cửa lung lay có nên nhổ không chắc hẳn là điều khó nghĩ nhất bởi đây là chiếc răng quyết định đến yếu tố thẩm mỹ. Tuy nhiên ,chiếc răng này lại ít khi gặp phải vấn đề bệnh lý nguy hiểm như với răng hàm, cũng không giữ vai trò ăn nhai chính. Nếu trường hợp răng lung lay quá nặng thì mới được chỉ định nhổ bỏ.

Tùy tình trạng lung lay răng cửa mới phải nhổ

  • Bài thuốc dân gian chữa răng lung lay

Có khá nhiều bài thuốc dân gian chữa răng lung lay hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về mẹo dân gian này với các nguyên liệu như tỏi, muối tinh, vỏ xoài, quả bầu,… Tuy nhiên, đây không phải là một giải pháp tốt dành cho chiếc răng lung lay của bạn.

  • Cách làm răng lung lay

Cách làm răng lung lay sớm cho trẻ đó là dùng tay thường xuyên tác động vào chiếc răng, đồng thời cho con ăn nhiều thực phẩm cứng, giòn,…

Để răng trẻ nhanh lung lay, hãy cho bé ăn thực phẩm giòn và thường xuyên dùng tay để đẩy

Như vậy, răng lung lay có hàn được không đã được Nha khoa Quốc tế Nevada giải đáp trong bài viết trên đây hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cách tốt nhất khi phát hiện răng lung lay đó là hãy lựa chọn một phòng khám nha khoa uy tín để kiểm tra và được xử lý kịp thời nhất.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Rối loạn thái dương hàm có nguy hiểm không? Hiểu để chữa triệt để
Rối loạn khớp thái dương hàm (hay còn gọi là viêm khớp thái dương hàm) ...
Răng bị bể lớn có bọc sứ được không? Chi phí bọc răng bị vỡ bao nhiêu tiền?
Bọc răng sứ cần bảo tồn 1 phần răng gốc để làm trụ và bạn ...
Hướng dẫn chữa nhiệt miệng bằng nước muối đơn giản, đúng cách
Nếu bạn đang bị nhiệt miệng, đừng bỏ qua cách chữa nhiệt miệng bằng nước ...
Răng ngắn phải làm sao? Hóa giải về hàm răng ngắn và tìm giải pháp khắc phục
Những người sở hữu hàm răng ngắn thường có miệng cười không đẹp, vậy răng ...
Răng lung lay có mấy độ? Cách xử lý từng cấp độ lung lay của răng
Nếu như chiếc răng của bạn đang có dấu hiệu bị lung lay và bạn ...
U men răng | Chứng bệnh nguy hiểm xin ĐỪNG bỏ qua!
U men răng là một khối u lớn, thường xuất hiện ở phần mô nướu ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia